Các công đoạn sản xuất thủy tinh
Các công đoạn sản xuất thủy tinh được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Nêu các công đoạn sản xuất thủy tinh
Câu hỏi: Nêu các công đoạn sản xuất thủy tinh
- Sản xuất thủy tinh nguyên liệu bao gồm: Cát thạch anh (cát trắng), sôđa (Na2CO3), đá vôi.
- Các công đoạn sản xuất thủy tính:
+ Chuẩn bị và gia công nguyên liệu
+ Đun chảy nguyên liệu
+ Tạo hình cho sản phẩm
+ Để cho thủy tinh nguội
+ Hoàn thiện sản phẩm
1. Thủy tinh là gì?
Thủy tinh là một chất rắn vô định hình, được hóa lỏng ở nhiệt độ cao và làm lạnh đột ngột trong thời gian rất ngắn để tạo ra sản phẩm có hình thù, kích thước mà nhà sản xuất muốn.
2. Các đặc tính của thủy tinh
Thông qua quy trình sản xuất thủy tinh, con người đã tạo ra nhiều loại thủy tinh khác nhau và phù hợp với từng mục đích sử dụng riêng. Bao gồm các nhóm sau:
+ Thủy tinh vô cơ: Là tên gọi chung của thủy tinh thường, gồm nhiều loại thủy tinh khác như tinh đơn nguyên, oxit, thủy tinh khancon… độ bền thường kém hơn so với thủy tinh hữu cơ.
+ Thủy tinh hữu cơ: Thuộc loại thủy tinh có độ bền cao, không bị cứng giòn và dẻo. Đặc trưng nổi bật của thủy tinh hữu có là chịu được biến dạng trượt, chống được tính ăn mòn…
+ Gốm thủy tinh: Là tinh thể ban đầu điều chế từ thuỷ tinh. Do đó, nó có đặc tính của cả thủy tinh lẫn gốm. Ở nhiệt độ cao gốm thủy tinh vẫn giữ được độ bền cơ học và các tính chất vật lí khác.
3. Quy trình sản xuất thủy tinh
+ Bước 1: Chuẩn bị và gia công nguyên liệu
Nguyên liệu được dùng để sản xuất thủy tinh chính là cát silica (hay còn gọi là cát thạch anh).
Có thể nói bước chuẩn bị và gia công nguyên liệu này khá phức tạp nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng của thành phẩm tạo ra.
+ Bước 2: Đun chảy nguyên liệu
Sau khi hoàn tất nguyên liệu, người ta sẽ đổ hỗn hợp này vào nồi nấu kim loại hay thùng chứa. Lưu ý là loại thùng này phải có khả năng chịu nhiệt cao hơn 1000 độ C.
+ Bước 3: Tạo hình cho sản phẩm
Người thợ sẽ rót thủy tinh ở dạng lỏng đặc đang nóng chảy vào trong khuôn và để nguội. Sau đó, tùy vào từng công nghệ sản xuất thủy tinh mà người ta tạo hình cho chúng bằng nhiều cách khác nhau
+ Bước 4: Để cho thủy tinh nguội
Thủy tinh sau khi thổi sẽ được chuyển qua một dây chuyền ủ và làm nguội dần dần từ vùng nhiệt độ cao đến vùng nhiệt độ thấp. Sở dĩ phải làm nguội dần dần vì nếu làm lạnh nhanh, nhiệt độ chuyển biến đột ngột sẽ khiến thủy tinh bị giòn và dễ vỡ.
+ Bước 5: Hoàn thiện sản phẩm
Sau khi làm nguội, người thợ sẽ đun nóng lại thủy tinh để giúp tăng cường độ bền, loại bỏ các điểm tụ hoặc bong bóng khí phát sinh trong quá trình làm nguội. Người ta cũng sẽ mạ ngoài, cán mỏng thủy tinh để có thể tăng độ dẻo dai và độ bền cho sản phẩm.
4. Ứng dụng của thủy tinh
Vì thủy tinh là một vật liệu cứng và không hoạt hóa nên nó là một vật liệu rất có ích và được sử dụng rộng rãi trong đời sống
Rất nhiều đồ dùng trong gia đình làm từ thủy tinh. Cốc, chén, bát, đĩa, chai, lọ v.v có thể được làm từ thủy tinh, cũng như bóng đèn, gương, ống thu hình của màn hình máy tính và ti vi, cửa sổ.
+ Làm đồ decor, trang trí cho không gian sống: Làm các loại đèn tường, đèn chùm, đèn ốp trần, cửa kính, lọ hoa,… với khả năng truyền ánh sáng tốt nên giúp căn phòng trở nên lung linh, sang trọng hơn.
+ Làm thiết bị ngành y tế: Sản xuất các thiết bị như ống nghiệm, ống đựng thuốc, lăng kính hiển vi…
+ Đối với ngành thực phẩm: Làm các loại hộp đựng thực phẩm bảo quản rau củ, đồ ăn. Sản xuất các loại chai lọ đựng nước uống, bình thủy tinh, ly cốc thủy tinh… tại các quán bar, quán cà phê, trà sữa. Là sản phẩm an toàn và bảo vệ môi trường tốt hơn so với nhựa.
-------------------------------
Ngoài Các công đoạn sản xuất thủy tinh đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Chuyên đề Hóa học lớp 9, Trắc nghiệm Hóa học 9, Lý thuyết môn Hóa học lớp 9 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.