Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Các tính chất hóa học của kim loại

VnDoc xin giới thiệu bài Các tính chất hóa học của kim loại được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Tác dụng với phi kim

Tác dụng với oxi

2Mg + O2 →(to) 2MgO

3Fe + 2O2 →(to) Fe3O4

Cấu trúc mạng tinh thể Đồng và mô hình mạng tinh thể Đồng

Tác dụng với phi kim khác

- Tác dụng với Cl2: tạo muối clorua (kim loại có hóa trị cao nhất)

Cu + Cl2 →(to) CuCl2

2Fe + 3Cl2 →(to) 2FeCl3

Nếu Fe dư: Fe dư + 2FeCl3 →(to) 3FeCl2

- Tác dụng với lưu huỳnh: khi đun nóng tạo muối sunfua (trừ Hg xảy ra ở nhiệt độ thường)

Fe + S →(to) FeS

Hg + S → HgS

2. Phản ứng của kim loại với dung dịch axit

- Một số kim loại phản ứng với dung dịch axit (H2SO4 loãng, HCl...) tạo thành muối và giải phóng khí hiđro.

Zn(r) + H2SO4(dd)→ZnSO4 (dd)+ H2(k)

3. Phản ứng của kim loại với dung dịch muối

- Phản ứng của đồng với dung dịch bạc nitrat

Cu (r)+ 2AgNO3 (dd)→ Cu(NO3)2 (dd) + 2Ag (r)

Đồng đã đẩy bạc ra khỏi muối. Ta nói đồng hoạt động hóa học mạnh hơn bạc.

- Phản ứng của kẽm với dung dịch đồng (II) sunfat

- Kẽm đẩy đồng ra khỏi dung dịch CuSO4.

Zn (r) + CuSO4 (dd) → ZnSO4 (dd) + Cu (r)

- Ta nói kẽm hoạt động hóa học mạnh hơn đồng.

- Phản ứng của kim loại Mg, Al, Zn,... với dung dịch CuSO4 hay AgNO3 tạo thành muối magie, muối nhôm, muối kẽm,... và kim loại Cu và Ag được giải phóng.

- Ta nói: Al, Zn, Mg hoạt động hóa học mạnh hơn Cu, Ag.

4. Với các kim loại khác

- Khi cho các kim loại khác vào dung dịch muối thì phản ứng tuân theo quy tắc alpha (α).

- Kim loại đứng trước đẩy kim loại đứng sau khỏi dung dịch.

- Tuy nhiên ta cũng cần lưu ý đến các cặp oxi hóa – khử của Fe.

Lưu ý: Trường hợp nếu có nhiều kim loại hoặc dung dịch chứa nhiều muối thì áp dụng quy tắc alpha dài trước, alpha ngắn sau.

5. Các bài tập về tính chất hóa học của kim loại

Bài 1. Đốt cháy hoàn toàn 3 gam hỗn hợp T gồm Al và Cu cần vừa đủ 1,456 lít hỗn hợp khí gồm O2 và Cl2 thu được 6,64 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng của Al trong T là?

Hướng dẫn giải

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng => mO2 + mCl2 = m Chất rắn – mKL = 6,64 – 3 = 3,64 gam.

Ta có: nO2 + nCl2 = 1,456 : 22,4 = 0,065 (mol).

Gọi số mol O2, Cl2 lần lượt là a, b.

=> Ta có hệ phương trình:

a + b = 0,065

32a + 71b = 3,64

=> Giải hệ phương trình được kết quả a = 0,025 ; b = 0,04.

Gọi số mol Al, Cu lần lượt là x, y.

Áp dụng định luật bảo toàn electron:

=> Tổng lượng e nhường của KL bằng tổng lượng e nhận của phi kim (O2, Cl2)

=> 3x + 2y = 4. nO2 + 2. nCl2

=> 3x + 2y = 4. 0,025 + 2. 0,04 = 0,18 (I)

Khối lượng của 2 kim loại bằng 3 gam

=> 27x + 64y = 3 (II)

Từ (I) và (II) => x = 0,04 ; y = 0,03

% Al = (0,04 . 27) : 3 . 100% = 36%

Bài 2. Hòa tan hoàn toàn 1,9 gam hỗn hợp gồm Fe, Mg và Al bằng dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ, thu được 1,344 lít H2 (đktc). Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải

Dựa vào tính chất hóa học của kim loại ta có PTHH: KL + H2SO4 → Muối + H2

Bảo toàn H → nH2SO4 = nH2 = 1,344/22,4 = 0,06 mol

Bảo toàn khối lượng

→ mmuối = mKL + mH2SO4 – mH2 = 1,9 + 0,06.98 – 0,06.2 = 7,66 gam

Bài 3. Cho thanh sắt Fe vào dung dịch X chứa 0,1 mol AgNO3 và 0,2 mol Cu(NO3)2. Khi thấy thanh kim loại tăng lên 8,8 gam thì dừng lại. Tính khối lượng kim loại bám vào thanh sắt?

Hướng dẫn giải

nAg+ = 0,1 mol; nCu2+ = 0,2 mol

Nếu Ag+ phản ứng hết, dựa vào tính chất hóa học của kim loại ta có PTHH:

Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag

0,05 ← 0,1 → 0,1

=> m tăng = 0,1.108 – 0,05.56 = 8 < 8,8

=> Ag+ phản ứng hết; Cu2+ phản ứng 1 phần

Dựa vào tính chất hóa học của kim loại ta có PTHH:

Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

x → x → x

=> m tăng = 64x – 56x = 8x

=> tổng khối lượng tăng ở 2 phản ứng là:

m tăng = 8 + 8x = 8,8 => x = 0,1 mol

=> m kim loại bám vào = mAg + mCu = 17,2 gam

-------------------------------

Ngoài Các tính chất hóa học của kim loại đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Chuyên đề Hóa học lớp 9, Trắc nghiệm Hóa học 9, Lý thuyết môn Hóa học lớp 9 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Đậu Phộng
    Đậu Phộng

    🤙🤙🤙🤙🤙🤙

    Thích Phản hồi 05/09/22
    • Bạch Dương
      Bạch Dương

      😇😇😇😇😇

      Thích Phản hồi 05/09/22
      • Gà Bông
        Gà Bông

        😆😆😆😆😆😆

        Thích Phản hồi 05/09/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Ôn tập Hóa 9

        Xem thêm