Cân bằng PTHH: CO2 ra CO?

Cân bằng PTHH: CO2 ra CO? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Cân bằng PTHH sau: CO2 ra CO?

Trả lời:

ôn tập hóa học 9

Điều kiện: Nhiệt độ: nhiệt độ

Cách thực hiện: cho cacbon tác dụng với CO2

Bạn có biết: Ở nhiệt độ cao, cacbon khử được CO2 sinh ra khí CO. Do đó, sản phẩm khi đốt cacbon trong không khí, ngoài khí CO2 còn có một ít khí CO. CO là khí rất độc.

1. CO trong hóa học là gì?

Co trong hóa học thực chất là Carbon monoxide, công thức hóa học là CO, là một chất khí không màu, không mùi, bắt cháy và có độc tính cao – Mọi người vẫn thường gọi khí than là khí ôxit Carbon. Nó là sản phẩm chính trong sự cháy không hoàn toàn của carbon và các hợp chất chứa carbon.

*Nguồn gốc phát hiện khí Cacbon Monoxit CO:

+ Cacbon Monoxit được điều chế lần đầu tiên vào năm 1776 bới nhà hóa học người Pháp – de Lassone bằng cách đốt nóng oxit kẽm cùng than cốc. Tuy nhiên, ông đã sai lầm khi cho rằng khí thu được là hydro do nó cũng cháy cho ngọn lửa màu xanh lam.

+ Năm 1800, chất khí này được William Cruikshank – nhà hóa học người Anh xác định là một hợp chất có chứa cacbon và oxy.

+ Vào khoảng năm 1846, lần đầu tiên các thuộc tính độc hại của chất khí này được nhà sinh lý học người Pháp – Claude bernard nghiên cứu kỹ lưỡng hơn

2. Tính chất vật lý, hóa học của CO

Tính chất vật lý

- CO là chất khí, không màu, không mùi, không vị, tan rất ít trong nước và rất bền với nhiệt.

- CO là khí độc vì nó kết hợp với hemoglobin ở trong máu tạo thành hợp chất bền làm cho hemoglobin mất tác dụng vận chuyển khí O2.

Tính chất hóa học

* Nhận xét:

- Phân tử CO có liên kết ba bền vững nên ở nhiệt độ thường C rất trơ, chỉ hoạt động trong điều kiện nhiệt độ cao.

- CO là oxit trung tính không có khả năng tạo muối → không tác dụng với dung dịch bazơ và dung dịch axit ở nhiệt độ thường.

- CO là chất khử mạnh.

+ Tác dụng với các phi kim:

2CO + O2 → 2CO2 (700oC)

CO + Cl2 → COCl2 (photgen)

+ CO khử oxit của các kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học của kim loại (phản ứng xảy ra ở nhiệt độ cao).

3CO + Fe2O3 → 3CO2 + 2Fe

CO + CuO → CO2 + Cu

3. Ứng dụng của CO

Khí cacbon oxit có nhiều ứng dụng trong công nghiệp như dùng làm nhiên liệu, chất khử oxit kim loại trong lò cao… Bên cạnh đó, CO còn được dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp và nhiều ứng dụng quan trọng khác.

4. Nguồn phát sinh khí CO

Có rất nhiều nguồn gốc sinh ra khí Carbon monoxit. Nó được sinh ra khi đốt cháy không hoàn toàn các loại nhiên liệu như: gas, than, củi, xăng, dầu… nhất là khi nhiên liệu được đốt trong điều kiện thiếu không khí, thiếu ôxy.

Carbon monoxit cũng tồn tại với một lượng đáng kể trong khói thuốc lá. Trong gia đình, khí CO có thể được sinh ra từ các nguồn nguyên nhiên liệu như xăng, dầu, hơi đốt hay gỗ không cháy hết,… Trong các thiết bị dùng chúng làm nhiên liệu như xe máy, ô tô, lò sưởi, bếp lò,…

Trên thế giới mỗi năm có hàng ngàn người bị chết ngạt do hít phải CO. Trong đó chủ yếu là những công nhân làm việc trong các điều kiện khắc nghiệt. Như những môi trường thiếu không khí sạch và những môi trường có nguy cơ cháy nổ cao,… Như công nhân hầm mỏ, nhân viên cứu hoả, thậm chí là các nhà du hành vũ trụ, thợ lặn,…

5. Ngộ độc khí CO

*Biểu hiện chính khi ngộ độc khí CO

Khởi đầu chỉ là các triệu chứng tản mạn và không đặc hiệu. Nếu ngộ độc nhẹ thường chỉ thấy đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, nôn, mệt mỏi.. làm người bệnh dễ nhầm với nhiều bệnh khác.

