Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Rượu 20 độ nghĩa là gì?

VnDoc xin giới thiệu bài Rượu 20 độ nghĩa là gì? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Rượu 20 độ nghĩa là gì?

- Rượu 20 độ nghĩa là trong 100ml rượu có 20 ml rượu và 80 ml nước

- Độ rượu có thể hiểu một cách đơn giản là đơn vị để đo nồng độ của rượu, tính bằng số ml rượu có trong 100 ml dung dịch. Độ rượu càng cao, tức là trong dung dịch rượu có chứa nhiều chất cồn.

I. Độ rượu là gì?

- Có nhiều định nghĩa về độ rượu:

+ Độ rượu hay độ cồn là hàm lượng etanol nguyên chất có trong 100 ml dung dịch rượu ở nhiệt độ tiêu chuẩn (20oC) và được tính bằng (%) thể tích. Độ cồn thường có trong bia, rượu, hay nhiều loại nước trái cây khác.

+ Độ rượu là số ml rượu nguyên chất trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước hay nó chính là nồng độ tương đối của cồn trong dung dịch. Ngoài ra, còn có một khái niệm khác cho độ rượu. Đó chính là tỷ lệ phần trăm của cồn so với dung môi, tính cho lít – thể tích chứ không phải khối lượng.

- Trong sản xuất rượu, ý nghĩa của độ rượu quyết định đến độ an toàn của sản phẩm, người ta yêu cầu về độ rượu như sau:

+ Rượu an toàn được phép cung cấp ra thị trường với 1 lít rượu gạo 40 độ nhà sản xuất sẽ pha thêm 50 - 400 ml để có thể thu được độ cồn từ 28 - 40 độ.

+ Với những loại rượu có tỷ lệ ABV > 50 độ, thường người ta sẽ chôn rượu dưới đất ít nhất 1 năm để rượu bớt nồng và mùi vị ngon và mát hơn.

2. Công thức tính độ rượu chuẩn nhất

- Công thức độ rượu được tính như sau:

ôn tập hóa học 9

Trong đó:

- V(ruou) là thể tích rượu nguyên chất

- V(ruou+nuoc) là thể tích dung dịch rượu

+ Ví dụ 1: Trong 100 ml rượu 40 độ cồn thì sẽ chứa 40ml rượu nguyên chất và 60ml nước.

+ Ví dụ 2: Trong 100 ml rượu 45 độ thì chứa 45 ml rượu nguyên chất còn lại là 55 ml nước.

- Những nhân viên pha chế cần nắm rõ công thức tính nồng độ rượu là bao nhiêu để từ đó chọn loại rượu phù hợp pha chế ra các loại nước uống an toàn với sức khỏe của con người.

3. Cách pha loãng rượu

- Theo công thức tính độ rượu, chúng được tính bằng 100% khối lượng nguyên chất trên tổng khối lượng rượu đem pha và khối lượng nước thêm vào. Theo đó, nếu bạn muối giảm độ rượu của 16 lít rượu ở 40 độ để tạo thành rượu có nồng độ 32 thì cần áp dụng cách pha loãng rượu dưới đây.

+ Trước hết, áp dụng công thức tính độ cồn để tính thể tích rượu nguyên chất:

Vruou= Độ rượu.Vdd = (16 x 40)/ 100 = 6,4 lít.

+ Ứng dụng công thức tính nồng độ phần trăm:

C% = (Vct/ Vdd) x 100 => 32 = (100 x6,4) / (16 + lượng nước thêm vào)

=> Lượng nước cần pha thêm vào = (100 x 6,4)/ 32 - 16 = 4 lít.

4. Một số dụng cụ đo độ rượu chính xác và phổ biến hiện nay

Để đo được độ rượu một cách chính xác và nhanh chóng, người ta sẽ sử dụng một số các dụng cụ đo lường như sau:

4.1 Cồn kế dùng để đo độ rượu

- Cồn kế còn được gọi là rượu kế, tửu kế. Đây là dụng cụ đo độ rượu được sử dụng từ rất lâu đời.

- Nguyên lý hoạt động: Tỷ trọng của nước càng cao thì độ cồn trong dung dịch càng thấp. Độ chìm của cồn kế ở trong dung dịch sẽ cho người sử dụng biết được nồng độ cồn của dung dịch đó là bao nhiêu.

- Cấu tạo của cồn kế:

+ Phần bầu chân không: Giữ cho cồn kế nổi trong nước.

+ Vạch chia độ: Để xác định một cách chính xác độ rượu của dung dịch.

+ Các hạt chì (Phía dưới đáy của bầu): Giữ cho bầu có độ chìm trong dung dịch.

