Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hoàn thành PT hóa học sau CaC2 ra C2H2

Hoàn thành PT hóa học sau CaC2 ra C2H2 được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Hoàn thành phương trình hóa học sau

CaC2 +….. → C2H2 +…..

Trả lời:

CaC2 + H2O → C2H2 + Ca(OH)2

- C2H2 là Hidrocacbon Không no

- Ca(OH)2 là nước vôi trong

- CaC2: Đất đèn

+ Điều kiện phản ứng: ở nhiệt độ phòng

+ Quy trình điều chế C2H2 trong phòng thí nghiệm

I. Nước vôi trong là gì?

- Nước vôi trong là phần nước được chiết tách từ quá trình hòa vôi bột với nước tạo thành dung dịch màu trắng đục, để nước lắng đọng lại rồi gạn lấy phần nước trong ở trên. Trong công nghiệp thực phẩm, người ta thường dùng vôi sống (CaO) ngâm với nước tạo ra dung dịch nước vôi trong.

1. Cách làm nước vôi trong

- Bạn hãy hòa tan vôi tôi trong nước lạnh, để vôi lắng đọng trong vài giờ. Sau đó, lọc lấy phần nước trong ở bên trên. Lúc này, bạn sẽ thấy có một lớp màng mỏng ở bên trên chén nước vôi này. Màng mỏng này là phần nước vôi trong tác dụng với oxy trong không khí tạo nên. Khi sử dụng, bạn nhớ dùng khăn xô lọc bỏ phần màng này đi. Bạn có thể làm nhiều nước vôi trong và tích trữ trong lọ nhựa, gốm hoặc thủy tinh dùng dần. Không dùng hũ kim loại vì nước vôi trong tác dụng với kim loại dẫn đến ăn mòn và gỉ sét.

2. Tác dụng của nước vôi trong

- Tác dụng thứ nhất phải kể đến của nước vôi trong là làm cho bánh dẻo, dai và trong. Nước vôi trong được dùng khá nhiều trong thực phẩm và được đánh giá là khá an toàn. Tuy nhiên, bạn phải sử dụng thật khéo và đúng tỷ lệ, nếu không, sẽ làm cho bánh bị nồng mùi vôi.

- Tác dụng thứ hai, nước vôi trong có công thức hóa học là Ca(OH)2, thường được sử dụng để xử lý nguồn nước trong sản xuất rượu và nước giải khát hoặc được dùng trong quá trình tách chiết gelatin từ da động vật.

- Tác dụng thứ ba, nước vôi trong được ứng dụng trong làm bánh, mứt. Tác dụng của nước vôi trong khi được thêm vào các món bánh, mứt này là để tạo độ dẻo, dai và trong, giúp cho thành phẩm được làm ra có hương vị hoàn hảo hơn. Ngoài ra, đối với một số món mứt mà nguyên liệu có mùi hăng hoặc vị đắng, nước vôi trong sẽ giúp làm bớt đi phần đắng và hăng đó, giúp món mứt của chúng ta thơm ngon hơn.

- Một số loại bánh mứt dùng nước vôi trong trong nguyên liệu có thể kể đến như: mứt bí đao, mứt cà rốt, mứt gừng, mứt dừa, mứt đu đủ, mứt xoài, mứt táo, mứt cà chua, mứt tắc, mứt vỏ cam… Ngoài ra, nước vôi trong còn được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.

3. Lưu ý khi sử dụng nước vôi trong

- Tuy nước vôi trong không hề gây nguy hại cho sức khỏe con người, thế nhưng trong quá trình sử dụng nguyên liệu này để làm các món bánh, mứt, bạn cần chú ý sử dụng đúng lượng nước vôi mà công thức ghi, tránh sử dụng quá nhiều làm ảnh hưởng đến hương vị của món ăn.

- Ngoài ra, khi thao tác với nước vôi trong, bạn đừng quên đeo bao tay, tránh để da tiếp xúc trực tiếp với nước vôi sẽ gây hiện tượng khô, nứt nẻ, nghiêm trọng hơn là dẫn đến viêm loét da tay, đặc biệt là trong những ngày lạnh.

II. Khái niệm đất đèn là gì?

- Đất đèn là hợp chất hóa học có tên là Canxi cacbua hoặc Cacbua canxi (tên tiếng anh là Calcium carbide), công thức hóa học là CaC2.

- Màu sắc của đất đèn phụ thuộc vào kích cỡ và tạp chất từ đen cho đến trắng xỉn, thông thường đất đèn có màu xám hoặc màu nâu. Khi đất bị ẩm, nó sẽ sinh ra mùi hăng khó chịu.

- Đất đèn được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành như giao thông vận tải, nông nghiệp, công nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng và đặc biệt là làm nguyên liệu trong công nghiệp hoá chất (như sản xuất khí không màu axetylen, hợp chất vô cơ canxi cyanamide),... Ngoài ra trong đời sống người ta còn sử dụng đất đèn để ủ trái cây chín nhanh hơn.