Ngộ độc vừa: Nạn nhân thấy đau ngực, khó tập trung, nhìn mờ, khó thở khi gắng sức nhẹ, mạch nhanh, thở nhanh, hoại tử cơ, thất điều.

Ngộ độc nặng: Thấy đau ngực, hồi hộp, mất định hướng, co giật, hôn mê, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, thiếu máu cơ tim, bỏng da, tiểu tiện, đại tiện không tự chủ. Có thể bị ngất, tím ở môi và các đầu ngón tay, ngón chân, khó thở, thở trào bọt hồng. Tay chân sưng đau, nước tiểu sẫm màu, đỏ và ít dần.

Di chứng thần kinh, tâm thần gặp ở nhiều trường hợp ngộ độc CO, sau khi hồi phục người bệnh thay đổi tính cách, giảm trí nhớ, giảm tập trung, liệt nửa người, vận động bất thường, đi đứng khó khăn, cử động chậm, tay chân cứng và run, cơ mặt bị liệt. Những biểu hiện này được gọi là hội chứng thần kinh - tâm thần muộn, chiếm tới 40% trường hợp nạn nhân bị ngộ độc khí CO.

*Các giai đoạn khi ngộ độc khí CO

+ Giai đoạn nhẹ

Theo các chuyên gia sức khỏe, ngộ độc khí CO có dấu hiệu ban đầu tương tự tình trạng bị cảm cúm nhưng không bao gồm hiện tượng sốt. Một số triệu chứng cụ thể gồm nhức đầu, chóng mặt, cử động chậm chạp, suy nhược và buồn nôn.

+ Nhiễm độc mức trung bình

Nhiễm độc khí CO mức độ trung bình, nạn nhân thấy: đau đầu dữ dội, chóng mặt, buồn nôn, đau quặn bụng, tiêu chảy, bị tê nhiều nơi trên cơ thể, ngất,… Thậm chí có thể tử vong nếu mức độ ngộ độc này kéo dài.

Trường hợp nạn nhân bị nhiễm độc nồng độ CO tăng dần thì biểu hiện cũng trầm trọng tăng lên:

+ Nếu lượng HbCO tăng cao từ 10-20% sẽ gây nhức đầu, ói mửa và khó thở

+ Nồng độ HbCO lên cao 30-40% thì nhức đầu dữ dội, nhịp tim nhanh, có thể bất tỉnh. Lúc lượng CO trên 40% thì hơi thở sẽ dồn dập, nghẹt cứng, hoặc ngưng thở, khi đó nạn nhân sẽ co giật, bất tỉnh, tổn thương não vĩnh viễn, tim ngưng đập và tử vong.

+ Đặc biệt cần nhớ rằng: dù lượng HbCO thấp khoảng 0,05% trong máu nhưng nếu hít phải khí CO kéo dài trên 30 phút cũng có thể gây tử vong.

+ Ngộ độc khí CO mức nặng

Tình huống ngộ độc cấp có thể khiến người bệnh ói mửa, thở dốc, thần trí mơ hồ, mắt mờ và mất ý thức. Trường hợp nguy kịch nạn nhân có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Nếu nhận thấy các triệu chứng trên, việc cần làm là lập tức đưa nạn nhân ra ngoài hít thở không khí trong lành, sau đó đưa đến cơ sở y tế chữa trị.

*Phòng tránh ngộ độc

Để phòng tránh ngộ độc, phải dùng than đúng cách. Không đốt than, củi trong nhà, phòng kín, trong lều, không cho động cơ xe máy, ôtô... nổ máy trong phòng kể cả khi mở cửa ...

-------------------------------

Ngoài Cân bằng PTHH: CO2 ra CO? đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Chuyên đề Hóa học lớp 9, Trắc nghiệm Hóa học 9, Lý thuyết môn Hóa học lớp 9 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
1 64
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Minh Thong Nguyen ...
    Minh Thong Nguyen ...

    🥰🥰🥰🥰🥰

    Thích Phản hồi 06/09/22
    • Người Dơi
      Người Dơi

      🤟🤟🤟🤟🤟🤟

      Thích Phản hồi 06/09/22
      • Phước Thịnh
        Phước Thịnh

        😇😇😇😇😇😇

        Thích Phản hồi 06/09/22

        Ôn tập Hóa 9

        Xem thêm