Trong phương trình Cu2S + HNO3 -> Cu(NO3)2 + H2SO4 + NO + H2O, hệ số của HNO3 là?

Trong phương trình Cu2S + HNO3 -> Cu(NO3)2 + H2SO4 + NO + H2O, hệ số của HNO3 là? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Trong phương trình Cu2S + HNO3 -> Cu(NO3)2 + H2SO4 + NO + H2O, hệ số của HNO3 là?

A. 18

B. 22

C. 12

D. 10

Lời giải:

Đáp án đúng: B. 22

3Cu2S + 22HNO3 -> 6Cu(NO3)2 + 3H2SO4 + 10NO + 8H2O

Cu2S -> Cu2+ + SO42- + 10e

N+5 + 3e -> NO

1. Phản ứng oxi hóa- khử

Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học, trong đó có sự chuyển electron giữa các chất trong phản ứng hay phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.

- Chất khử (chất bị oxh) là chất nhường electron

- Quá trình oxh (sự oxh) là quá trình nhường electron.

- Quá trình khử (sự khử) là quá trình thu electron.

Ví dụ: Quá trình thay đổi số oxi hóa:

- Nguyên tử sắt là chất khử. Sự làm tăng số oxi hóa của sắt được gọi là sự oxi hóa nguyên tử sắt.

- Nguyên tử sắt nhường electron, là chất khử. Sự nhường electron của nguyên tử sắt được gọi là sự oxi hóa nguyên tử sắt.

Cu2+ + 2e → Cu

- Số oxi hóa của đồng giảm từ +2 xuống 0. Ion đồng là chất oxi hóa. Sự làm giảm số oxi hóa của ion đồng được gọi là sự khử ion đồng.

- Ion đồng nhận electron, là chất oxi hóa. Sự nhận electron của ion đồng được gọi là sự khử ion đồng.

⇒ Phản ứng của sắt với dung dịch đồng sunfat cũng là phản ứng oxi hóa - khử vì tồn tại đồng thời sự oxi hóa và sự khử.

2. Quy tắc xác định số OXH trong phản ứng OXH - khử.

- Số oxi hóa của các nguyên tố trong đơn chất bằng 0.

- Trong hầu hết các hợp chất:

+ Số oxi hóa của H là +1 (trừ các hợp chất của H với kim loại như NaH, CaH2, thì H có số oxi hóa –1).

+ Số oxi hóa của O là –2 (trừ một số trường hợp như H2O2, F2O, oxi có số oxi hóa lần lượt là: –1, +2).

- Trong một phân tử, tổng đại số số oxi hóa của các nguyên tố bằng 0. Theo quy tắc này, ta có thể tìm được số oxi hóa của một nguyên tố nào đó trong phân tử nếu biết số oxi hóa của các nguyên tố còn lại.

- Trong ion đơn nguyên tử, số oxi hóa của nguyên tử bằng điện tích của ion đó. Trong ion đa nguyên tử, tổng đại số số oxi hóa của các nguyên tử trong ion đó bằng điện tích của nó.

* Chú ý:

- Để biểu diễn số oxi hóa thì viết dấu trước, số sau, còn để biểu diễn điện tích của ion thì viết số trước, dấu sau. Ví dụ: Số oxi hóa Fe+3 còn ion sắt (III) ghi Fe3+.

- Nếu điện tích là 1+ (hoặc 1–) có thể viết đơn giản là + (hoặc -) thì đối với số oxi hóa phải viết đầy đủ cả dấu và chữ (+1 hoặc –1).

3. Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa khử

+ Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tố để tìm chất oxi hoá và chất khử.

+ Bước 2: Viết quá trình oxi hóa và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình.

+ Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất oxh và chất khử sao cho tổng số electron cho bằng tổng số electron nhận.

+ Bước 4: Đặt hệ số của các chất oxh và khử vào sơ đồ phản ứng, từ đó tính ra hệ số các chất khác. Kiểm tra cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố và cân bằng điện tích hai vế để hoàn thành PTHH.

* Chú ý: Với phản ứng Oxi hóa khử, cần nhớ:

- Khử cho – O nhận

- Tên của chất và tên quá trình ngược nhau

- Chất khử là chất sẽ nhường electron (hay cho e) - đó quá trình oxi hóa.

- Chất oxi hóa là chất mà thu electron (hay nhận e) - đó là quá trình khử.

4. Ý nghĩa của phản ứng oxi hóa

- Phản ứng oxi hóa - khử là một trong những quá trình quan trọng nhất của thiên nhiên:

- Sự hô hấp, quá trình thực vật hấp thụ khí CO2 giải phóng oxi, sự trao đổi chất và hàng loạt quá trình sinh học khác đều có cơ sở là các phản ứng oxi hóa - khử.

- Ngoài ra: Sự đốt cháy nhiên liệu trong các động cơ, các quá trình điện phân, các phản ứng xảy ra trong pin và trong ăcquy đều bao gồm sự oxi hóa và sự khử.

- Hàng loạt quá trình sản xuất như luyện kim, chế tạo hóa chất, chất dẻo, dược phẩm, phân bón hóa học, ... đều không thực hiện được nếu thiếu các phản ứng oxi hóa - khử.

-------------------------------

Ngoài Trong phương trình Cu2S + HNO3 -> Cu(NO3)2 + H2SO4 + NO + H2O, hệ số của HNO3 là? đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Chuyên đề Hóa học lớp 9, Trắc nghiệm Hóa học 9, Lý thuyết môn Hóa học lớp 9 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
1 2.538
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bon
    Bon

    🥰🥰🥰🥰🥰

    Thích Phản hồi 13/09/22
    • Bánh Bao
      Bánh Bao

      💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 13/09/22
      • Kẹo Ngọt
        Kẹo Ngọt

        🤝🤝🤝🤝🤝

        Thích Phản hồi 13/09/22

        Ôn tập Hóa 9

        Xem thêm