1. Quy trình sản xuất đất đèn

- Ở quy mô công nghiệp, Canxi cacbua được sản xuất trong các lò hồ quang ở nhiệt độ 2000oC, nguyên liệu là vôi sống và than cốc. Phản ứng:

CaO + 3C → CaC2 + CO

- Đất đèn được tạo ra ở nhiệt độ rất cao, khoảng 2000oC, nhiệt độ này không dễ tạo ra bằng phương pháp gia nhiệt truyền thống (bằng than hoặc củi). Vì vậy, phản ứng phải được thực hiện trong lò hồ quang với các thanh điện cực bằng than chì.

- Sản phẩm của phản ứng sinh ra khoảng 80% về khối lượng là canxi cacbua (có dạng hạt kích thước từ vài mm đến 50 mm). Chủ yếu những tạp chất nằm ở các hạt có kích thước nhỏ. Hàm lượng CaC2 trong sản phẩm được xác định bằng lượng khí axetilen tạo ra khi tác dụng với nước.

+ Ví dụ, theo tiêu chuẩn của Anh và Đức, sản phẩm đất đèn cục phải tạo ra 295 lít/kg và 300 lít/kg. Tạp chất trong đất đèn có hợp chất của Photpho, sẽ chuyển thành Photphin (PH3) khi tác dụng với hiđro.

+ Phản ứng trên đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp hóa chất (thời Cách mạng công nghiệp).

2. Công dụng của đất đèn

*Sản xuất đất đèn ra axetilen

- Phản ứng của đất đèn với nước là quá trình sản xuất ra axetilen và canxi hydroxit, theo công thức:

CaC2 (s) + 2H2O (aq) → C2H2 (g) + Ca(OH)2 (aq)

- Phản ứng này là cơ sở của việc sản xuất axetylen công nghiệp và cũng là công dụng chính của đất đèn.

- Ở nhiệt độ cao, Canxi cacbua phản ứng với hơi nước để tạo ra canxi cacbonat, carbon dioxide và hydro.

- Chủ yếu ngày nay axetilen được sản xuất bằng cách đốt một phần khí methane hoặc như một sản phẩm phụ xuất hiện trong dòng ethylene từ sự nứt vỡ của các hydrocacbon.

*Chế tạo thép bằng đất đèn

- Trong công nghiệp chế tạo thép, đất đèn được sử dụng:

+ Khử lưu huỳnh trong sắt (gang trắng, gang xám và thép)

+ Dùng làm nhiên liệu sản xuất thép, chuyển các vụn sắt thành dạng lỏng (tùy theo tính kinh tế).

+ Chống oxy hóa ở các thiết bị (thìa) múc kim loại.

*Nguyên liệu cho chế tạo Pin

Người ta còn dùng khí axetilen từ đất đèn để sản xuất muội than - một thành phần không thể thiếu trong chế tạo pin. Hay còn được gọi là muội axetilen.

*Đất đèn trong nông nghiệp

Đất đèn là loại hóa chất thường được sử dụng để giấm, ủ trái cây như dứa, xoài, cà chua, chuối,... kích thích để trái cây nhanh chín, chín một cách nhân tạo. Tuy nhiên cách này hiện nay đã bị cấm ở 1 số nước vì trong quá trình ủ đất đèn giải phóng 1 số hợp chất làm trái cây bị nhiễm độc.

*Đất đèn có độc hay không?

Dùng đất đèn cho việc xử lý thực phẩm là việc làm cực kỳ nguy hiểm vì nó chứa thành phần chất asen và phốt pho. Khi đất đèn tác dụng với nước sẽ tạo ra khí axetylen. Khí asen, phốt pho và axetylen là nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe như chóng mặt, nhức đầu, buồn ngủ, rối loạn tâm trạng, rối loạn tâm thần, co giật và thiếu oxy dẫn đến tức ngực khó thở, mất trí nhớ,...

Hiện nay một số nước đã cấm sử dụng đất đèn trong kích thích phát triển nông sản để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

-------------------------------

Ngoài Hoàn thành PT hóa học sau CaC2 ra C2H2 đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Chuyên đề Hóa học lớp 9, Trắc nghiệm Hóa học 9, Lý thuyết môn Hóa học lớp 9 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • kieuanh✞(Gwyn ۝ Chúa ...
    kieuanh✞(Gwyn ۝ Chúa ...

    😍😍😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 08/09/22
    • Song Tử
      Song Tử

      🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙

      Thích Phản hồi 08/09/22
      • Xucxich14
        Xucxich14

        🤝🤝🤝🤝🤝🤝🤝

        Thích Phản hồi 08/09/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Ôn tập Hóa 9

        Xem thêm