- Hiện nay, một số loại cồn kế được sử dụng phổ biến có vạch chia độ từ 0 - 100 độ (cồn kế bách phân), vạch chia độ 0 - 50, 50 - 100, 0 - 60, 50 - 100, 70 - 100...

- Cách dùng cồn kế để đo độ rượu:

+ Cho cồn kế vào trong rượu và căn cứ vào độ chìm của cồn kế trong dung dịch để đọc chỉ số trên vạch chia.

+ Khi ở nhiệt độ 18 - 20 độ C sẽ cho ra chỉ số độ rượu đạt kết quả chính xác nhất. Khi ở ngoài khoảng đó, độ rượu không đảm bảo sự chính xác tuyệt đối.

4.2. Sử dụng máy đo độ rượu

- Máy đo độ rượu hay còn được gọi là khúc xạ kế. Đây là một thiết bị điện tử cầm tay, thiết kế nhỏ gọn và được dùng để đo chính xác tuyệt đối độ rượu ở trong dung dịch.

- Chúng được tích hợp tính năng điều chỉnh nhiệt độ do ảnh hưởng của môi trường nên kết quả đưa ra luôn đảm bảo độ chính xác, tin cậy.

- Đây còn là một công cụ được dùng để đo nồng độ cồn của người tham gia giao thông hiện nay.

5. Ý nghĩa của việc tính độ rượu

- Rượu gạo nấu xong thường sẽ có nồng độ rơi vào khoảng 40-55 độ. Nồng độ khá cao nên trước khi sử dụng người ta thường pha loãng với nước hoặc để một thời gian dài để giảm bớt nồng độ cồn trong đó.

- Tùy vào loại rượu khác nhau thì người ta có công thức pha chế sao cho hợp lý để đạt tới độ ngon của rượu.

+ Rượu gạo nên có nồng độ từ 28 - 40 độ được xem là đạt mức an toàn cho phép cung cấp ra thị trường. Ví dụ cứ trong 1 lít rượu gạo 40 độ, nhà sản xuất cần pha thêm 50 - 400ml nước để thu được rượu có nồng độ 28 - 40 độ.

+ Nồng độ này cũng được áp dụng ở sản xuất rượu trong công nghiệp bởi rằng: 1) Nồng độ cồn thấp thì thuế doanh nghiệp cũng giảm, điều này đồng nghĩa với việc lợi nhuận tăng lên. 2) Nồng độ từ 28 - 40 độ là ở mức hợp lý với nhu cầu sử dụng chung, dễ tiếp cận khách hàng và thị trường tiêu thụ.

+ Với những loại rượu nặng trên 50 độ, nhiều người thường bảo quản riêng và chôn rượu dưới đất 1 năm trở đi (ít hoặc nhiều tùy vào loại rượu và mục đích) rồi mới đem ra bán. Lúc này rượu sẽ đỡ nồng, uống sẽ có vị ngon và mát hơn.

+ Nhờ có độ rượu và công thức tính độ rượu, người sản xuất dễ dàng có thể pha chế rượu theo như mong muốn của mình. Tùy vào nhu cầu sử dụng “rượu nặng”, “rượu nhẹ” hay rượu vang đỏ mà người ta có thể pha chế ra loại rượu phù hợp với độ rượu yêu thích.

+ Độ rượu giúp phân loại các loại rượu khác nhau, giúp người sử dụng nắm bắt được nồng độ để lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng. Tránh việc mua phải những sản phẩm không phù hợp với nhu cầu và khả năng sử dụng.

+ Như vậy, ở vai trò là người nấu và pha chế các loại rượu, bạn cần nắm rõ về độ rượu ngon của loại rượu mình nấu để có cách pha rượu sao cho hợp lý. Công thức tính độ rượu chỉ cho kết quả ở một mức tương đối, vì vậy nếu muốn tính độ rượu ở quy mô lớn hơn thì khó có thể cân đong đo đếm chính xác được.

-------------------------------

Ngoài Rượu 20 độ nghĩa là gì? đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Chuyên đề Hóa học lớp 9, Trắc nghiệm Hóa học 9, Lý thuyết môn Hóa học lớp 9 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gấu Đi Bộ
    Gấu Đi Bộ

    😎😎😎😎😎😎

    Thích Phản hồi 11/09/22
    • Quỳnh Trâm
      Quỳnh Trâm

      🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙

      Thích Phản hồi 11/09/22
      • Phi Công Trẻ
        Phi Công Trẻ

        💯💯💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 11/09/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Ôn tập Hóa 9

        Xem thêm