Các tính chất hóa học của Protein

Các tính chất hóa học của Protein được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Nêu các tính chất hóa học của Protein?

Trả lời:

Phản ứng thủy phân

- Khi đun nóng protein với dung dịch axit, dung dịch bazơ hay nhờ xúc tác của enzim, các liên kết peptit trong phân tử protein bị phân cắt dần, tạo thành các chuỗi polipeptit và cuối cùng thành hỗn hợp các α – amino axit.

ôn tập hóa học 9

Phản ứng màu

Phản ứng với HNO 3 đặc

- Thí nghiệm 1: Nhỏ vài giọt axit nitric đặc vào ống nghiệm đựng dung dịch lòng trắng trứng (anbumin)

- Hiện tượng: Có kết tủa màu vàng.

- Giải thích: Nhóm

ôn tập hóa học 9

của một số gốc amino axit trong protein đã phản ứng với HNO3 cho hợp chất mang nhóm NO2 có màu vàng, đồng thời protein bị đông tụ bởi HNO3 thành kết tủa.

Phản ứng với Cu(OH) 2 (phản ứng biure)

- Thí nghiệm 2: Cho vào ống nghiệm 4ml dung dịch lòng trắng trứng, 1ml dung dịch NaOH 30% và một giọt dung dịch CuSO4 2% sau đó lắc nhẹ.

- Hiện tượng: Xuất hiện màu tím đặc trưng.

- Giải thích: Cu(OH)2 (tạo ra từ phản ứng CuSO4 + NaOH) đã phản ứng với hai nhóm peptit (CO – NH) cho sản phẩm có màu tím.

ôn tập hóa học 9

1. Protein là gì?

Protein (phát âm tiếng Anh: /ˈproʊˌtiːn/, phát âm tiếng Việt: prô-tê-in, còn gọi là chất đạm) là phân tử sinh học, hay đại phân tử, gồm nhiều amino acid liên kết lại với nhau. Protein thực hiện rất nhiều chức năng bên trong tế bào, bao gồm các phản ứng trao đổi chất có xúc tác, sao chép DNA, đáp ứng lại kích thích, và vận chuyển phân tử từ một vị trí đến vị trí khác. Các protein khác nhau chủ yếu ở trình tự của các amino acid cấu thành (trình tự này lại được quy định bởi trình tự nucleotide của các gen quy định tương ứng) và ở kết quả của giai đoạn cuộn gấp protein (protein folding) thành những cấu trúc 3 chiều xác định lên chức năng của nó.

2. Trạng thái tự nhiên và thành phần cấu tạo

– Protein có trong cơ thể người, động vật và thực vật như lòng trắng trứng, sữa, hạt, tóc, sừng…

– Thành phần nguyên tố chủ yếu của protein là C, H, O, N và một lượng nhỏ S, P, kim loại. Khi thủy phân protein thu được hỗn hợp các amino axit H2N – R – COOH

3. Tính chất vật lý của Protein

- Dạng tồn tại: Protein tồn tại ở hai dạng chính: dạng hình sợi và dạng hình cầu. Dạng protein hình sợi như keratin của tóc, móng, sừng; miozin của cơ bắp, fibroin của tơ tằm, mạng nhện. Dạng protein hình cầu như anbumin của lòng trắng trứng, hemoglobin của máu.

- Tính tan: Tính tan của các loại protein rất khác nhau. Protein hình sợi hoàn toàn không tan trong nước trong khi protein hình cầu tan trong nước tạo thành các dung dịch keo như anbumin (lòng trắng trứng), hemoglobin (máu).

- Sự động tụ: Khi đun nóng hoặc cho axit, bazơ hay một số muối vào dung dịch protein, protein sẽ đông tụ lại, tách ra khỏi dung dịch. Ta gọi đó là sự đông tụ của protein.

4. Vai trò của Protein

Khi tuổi càng nhiều hơn, năng lượng tiêu thụ (calo) là một vấn đề đáng được lưu tâm. Protein có vai trò quan trọng vì nó giúp cơ bắp chắc khỏe hơn. Cung cấp protein từ nguồn thực phẩm đa dạng nhằm giúp duy trì cơ bắp khỏe mạnh và cân bằng với các thành phần dinh dưỡng khác.

5. Hàm lượng Protein cần thiết cho cơ thể

Cơ thể người phụ nữ cần 46 gram protein mỗi ngày, phụ thuộc và tuổi tác và mức độ hoạt động thể chất hàng ngày. Nam giới cần nhiều hơn, vào khoảng 56 gram protein mỗi ngày. Khi con người càng già đi, cơ thể cần nhiều protein hơn nhằm duy trì cơ thể khỏe mạnh. Trong một vài trường hợp đặc biệt như mắc bệnh lý về thận, cơ thể cần ít protein hơn. Ăn các thực phẩm giàu protein giúp bạn no lâu hơn, do đó có thể giúp hạn chế sử dụng các thực phẩm giàu calo.

6. Protein có tác dụng gì đối với cơ thể?

Kiểm soát cân nặng: Ăn thực phẩm giàu protein đã được chứng minh là làm tăng cảm giác no của chúng ta hơn so với thực phẩm giàu chất béo hoặc carbohydrate. Có bằng chứng tốt từ các nghiên cứu ngắn hạn cho thấy: chế độ ăn giàu protein (tức là 1,2 – 1,6 g/ kg mỗi ngày; 84 – 112 gram mỗi ngày cho người lớn 70 kg) có thể giúp giảm lượng calo tổng thể và giảm cân nhanh chóng. Tuy nhiên, bằng chứng về việc duy trì cân nặng trong thời gian dài chưa rõ ràng.

Giảm chất béo: Sarcopenia là một rối loạn đặc trưng bởi sự mất dần khối lượng cơ và chức năng thể chất, thường liên quan đến người lớn tuổi. Sarcopenia có liên quan đến : tăng sự yếu, nguy cơ té ngã, suy giảm chức năng và thậm chí tử vong sớm. Vì protein cần thiết cho việc sửa chữa và duy trì khối lượng cơ. Do đó khi ăn ít protein làm tăng nguy cơ phát triển bệnh này. tăng lượng protein cũng như tăng cường hoạt động thể chất. Nó có thể giúp duy trì khối lượng và sức mạnh cơ bắp khi chúng ta già đi, giảm nguy cơ mắc chứng suy nhược cơ và rối loạn xương.

Tăng hiệu suất thể thao: Protein từ lâu đã được cho là liên quan với hiệu suất thể thao. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp phục hồi và tăng cường các mô cơ sau khi tập luyện. Mặc dù protein rất quan trọng để xây dựng cơ bắp, nhưng để tối đa hóa lợi ích, nó nên được cân bằng trong chế độ ăn với carbohydrate, chất béo, vitamin và khoáng chất phù hợp. Lượng tối ưu sẽ phụ thuộc vào loại, thời gian và cường độ tập thể dục.

-------------------------------

Ngoài Các tính chất hóa học của Protein đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Chuyên đề Hóa học lớp 9, Trắc nghiệm Hóa học 9, Lý thuyết môn Hóa học lớp 9 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
1 30
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bắp
    Bắp

    😝😝😝😝😝

    Thích Phản hồi 05/09/22
    • Phước Thịnh
      Phước Thịnh

      💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 05/09/22
      • Bé Heo
        Bé Heo

        🤩🤩🤩🤩🤩🤩

        Thích Phản hồi 05/09/22

        Ôn tập Hóa 9

        Xem thêm