Cân bằng PTHH: CO2 ra NaHCO3

Chúng tôi xin giới thiệu bài Cân bằng PTHH: CO2 ra NaHCO3 được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Cân bằng PTHH sau: CO2 ra NaHCO3?

Trả lời:

ôn tập hóa học 9

Điều kiện: Không có

Cách thực hiện: cho dung dịch NaOH tác dụng với CO2.

Bạn có biết: Tùy thuộc vào tỉ lệ số mol giữa CO2 và NaOH mà có thể tạo muối trung hòa, hay muối axit, hoặc hỗn hợp hai muối

1. Khí CO2 là gì?

CO2 là một loại khí có mặt trong không khí vô cùng quen thuộc với mọi người. CO2 còn được biết tới với rất nhiều cái tên khác nhau. Chẳng hạn như cacbon, dioxit cacbon hay thán khí.

KhÍ CO2 được tạo thành từ 2 nguyên tố phổ biến chính là khí C (cacbon) và O2 (oxy). Khí CO2 có thể tồn tại ở 3 dạng, bao gồm dạng khí, dạng lỏng và dạng rắn (băng khô).

2. Tính chất vật lý, hóa học của khí CO2

Tính chất vật lý

+ Trong điều kiện bình thường CO2 là khí không màu, không mùi và có vị chua nhẹ hòa tan tốt ở trong nước, nặng gấp 1,524 lần không khí.

+ Khí CO2 không tham gia phản ứng cháy và hóa lỏng tại nhiệt độ -78 độ C. Ngoài ra, CO2 có thể bị phân hủy tại nhiệt độ cao 2000 độ C thành CO và O2.

Tính chất hóa học

+ CO2 là oxit axit

+ CO2 tan trong nước tạo thành axit cacbonic (là một điaxit rất yếu)

CO2 + H2O ↔ H2CO3

+ CO2 tác dụng với oxit bazơ → muối

CaO + CO2 → CaCO3 (to)

+ CO2 tác dụng với dung dịch bazơ → muối + H2O

NaOH + CO2 → NaHCO3

2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

+ CO2 bền, ở nhiệt độ cao thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với các chất khử mạnh

CO2 + 2Mg → 2MgO + C

CO2 + C → 2CO

Lưu ý: Được dùng để giải thích CO2 không dùng để dập tắt các đám cháy kim loại.

3. Những hoạt động có thể sản sinh ra CO2

CO2 có trong không khí do do rất nhiều hoạt động tạo thành. Sau đây chúng tôi sẽ bật mí một vài phương diện dễ sản sinh ra khí CO2 nhất để bạn tham khảo.

+ Khí CO2 được phun ra từ các miệng núi lửa đang phun trào thông qua sự đốt cháy nguồn than đá.

+ Khí CO2 được sản sinh từ chính hoạt động hô hấp hằng ngày của con người và động vật.

+ Khí CO2 được sinh ra từ các hoạt động cháy như đèn dầu, đèn cầy, bếp than,…

+ Lượng lớn khi CO2 được sinh ra do sự lên men của hệ thống sinh vật.

+ Khí Oxi được sinh ra qua chu trình rã xác các loại động vật, thực vật.

+ Trong các nhà máy sản xuất công nghiệp sẽ thải ra lượng khí CO2 rất lớn.

+ Từ những hoạt động đốt cháy rừng và khí thải từ các loại phương tiện di chuyển.

4. Ứng dụng khí CO2 trong đời sống thực tế

CO2 nén lạnh thành băng khô và được sử dụng là chất làm lạnh quan trọng, nhất là với ngành công nghiệp thực phẩm để lưu giữ cho vận chuyển và bảo quản các sản phẩm đông lạnh, kem,…

Với ngành công nghiệp nước giải khát, CO2 được sử dụng để tạo gas cho nhiều loại đồ uống như coca, pepsi, 7up,…

Cacbon dioxit được dùng như một khí điều áp chi phí thấp, không cháy. Trong các áo phao cứu hộ có chứa các hộp nhỏ CO2 đã nén để có thể nhanh chóng làm phồng lên. Những ống thép chứa CO2 nén được bán làm khí nén của súng hơi, bi sơn, bơm bánh xe, sản xuất nước khoáng xenxe.

