Axit clohiđric có ứng dụng gì trong đời sống?

Chúng tôi xin giới thiệu bài Axit clohiđric có ứng dụng gì trong đời sống? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Axit clohiđric có ứng dụng gì trong đời sống?

Trả lời:

Axit Clohidric là hóa chất hàng đầu được dùng trong nhiều ngành công nghiệp sản xuất, bởi vậy mà sản lượng tiêu thụ chúng lên tới 20 triệu tấn/năm. Một vài ứng dụng nổi bật của hóa chất này phải kể đến như:

- Tẩy gỉ thép: Đây được xem như công dụng lớn và thực tế nhất của axit HCl. Do để lâu trong môi trường dễ bị oxi hóa nên thép có thể bị gỉ. Trước khi người ta đưa thép vào sản xuất sẽ dùng HCl có nồng độ khoảng 18% để tẩy gỉ các loại thép Carbon, khiến chúng trở thành thép mới.

- Sản xuất các hợp chất vô cơ: HCl có thể sản xuất các hợp chất vô cơ như trợ lắng PAC, muối canxi clorua, niken (II) clorua để mạ điện, bằng phản ứng hóa học. Các chất này được ứng dụng làm chất keo tụ, dùng trong ngành xử lý nước thải, sản xuất giấy và nước uống.

- Sản xuất các hợp chất hữu cơ: Axit HCl có thể dùng để sản xuất vinyl clorua và dicloroetan để sản xuất PVC. Hay sản xuất bisphenol A sản xuất polycacbonat, than hoạt tính, và axit ascobic, cũng như trong một số sản phẩm của ngành dược

- Trong công nghiệp khai thác dầu: Axit HCl có thể được dùng để bơm vào trong tầng đá của giếng dầu nhằm hòa tan một phần đá và tạo các lỗ rỗng lớn hơn.

- Kiểm soát và trung hòa pH: Một trong những ứng dụng quan trọng của axit clohydric đó là xử lý nước đặc biệt là nước bể bơi có nồng độ pH cao vượt ngưỡng 7,6. HCl 32 có tác dụng làm giảm độ pH trong nước một cách hiệu quả. (Lưu ý: Không được thêm trực tiếp hóa chất HCl 32 khi mọi người vẫn còn ở trong hồ bơi.)

- Tham gia vào nhiều phản ứng hóa học trong dạ dày như:

+ Hòa tan các muối khó tan, là chất xúc tác cho các phản ứng thủy phân các chất đường, bột và chất đạm thành các chất đơn giản hơn mà cơ thể có thể hấp thụ được.

+ Ngăn ngừa các mầm bệnh do vi khuẩn trong dạ dày và ruột gây ra.

+ Kích hoạt các chất thiết yếu trong cơ thể như hooc - mon và enzyme tiêu hóa thức ăn.

+ Giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng trong thực phẩm như vitamin A, C, E, B6, B12, canxi, magie, kẽm, sắt ...

- Axit clohydric được dùng trong xử lý da, vệ sinh nhà cửa, bơm vào các tầng đá của giếng dầu để hòa tan một phần đá, tạo lỗ rỗng lớn hơn,…

+ Trộn HCl đậm đặc với HNO3 đậm đặc theo tỉ lệ mol 1:3 để tạo thành hỗn hợp nước cường toan (hòa tan vàng, bạch kim).

+ Sản xuất thực phẩm, phụ gia thực phẩm như aspartame, fructose, gelatin, axit citric, lysine,….

I. Khái niệm Axit clohidric là gì?

- Axit clohidric hay còn gọi là Acid Hydrocloric có công thức hóa học là HCl, là một axit vô cơ mạnh được tạo thành từ 1 nguyên tử hidro và 1 nguyên tử clo, tạo ra từ sự hòa tan của khí hydro clorua trong nước.

- Một số tên gọi khác: axit clohiđric, axit muriatic, cloran, axit hydrochloric.

II. Tính chất hóa học của Axit clohidric

- Axit clohidric làm đổi màu chất chỉ thị, cụ thể là làm quỳ tím chuyển đỏ (dấu hiệu nhận biết HCl)

- HCl tác dụng với kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học ( trừ Pb) tạo thành muối và khí Hydro

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

- HCl có tính oxy hóa: Tác dụng oxit kim loại tạo thành muối clorua + nước (kim loại không thay đổi hóa trị)

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

- Tác dụng với bazơ tạo thành muối clorua + nước

Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

- HCl tác dụng với muối có gốc anion hoạt động yếu hơn tạo thành muối mới và axit mới, sản phẩm được tạo thành có thể kết tủa, khí bay lên hoặc là một axit mới yếu hơn

AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2

- HCl có tính khử khi tác dụng với chất có tính oxy hóa mạnh như KMnO4, K2Cr2O7, MnO2, KClO3,… axit clohydric có tính khử.

6HCl + KClO3 → KCl + 3Cl2↑ + 3H2O

2HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2↑ + H2O

14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2↑ + 7H2O

16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2↑ + 8H2O.

III. Tác hại của Axit clohidric đối với môi trường và con người

- Tiếp xúc nhiều với hơi axit clohydric có thể gây nhiễm độc, viêm dạ dày, viêm phế quản mãn tính, mẩn đỏ, tổn thương da hoặc bỏng nghiêm trọng, giảm thị lực,….

- Tiếp xúc lâu với khí HCl có thể gây khàn giọng, loét đường hô hấp, đau tức ngực, làm tê liệt các chức năng của hệ thần kinh trung ương,.…

- Gây bỏng, tụ máu, tích nước ở phổi nếu bị nặng,…

- Làm cây cối chậm phát triển, giảm độ mỡ nóng của lá cây, khiến các tế bào biểu bì của lá cây co lại,… thậm chí chết cây nếu tiếp xúc với HCl nồng độ cao.

-------------------------------

Ngoài Axit clohiđric có ứng dụng gì trong đời sống? đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Chuyên đề Hóa học lớp 9, Trắc nghiệm Hóa học 9, Lý thuyết môn Hóa học lớp 9 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
1 21
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Đinh Đinh
    Đinh Đinh

    😘😘😘😘😘😘😘

    Thích Phản hồi 05/09/22
    • Sói già
      Sói già

      😝😝😝😝😝😝

      Thích Phản hồi 05/09/22
      • Kim Ngưu
        Kim Ngưu

        💯💯💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 05/09/22

        Ôn tập Hóa 9

        Xem thêm