Các tính chất hóa học của rượu etylic

Chúng tôi xin giới thiệu bài Các tính chất hóa học của rượu etylic được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Nêu các tính chất hóa học của rượu etylic

Trả lời:

+ Phản ứng cháy: Rượu etylic cháy với ngọn lửa màu xanh, tỏa nhiều nhiệt.

C2H5OH + 3O2 → 2CO2 + 3H2O

+ Tác dụng với kim loại mạnh như K, Na,...

2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2.

+ Tác dụng với axit.

Thí dụ: Tác dụng với axit axetic có H2SO4 đặc tạo ra este và nước

1. Một số tính chất hóa học của rượu etylic

Ngoài những tính chất hóa học của rượu etylic phía trên, chúng sẽ có thêm một vài tính chất nâng cao nữa đó là:

Phản ứng với axit halogen

CH3-CH2-OH+ HBr →H2SO4.CH3-CH2 -Br+ H2O

CH3-CH2-OH+ HCl →ZnCl2CH3-CH2 -Cl+ H2O

Khả năng phản ứng: HI > HBr > HCl > HF

Phản ứng tách nước

Phản ứng tách nước (đề hiđrat hóa) của etanol tạo thành etylen và nước.

C2H5OH đặcH2SO4 đặc, 170oC →C2H4 + H2O

Phản ứng dehydro hóa (tách hidro)

CH3CH2OH→Cu, 200-300oC →CH3CHO + H2

Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn

Tác nhân oxy hóa: KMnO4, K2Cr2O7, CrO3

CH3-CH2OH+ KMnO4 → CH3-COOK + MnO2 + KOH

Phản ứng lên men giấm

Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn với xúc tác là men giấm ở 25 độ C tạo thành axit axetic (giấm ăn)

C2H5OH + O2 men giấm CH3COOH + H2O

Phản ứng tạo buta -1,3 – dien

2C2H5OH → Al2O3, ZnO, 450oC CH2=CH-CH=CH2 + 2H2O + H2

2. Lịch sử rượu etylic

Etanol (rượu etylic) đã được con người sử dụng từ thời tiền sử như là một thành phần gây cảm giác say trong đồ uống chứa cồn. Các cặn bã khô trong các bình gốm 9000 năm tuổi tìm thấy ở miền bắc Trung Quốc đã gián tiếp cho thấy việc sử dụng các đồ uống chứa cồn trong số những người sống ở thời kỳ đồ đá mới. Việc chiết nó ra dưới dạng tương đối nguyên chất đã được thực hiện lần đầu tiên bởi các nhà giả kim thuật Hồi giáo và họ là những người đã phát triển ra nghệ thuật chưng cất rượu trong thời kỳ của chế độ khalip (vua chúa Hồi giáo) thời kỳ Abbasid. Các ghi chép của Jabir Ibn Hayyan (Geber) (721-815) đã đề cập tới hơi dễ cháy của rượu được đun sôi. Al-Kindī (801-873) cũng đã miêu tả rõ ràng quá trình chưng cất rượu. Việc chưng cất etanol ra khỏi nước có thể tạo ra các sản phẩm chứa tới 96% etanol. Etanol nguyên chất lần đầu tiên đã thu được vào năm 1796 bởi Johann Tobias Lowitz, bằng cách lọc etanol chưng cất qua than củi.

Antoine Lavoisier đã mô tả etanol như là một hợp chất của cacbon, hiđrô và oxy, và năm 1807, Nicolas-Théodore de Saussure đã xác định được công thức hóa học của nó.[3][4] Năm 1858, Archibald Scott Couper đã công bố công thức cấu trúc của etanol: điều này làm cho etanol trở thành một trong các hợp chất hóa học đầu tiên có sự xác định cấu trúc hóa học.

