So sánh sự nhiễm từ của sắt và thép

So sánh sự nhiễm từ của sắt và thép được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: So sánh sự nhiễm từ của sắt và thép

Trả lời:

- Sắt thì nhiễm từ mạnh hơn thép nhưng lại khử từ ngay.

- Thép thì nhiễm từ yếu hơn thép nhưng lại giữ lại từ tính lâu hơn.

→ Vì lý do đó mà người ta dùng sắt để chế tạo nam châm điện còn đối với thép thì người ta dùng chế tạo nam châm vĩnh cửu.

A. Sắt

1. Kim loại sắt là gì?

Sắt là một nguyên tố hóa học nằm trong bảng tuần hoàn có ký hiệu là Fe, có số nguyên tử là 26, thuộc phân nhóm VIIIB và thuộc chu kỳ 4. Sắt là có nhiều trên Trái Đất, được cấu thành lớp vỏ ngoài và trong lõi Trái Đất

Mật độ : 7,874 g/cm³

Điểm nóng chảy là: 1.538°C

Khối lượng nguyên tử: 55,845u

Số điện tử trên mỗi vỏ lần lượt là: 2, 8, 14, 2

Số nguyên tử : 26

2. Tính chất vật lí của kim loại sắt

Sắt là một loại kim loại có màu trắng hơi xám, có tính dẻo, dai, rất dễ rèn, nhiệt độ nóng chảy của nó khá cao đạt đến 1540°C

Sắt có tính dẫn nhiệt và dẫn điện tốt, nó có tính nhiễm từ

3. Cách nhận biết

Do sắt có tính nhiễm từ nên nó bị nam châm hút

4. Tính chất hóa học của sắt

Kim loại sắt có thể phản ứng được với các loại phi kim, với nước, với các dung dịch axit và muối.

Sắt tác dụng với phi kim:

Khi ta đun nóng, sắt phản ứng trực tiếp với các phi kim như O2; Cl2; S;…khi đó tạo thành sắt oxit; sắt clorua và sắt sunfua (Fe3O4, FeCl3, FeS)

Sắt phản ứng với nước:

3Fe + 4 H2O → Fe3O4 + 4H2

Fe + H2O → FeO + H2

  1. Sắt tác dụng với dung dịch axit:

Khi phản ứng với các dung dịch như HCl, H2SO4 (loãng) chỉ tạo ra khí H2 và muối ion Fe2+

Fe + 2H+ → Fe2+ + H2

Khi phản ứng với dung dịch axit có oxi hóa mạnh như: HNO3 và H2SO4 (đặc, nóng) thì không tạo khi H2 mà đó là sản phẩm khử của axit:

2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

Fe + 4 HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

  1. Sắt tác dụng với dung dịch muối:

Sắt sẽ đẩy được các kim loại đứng sau nó (trong dãy điện hóa) ra khỏi dung dịch muối

Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4

B. Thép là gì?

Thép (tiếng Anh là Steel) là hợp kim với thành phần chính là sắt (Fe) được nung chảy với cacbon (C) và một số nguyên tố hóa học khác (Si, Mn, P, S, Cr, Ni, Mo, Mg, Cu…). Các nguyên tố hóa học trong hợp kim thép và hàm lượng của chúng có vai trò điều chỉnh độ cứng, độ đàn hồi, tính dẻo/dễ uốn, khả năng chống oxy hóa và sức bền của thép. Vì sự đa dạng này nên trên thế giới có đến hơn 3,000 loại thép.

1. Tính chất hóa học của thép

Thép là vật liệu kim loại nên có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt mạnh. Ở nhiệt độ 500°C – 600°C thép trở lên dẻo, cường độ giảm. Ở nhiệt độ – 10°C tính dẻo giảm. Ở nhiệt độ – 45°C thép giòn, dễ nứt.

Thép có cơ tính tổng hợp cao, có tính dễ định hình tốt, có nhiều chủng loại với nhiều công dụng khác nhau nên là vật liệu có tính ứng dụng cao, được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp xây dựng, cơ khí chế tạo, đóng tàu…

2. Đặc tính của thép

Trong quá trình luyện thép, việc phân chia tỉ lệ cacbon và sắt có thể tạo ra rất nhiều cấu trúc thép với đặc tính khác nhau. Vì vậy, việc luyện thép sẽ không chỉ trả ra một sản phẩm cùng loại, còn tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng để luyện ra loại thép cho phù hợp.

Hàm lượng cacbon có trong thép chiếm không quá 2.14% theo trọng lượng.

- Nếu hàm lượng cacbon càng cao thì sản phẩm thép sẽ có độ cứng cao, tăng độ bền nhưng lại giòn và dễ gãy hơn, khó uốn.

- Hàm lượng cacbon càng thấp thì độ dẻo càng tăng

-------------------------------

Ngoài So sánh sự nhiễm từ của sắt và thép đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Chuyên đề Hóa học lớp 9, Trắc nghiệm Hóa học 9, Lý thuyết môn Hóa học lớp 9 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
1 41
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • ebe_Yumi
    ebe_Yumi

    😍😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 13/09/22
    • Hai lúa
      Hai lúa

      💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 13/09/22
      • Đinh Đinh
        Đinh Đinh

        ☝☝☝☝☝☝

        Thích Phản hồi 13/09/22

        Ôn tập Hóa 9

        Xem thêm