Các công đoạn sản xuất đồ gốm
Chúng tôi xin giới thiệu bài Các công đoạn sản xuất đồ gốm được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Các công đoạn sản xuất đồ gốm
Câu hỏi: Nêu các công đoạn sản xuất đồ gốm
- Nguyên liệu: Đất sét, thạch anh, fenpat
- Các công đoạn chính:
+ Nhào đất sét, thạch anh và fenpat với nước để tạo thành khối dẻo, sau đó hình thành các đồ vật, sấy khô.
+ Nung các đồ vật trong lò ở nhiệt độ cao thích hợp.
Bạn biết không, gốm sứ là một ngành nghề xuất hiện từ rất lâu đời trong nền văn hóa Việt Nam. Nó không những bị mài mòn, phai mờ mà ngược lại ngành nghề gốm sứ đang rất phát triển, đặc biệt là các du khách đến với Việt Nam, họ có thể tự tay mình làm ra những sản phẩm đồ gốm siêu xinh lại đơn giản.
Các công đoạn sản xuất đồ gốm phải trải qua 5 bước như sau:
1. Làm đất
- Là chọn loại đất sét và đất cao lanh tốt.
- Loại bỏ tạp chất; dùng chân nhào thật kỹ rồi đắp thành từng đống lớn; thái đi thái lại nhiều lần tạo nên đất có độ mịn, dẻo. Công đoạn này được gọi là luyện đất hay thấu đất.
2. Tạo hình cho đồ gốm
Tạo hình gốm sứ là khâu quan trọng, nó có vai trò quyết định tới hình dáng sản phẩm gốm sứ. Để tạo hình gốm sứ, các nghệ nhân thường sử dụng bàn xoay hoặc khuôn in và đôi tay khéo léo để tạo hình sản phẩm theo ý muốn. Sau đó các sản phẩm này sẽ được phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
Có 3 phương pháp tạo hình chính là:
+ Tạo hình trên bàn xoay;
+ Tạo hình bằng khuôn và
+ Tạo hình bằng cách nặn đắp bằng tay.
Cũng có những sản phẩm được tạo bởi sự kết hợp của cả 3 phương pháp trên.
3. Trang trí hoa văn cho sản phẩm gốm
– Vẽ trên gốm (vẽ trên men và vẽ dưới men):
Bạn có thể dùng bút lông và vẽ trực tiếp trên nền mộc của sản phẩm gốm các hoa văn hoạ tiết mà các bạn thích.
– Cắt gọt và khắc vạch sản phẩm gốm
Sản phẩm gốm sau khi chuốt xong thì được đem đi phơi nắng, khi nào đất se cứng thì tiến hành sửa, gọt, cạo nhẵn…theo đúng ý muốn của các bạn.
Các chi tiết khác như: quai, tay cầm,… hoặc trang trí các hình động vật nổi, hoa lá… Tất cả đều được thực hiện ở giai đoạn này. Khắc vạch là phương pháp trang trí hoa văn chủ yếu.
– In hoa văn bằng khuôn:
+ Một số sản phẩm gốm có hoa văn khắc chìm vào xương gốm được thực hiện bằng phương pháp in khuôn.
+ Điển hình là các sản phẩm gốm men ngọc và gốm men hoa nâu.
4. Tráng men sản phẩm gốm
Sau khi sản phẩm gốm đã được trang trí, người làm gốm sẽ tiến hành nung sơ từng sản phẩm rồi đem ra tráng men trước khi nung.
Cũng tùy theo từng loại gốm nhất định, sẽ có những loại sản phẩm lại không cần thiết phải nung trước đó. Với các sản phẩm có kích thước quá lớn, người ta thường dùng phương pháp dội hoặc phun men, còn các sản phẩm kích thước nhỏ thường sẽ được nhúng men.
5. Nung sản phẩm gốm
Đây là một công đoạn quan trọng và quyết định đến sự thành công hay thất bại của một mẻ sản phẩm gốm.
Có nhiều loại lò được sử dụng. Nhưng phổ biến là lò cóc và lò bầu, gần đây là lò hộp.
Nhiên liệu đun có thể được sử dụng là củi, than cám hoặc gas. Tùy theo mỗi loại lò và mỗi dạng gốm cụ thể mà thời gian nung và nhiệt độ nung cũng khác nhau. Gốm đất nung ở nhiệt độ từ 600 – 900 độ C, gốm sành nâu từ 1100 – 1200 độ C, gốm sành xốp từ 1200 – 1250 độ C, gốm sành trắng từ 1250-1280 độ C và đồ sứ từ 1280 – 1350 độ C.
-------------------------------
Ngoài Các công đoạn sản xuất đồ gốm đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Chuyên đề Hóa học lớp 9, Trắc nghiệm Hóa học 9, Lý thuyết môn Hóa học lớp 9 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.