Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Ô nguyên tố là gì?

Ô nguyên tố là gì? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Ô nguyên tố là gì? Số thứ tự ô nguyên tố cho biết điều gì?

Trả lời:

a, Ô nguyên tố cho ta biết chất nào là phi kim, chất nào là kim loại

b, Số thứ tự: số proton trong nguyên tử. VD: O2 có STT 8

STT chu kì: số lớp e trong nguyên tử. VD: Ca có STT chu kì là 2

I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

II. Cấu tạo bảng tuần hoàn

1. Ô nguyên tố

Ô nguyên tố cho biết: Số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, nguyên tử khối của nguyên tố đó.

Số hiệu nguyên tử có số trị bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron trong nguyên tử.

2. Chu kì

Là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

Số thứ tự chu kì bằng số lớp electron. Thí dụ:

Chu kì 1: Gồm 2 nguyên tố H và He, có 1 lớp electron trong nguyên tử. Điện tích hạt nhân tăng dần từ 1+ đến He là 2+

Chu kì 2: Gồm 8 nguyên tố từ Li đến Ne, có 2 lớp electron trong nguyên tử. Điện tích hạt nhân tăng dần từ Li là +2 đến Ne là +10

Chu kì 3: Gồm 8 nguyên tố từ Na đến Ar, có 3 lớp electron trong nguyên tử. Điện tích hạt nhân tăng dần từ Na là +11 đến Ar là +18

3. Nhóm

Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau, do đó có tính chất tương tự nhau.

Số thứ tự của các nhóm A bằng số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử trong nhóm đó. Thí dụ:

Nhóm I:

Gồm các nguyên tố kim loại hoạt động mạnh. Nguyên tử của chúng đều có 1 electron ở lớp ngoài cùng.

Điện tích hạt nhân tăng từ Li (3+) đến Fr (87+)

Nhóm VII:

Gồm các nguyên tố phi kim hoạt động mạnh. Nguyên tử của chúng đều có 7 electron ở lớp ngoài cùng.

Điện tích hạt nhân tăng từ F (9+) đến At (85+)

III. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

1. Trong một chu kì

Khi đi từ đầu chu kì đến cuối chi kì theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, ta có:

– Số electron ngoài cùng của nguyên tử tăng dần từ 1 đến 8 (trừ chu kì 1).

– Tính kim loại của nguyên tố giảm dần, đồng thời tính phi kim tăng dần. Có nghĩa đầu chi kì là kim loại mạnh (kim loại kiềm), cuối chu kì là phi kim mạnh (halogen: flo, clo…), kết thúc chu kì là khí hiếm.

Ví dụ: chu kì 3 là kim loại kiềm Na (kim loại mạnh), cuối chu kì là phi kim mạnh clo, kết thúc chu kì là khí hiếm agon (Ar).

2. Trong một nhóm

Khi đi từ trên xuống theo chiều tăng điện tích hạt nhân, ta có: số lớp electron của nguyên tử tăng dần, tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, đồng thời tính phi kim giảm dần.

IV. Ý nghĩa bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

1. Biết vị trí của nguyên tố ta có thể suy đoán cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố

Thí dụ: Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 17, chu kì 3, nhóm VIIA. Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử, tính chất nguyên tử A và so sánh với các nguyên tố bên cạnh.

Giải: Số hiệu nguyên tử là 17, suy ra điện tích hạt nhân của nguyên tử A là 17+, nguyên tử A có 17 electron.

– Ở chu kì 3, suy ra nguyên tử A có 3 lớp electron; nhóm VIIA suy ra lớp ngoài cùng có 7e.

– Nguyên tố A (Cl) ở cuối chu kì 3 nên là một phi kim mạnh, tính phi kim của A mạnh hơn của nguyên tố trước nó trong cùng chu kì (là s có số hiệu là 16) và nguyên tố đứng dưới nó trong cùng nhóm (là Br có số hiệu nguyên tử là 35) nhưng kém nguyên tố phía trên nó trong cùng nhóm (là F có số hiệu nguyên tử là 9)

2. Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố có thể suy đoán vị trí và tính chất nguyên tố đó

Thí dụ: Nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron.

Hãy cho biết vị trí của X trong bảng tuần hoàn và tính chất cơ bản của nó.

Giải:

– Vì nguyên tử X có điện tích hạt nhân là 11+, 3 lớp electron và có le ở lớp ngoài cùng, suy ra nguyên tố X ở ô 11, chu kì 3, nhóm IA

– Nguyên tố A ở đầu chu kì nên tính chất hóa học cơ bản là tính kim loại. Ngoài ra, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là cơ sở khoa học quan trọng giúp ta có phương pháp học tập, nghiên cứu hóa học một cách có hệ thống.

-------------------------------

Ngoài Ô nguyên tố là gì? đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Chuyên đề Hóa học lớp 9, Trắc nghiệm Hóa học 9, Lý thuyết môn Hóa học lớp 9 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bi
    Bi

    😋😋😋😋😋😋

    Thích Phản hồi 10/09/22
    • Anh da đen
      Anh da đen

      💯💯💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 10/09/22
      • Điện hạ
        Điện hạ

        🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙

        Thích Phản hồi 10/09/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Ôn tập Hóa 9

        Xem thêm