Trong các mỏ than, CO2 lỏng bốc hơi nhanh tạo ra các vụ nổ.

Trong nhiều loại bình cứu hỏa có chứa CO2 lỏng để dập lửa do cháy, chập điện

Dù phản ứng với hầu hết các kim loại nhưng cacbonic vẫn được dùng như môi trường khí của công nghệ hàn, tuy nhiên mối hàn sẽ giòn hơn các môi trường khí trơ như agon, heli,…và giảm chất lượng do axit cacbonic được tạo thành.

CO2 lỏng là một dung môi tốt cho nhiều hợp chất hữu cơ, là chất thay thế ít độc hơn các dung môi truyền thống như clorua hữu cơ và được sử dụng để loại bỏ cafein từ caffe.

Cacbonic có vai trò quan trọng khi 5% CO2 được thêm vào oxy nguyên chất để trợ thở sau khi bệnh nhân đã ngừng thở nhằm ổn định và cân bằng oxy/cacbonic trong máu.

Laser cacbon dioxit sử dụng CO2 làm môi trường.

Tại các giếng dầu, CO2 được bơm vào làm tác nhân nén, giúp giảm đáng kể độ nhớt của dầu thô, tạo điều kiện để dầu chảy nhanh hơn trong lòng đất đến các giếng hút. Với những mỏ dầu đã hoàn thiện, người ta xây dựng một hệ thống ống đồ sộ để chuyển CO2 đến các điểm bơm.

CO2 đôi khi được bơm vào các nhà kính để kích thích sự phát triển của thực vật do CO2 là nguyên liệu chính của quá trình quang hợp.

5. Một số câu hỏi liên quan đến CO2

Khí CO2 có gây độc không?

Hàm lượng khí trong không khí trong lành là khoảng 0,04%, và CO2 trong không khí bị thải ra từ sự thở là khoảng 4,5%,…

Lúc này độc nó trở hại đối với con người và các động vật khác. Cacbon đioxit là một trong những chất trung gian có thể tự điều chỉnh việc cung cấp máu theo khu vực. Nếu như nồng độ cacbon dioxit cao thì các mao mạch giãn nở ra để cho lượng máu đến các mô gần hơn.

Tác hại của khí CO2 là gì?

+ Việc gia tăng nồng độ khí Cacbon dioxit vào môi trường làm gia tăng trầm trọng hiệu ứng nhà kính. Làm trái đất nóng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người chúng ta.

+ Và tác hại dễ nhận thấy nhất đó là nồng độ thán khí trong không khí quá cao, chẳng hạn như ở trong phòng kín chứa nồng độ Cacbon dioxit quá cao dẫn đến tình trạng thiếu oxy cung cấp cho cơ thể, gây ngạt thở.

Cách xử lý khi bị ngộ độc khí CO2?

+ Khí CO2 nặng hơn không khí, do đó nên đứng cao hơn sàn nhà, di chuyển nạn nhân bị ngộ độc CO2 tới những khu vực cao ráo. Lưu ý chỉ thực hiện khi môi trường không gây nguy hiểm cho sơ cứu viên.

+ Nếu có các yếu tố đe doạ tính mạng của người bệnh, cần gọi cấp cứu y tế để được giúp đỡ nhanh nhất.

Lưu ý, chỉ những sơ cứu viên được tập huấn và đào tạo chuyên nghiệp mới được thực hiện sơ cứu cấp oxy cho người bị độc khí CO2.

-------------------------------

Ngoài Cân bằng PTHH: CO2 ra NaHCO3 đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Chuyên đề Hóa học lớp 9, Trắc nghiệm Hóa học 9, Lý thuyết môn Hóa học lớp 9 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
1 46
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bé Bông
    Bé Bông

    😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 06/09/22
    • Nguyễnn Hiềnn
      Nguyễnn Hiềnn

      🙂🙂🙂🙂🙂

      Thích Phản hồi 06/09/22
      • Vịt Con
        Vịt Con

        💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 06/09/22

        Ôn tập Hóa 9

        Xem thêm