Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Silic là kim loại hay phi kim?

Chúng tôi xin giới thiệu bài Silic là kim loại hay phi kim? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Silic là kim loại hay phi kim?

Trả lời:

Silic có đặc tính của cả kim loại cũng như phi kim nên chúng thường được gọi là chất bán dẫn. Silic dẫn điện tốt hơn khi nhiệt độ tăng lên (ngược lại với các kim loại thông thường).

I. Silic là gì?

"Silic" là "tên một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Si và số nguyên tử bằng 14". Silic là nguyên tố phổ biến sau oxy trong vỏ Trái Đất (25,7 %), cứng, có màu xám sẫm - ánh xanh kim loại, là á kim có hóa trị +4.

Thuộc tính của Silic là gì?

Trong dạng tinh thể, silic có màu xám sẫm ánh kim. Mặc dù là một nguyên tố tương đối trơ, silic vẫn có phản ứng với các halogen và các chất kiềm loãng, nhưng phần lớn axít (trừ tổ hợp axít nitric và axit flohiđric) không tác dụng với nó. Silic nguyên tố truyền khoảng hơn 95% các bước sóng hồng ngoại.

Tinh thể silic nguyên chất hiếm tìm thấy trong tự nhiên, thông thường nó nằm trong dạng silic dioxit (SiO2). Các tinh thể silic nguyên chất tìm thấy trong tạp chất của vàng hay dung nham núi lửa. Silic có hệ số kháng nhiệt âm.

Silic thể hiện tính chất hóa học kém hơn cacbon là nguyên tố tương tự nó về mặt hóa học. Nó có trong đất sét, fenspat, granit, thạch anh và cát, chủ yếu trong dạng điôxít silic (hay silica) và các silicat (Các hợp chất chứa silic, oxy và kim loại

II. Tính chất vật lý của Silic

+ Silic có 2 dạng thù hình là silic vô định hình và silic tinh thể.

– Silic vô định hình: là chất bột màu nâu, không tan trong nước nhưng tan trong kim loại nóng chảy.

– Silic tinh thể: có màu xám, có ánh kim, có cấu trúc giống kim cương nên có tính bán dẫn.

III. Tính chất hóa học của Silic

– Các mức oxi hóa có thể có của Si: -4; 0; +2; +4 (số oxi hóa +2 ít đặc trưng) nên Si có cả tính khử và tính oxi hóa.

– Silic vô định hình có khả năng phản ứng cao hơn silic tinh thể.

1. Silic thể hiện tính khử

* Silic tác dụng với phi kim:

Si + 2F2 → SiF4 (phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thường)

* Silic tác dụng với hợp chất:

+ Si tan dễ dàng trong dung dịch kiềm → H2

Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2↑

+ Si tác dụng với axit

4HNO3 + 18HF + 3Si → 3H2SiF6 + 4NO + 8H2O

* Trong hồ quang điện, Silic tác dụng với H2 tạo thành một hỗn hợp các silan:

Si + H2 → SiH4 + Si2H6 + Si3H6 + …

2. Silic thể hiện tính oxi hóa

* Si tác dụng được với nhiều kim loại ở nhiệt độ cao → silixua kim loại.

2Mg + Si → Mg2Si

IV. Điều chế Silic

SiO2 + 2Mg → 2MgO + Si

3SiO2 + 4Al → 2Al2O3 + 3Si

SiCl4 + 2Zn → Si + 2ZnCl2

Điều chế silic bằng cách dùng chất khử mạnh như magie, nhôm, cacbon khử silic đioxit ở nhiệt độ cao.

V. Ứng dụng

Silic là thứ cơ bản nhất để tạo dựng nên nhiều thứ khác

Một trong những điểm đặc biệt đầu tiên của silic khá đơn giản: trữ lượng của chúng rất lớn. Silic là nguyên tố phổ biến đứng thứ 2 trên Trái Đất, chỉ sau oxy và chính vì thế, nó đang hiện hữu xung quanh bạn trong bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, trong tự nhiên thì silic rất hiếm khi tồn tại ở trạng thái tinh khiết mà hầu như luôn nằm trong hợp chất với các nguyên tố khác. Những hợp chất phổ biến có chứa silic là silicat (SiO4) và silica (SiO2). Silica là hợp chất có độ cứng cao và được tìm thấy ngoài tự nhiên ở dạng cát hoặc thạch anh.

Silic đã giúp tạo nên bê tông và xây nên ngôi nhà của bạn đấy

Các hợp chất của silic có nhiều đặc tính hữu ích, chủ yếu là do chúng có liên kết nguyên tử rất chặt chẽ và có sự sắp xếp phức tạp. Nhiều loại hợp chất khác có chứa silic, như Canxi Silic, là thành phần chính trong xi măng - loại chất kết dính vô cùng phổ biến để tạo ra bê tông, vữa xây nhà và vừa trát tường. Một số loại vật liệu giàu silic còn được nung chảy để sản xuất đồ gốm có độ cứng cao (như sứ), sản xuất thủy tinh, kính,… Silic còn có thể xuất hiện như một chất phụ gia trong quá trình sản xuất những chất khác, như trong quá trình sản xuất gang, carbon và silic sẽ được dùng để làm cho sắt đàn hồi và ít giòn hơn.

Và quan trọng hơn nữa, silic còn là thành phần quan trọng trong cấu trúc của vật liệu tổng hợp silicon (chỗ này dễ gây nhầm lẫn đặc biệt là trong tiếng Anh, Silicon là từ tiếng Anh chỉ nguyên tố silic, còn vật liệu tổng hợp silicon trong tiếng Anh có tên gọi là Silicone, khác nhau chỉ có chữ e ở cuối thôi nhưng rất khác nhau mặc dù chúng có liên hệ mật thiết với nhau).

-------------------------------

Ngoài Silic là kim loại hay phi kim? đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Chuyên đề Hóa học lớp 9, Trắc nghiệm Hóa học 9, Lý thuyết môn Hóa học lớp 9 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gấu chó
    Gấu chó

    👍👍👍👍👍👍

    Thích Phản hồi 11/09/22
    • Nguyễn Sumi
      Nguyễn Sumi

      🥰🥰🥰🥰🥰🥰🥰

      Thích Phản hồi 11/09/22
      • Ma Kết
        Ma Kết

        🤙🤙🤙🤙🤙🤙

        Thích Phản hồi 11/09/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Ôn tập Hóa 9

        Xem thêm