Etanol lần đầu tiên được Michael Faraday tổng hợp nhân tạo vào năm 1825. Ông phát hiện rằng acid sulfuric có thể hấp thụ một lượng lớn khí than. Ông đưa ra kết quả lời giải cho Henry Hennel ở Anh, người đã phát hiện ra etanol có trong "acid sulphovinic" (ethyl hydro sulfat). Năm 1828, Hennell và nhà hóa học Pháp Georges-Simon Sérullas đã phát hiện một cách độc lập rằng acid sulphovinic có thể được phân rã thành etanol. Do vậy, năm 1825 Faraday đã vô tình phát hiện ra ethanol có thể được tạo ra từ ethylen (thành phần của khí than) từ việc hydrat hóa xúc tác acid, một quá trình tương tự hiện được dùng để tổng hợp etanol quy mô công nghiệp.

Etanol đã từng được dùng làm nhiên liệu đốt đèn ở Hoa Kỳ khoảng năm 1840, nhưng thuế đánh vào cồn công nghiệp trong cuộc nội chiến làm cho việc sử dụng này không có tính kinh tế. Thuế đã được thay thế năm 1906. Etanol được sử dụng làm nhiên liệu động cơ vào khoảng năm 1908, khi đó Ford Model T có thể chạy bằng xăng hoặc etanol. Etanol được sử dụng trong công nghiệp thường được sản xuất từ ethylen.

3. Ứng dụng của Etylic C2H5OH

Rượu etylic được làm để uống, ngoài ra, chúng cũng có thêm những ứng dụng sau đây:

- Dùng làm nhiên liệu cho các loại động cơ ô tô.

- Sử dụng làm nhiên liệu để đốt cháy trong đèn cồn phòng thí nghiệm.

- Chúng cũng được sử dụng để làm nguyên liệu sản xuất axit axetic, cao su tổng hợp, dược phẩm.

- Dùng pha chế các loại đồ uống khác nhau.

4. Tác hại của rượu

Rượu cũng có một tác hại khủng khiếp. Đặc biệt, ở phụ nữ gia tăng tỷ lệ bệnh gan và ung thư vú khi so sánh với nam giới. Uống rượu nhiều giảm sự tỉnh táo dẫn gây xung đột.

Rượu là một thức uống gây nghiện. Nếu uống rượu quá liều sẽ dẫn đến nhiều bi kịch: Tai nạn giao thông, lú lẫn, hội chứng nghiện rượu. Nghiện rượu dễ gây chuột rút ở cơ bắp, tăng tốc độ lão hóa, giảm sự thèm ăn, loãng xương và trầm cảm.

Nghiện rượu dẫn đến rối loạn nhịp tim (rung nhĩ), dễ gây cục máu đông trong lòng mạch dẫn đến nhồi máu não, nhồi máu cơ tim,... tăng huyết áp, xuất huyết não, tăng độc tính cho gan dẫn đến xơ gan hoặc ung thư gan, đặc biệt nhạy cảm đối những người có tiền sử viêm gan siêu vi.

Nghiện rượu thường dẫn đến tội phạm, ly tan gia đình, bị mất việc làm, quan hệ xã hội suy giảm.

Do vậy, rượu là con dao hai lưỡi nếu biết sử dụng nó là có lợi. Ngược lại, nếu nghiện rượu thì tác hại vô cùng.

-------------------------------

Ngoài Các tính chất hóa học của rượu etylic đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Chuyên đề Hóa học lớp 9, Trắc nghiệm Hóa học 9, Lý thuyết môn Hóa học lớp 9 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
1 28
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Mèo Ú
    Mèo Ú

    😎😎😎😎😎😎😎

    Thích Phản hồi 05/09/22
    • Thỏ Bông
      Thỏ Bông

      🥰🥰🥰🥰🥰🥰

      Thích Phản hồi 05/09/22
      • Sư Tử
        Sư Tử

        🤙🤙🤙🤙🤙🤙

        Thích Phản hồi 05/09/22

        Ôn tập Hóa 9

        Xem thêm