Phương pháp sản xuất Natri hiđroxit
Chúng tôi xin giới thiệu bài Phương pháp sản xuất Natri hiđroxit được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Phương pháp sản xuất Natri hiđroxit
Câu hỏi: Nêu phương pháp sản xuất Natri hiđroxit?
- Phương pháp sản xuất NaOH phổ biến nhất đó là sử dụng phản ứng điện phân dung dịch NaCl. Trong quá trình này dung dịch muối (NaCl) được điện phân thành clo nguyên tố (trong buồng anot), dung dịch natri hydroxide, và hydro nguyên tố (trong buồng catot). Nhà máy có thiết bị để sản xuất đồng thời xút và clo thường được gọi là nhà máy xút-clo.
- Phản ứng tổng thể để sản xuất xút và clo bằng điện phân là:
2Na+ + 2H2O + 2e− → H2↑ + 2NaOH
- Phản ứng điện phân dung dịch muối ăn có màng ngăn:
2NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2↑ + Cl2↑
1. Ứng dụng của Natri hidroxit trong cuộc sống
- Ứng dụng của NaOH trong công nghiệp sản xuất dược phẩm và hóa chất
+ Chắc ở đây nhiều bạn đã từng sử dụng Aspirin một loại thuốc giảm đau, hạ sốt phổ biến mà thành phần có chứa gốc Sodium của NaoH là Sodium phenolate.
+ Ứng dụng với công nghiệp hóa chất khử trùng, tẩy trắng tạo ra các chất tẩy rửa như nước Javen (Sodium Hypochlorite) cho xử lý nước hồ bơi.
- NaOH có vai trò quan trọng trong xử lý nước bể bơi
+ Như ta đã biết nồng độ pH chiếm chỗ đứng cực kỳ quan trọng trong mọi bể bơi do đó việc điều chỉnh nồng độ sao cho về mức an toàn 7,2-7,6 là vô cùng cần thiết. NaOH là một chất có tính kiềm mạnh trái ngược hoàn toàn với hóa chất HCl (làm giảm pH) thì chức năng chủ yếu của Hidroxit Natri làm tăng nồng độ pH trong nước.
+ Do đó, khi kiểm tra nước bể bơi thấy pH<7,2 thì ta cần sử dụng NaOH (Sodium hypochlorite) tăng độ pH lấy lại cân bằng.
+ Cách dùng: Ta cũng có thể tiến hành đổ trực tiếp vào nước bể bơi hoặc pha vào với nước để tạo thành dung dịch khi sử dụng. Tùy vào độ pH trong nước thì ta điều chỉnh tỉ lệ phù hợp.
- Ứng dụng trong công nghiệp sản xuất chất tẩy rửa
+ Là một trong những thành phần quan trọng để sản xuất chất tẩy giặt như nước Javen. Ngoài ra, sản phẩm còn có công dụng thủy phân chất béo có ở dầu mỡ động vật nên loại xút vảy này còn dùng làm nước rửa chén.
- Ứng dụng của NaOH trong công nghiệp sản xuất giấy
+ Để làm giấy theo phương pháp Sulphate và Soda người ta cần phải dùng Xút NaOH để xử lý thô các loại tre, nứa, gỗ…
- Ứng dụng trong công nghiệp dệt và nhuộm màu
+ Trong các khâu xử lý vải thô thường hình thành chất pectins một loại sáp khô, khi đó để màu vải thêm bóng nhanh hấp thụ màu sắc thì các xí nghiệp dùng NaOH có chức năng làm phân hủy chất này.
- Ứng dụng của NaOH Sản xuất tơ nhân tạo
+ Trong bột gỗ thường chứa 2 loại chất có hại (Ligin & Cellulose) gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sợi tơ, người ta thường phải dùng NaOH để loại trừ và phân hủy chất này.
- Ứng dụng của Sodium Hydroxide trong lĩnh vực chế biến thực phẩm
+ Sodium Hydroxide được chế biến trong khâu loại bỏ axit béo để làm ra dầu thực vật, động vật trước khi sử dụng để sản xuất thực phẩm. Sodium Hydroxide cũng là chất dùng để bảo quản các sản phẩm đóng hộp.
- Công nghiệp dầu khí
+ Trong tinh chế dầu mỏ hay xuất hiện các chất sulphur hoặc axit thuộc các chất cần loại bỏ hoàn toàn. Với xút ăn (NaOH) có tính chất điều chỉnh độ pH lấy lại cân bằng cho dung dịch khoan.
2. Natri hidroxit có độc không?
- Xút NaOH là một hợp chất được cảnh báo về độ độc hại với con người
- Nếu các bạn để ý thì trên bao bì, tem nhãn của hóa chất Natri hydroxit các nhà sản xuất đều có để ký hiệu cảnh báo về độ độc hại của sản phẩm. Khuyến cáo khi sử dụng nên tuân thủ theo đúng những quy định về an toàn hóa chất. Theo hệ thống GHS thế giới có phân loại và xác định xút NaOH là một loại hóa chất nguy hiểm. Các cảnh báo có thể xảy ra gồm có: Khả năng ăn mòn kim loại cao; gây bỏng rộp-bong tróc da-cháy da; gây tổn thương thị lực nếu dính vào mắt; gây cháy rát đường hô hấp nước vô tình nuốt phải; gây tác hại tiêu cực cho môi trường thủy sinh…..
3. Lưu ý khi bảo quản và sử dụng NaOH
- Như chúng ta đã biết, NaOH ở dạng khan có tính kiềm mạnh rất dễ gây bỏng da, nguy hiểm cho người sử dụng. Do đó, khi bảo quản và tiếp xúc với Natri Hidroxit cần lưu ý:
+ Cần trang bị đầy đủ đồ bảo hộ như quần áo dài, găng tay, kính, khẩu trang, hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp với NaOH.
+ Khi hòa tan cần thêm NaOH vào nước, tuyệt đối không được làm ngược lại.
+ Lưu trữ trong thùng kín, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh để gần nhôm và mangan.
+ Khi sử dụng hết hóa chất, không được sử dụng thùng bảo quản vào mục đích khác.
4. Cách xử lý khi gặp nguy hiểm với xút ăn da
- Khi tiếp xúc với mắt:
+ Lập tức xả nước sạch liên tục trong ít nhất 15 phút. Có thể dùng nước lạnh.
+ Gọi cấp cứu hoặc nhanh chóng chuyển đến các cơ sở y tế.
- Khi tiếp xúc với da:
+ Gỡ bỏ toàn bộ quần áo, giày dép.
+ Xả nước sạch để rửa trong ít nhất 15′, có thể dùng nước lạnh.
+ Băng kín vùng da bị bỏng bằng băng mềm .
+ Trường hợp nghiêm trọng phải rửa bằng xà phòng, bôi kem chống nhiễm khuẩn.
+ Gọi cấp cứu hoặc chuyển ngay đến cơ sở y tế.
- Khi hít nhầm phải:
+ Nhanh chóng đưa ra nơi an toàn, thoáng khí.
+ Hô hấp nhân tạo (miệng áp miệng) nếu ngừng thở. Chú ý: có thể gây nhiễm độc cho người cứu hộ khi thực hiện.
+ Cho thở oxy nếu khó thở.
+ Nhanh chóng đưa đi bệnh viện.
- Khi nuốt phải:
+ Tuyệt đối không ép nạn nhân nôn mửa, trừ khi là nhân viên y tế.
+ Không cho bất cứ thứ gì vào miệng nạn nhân.
+ Chuyển cấp cứu y tế ngay lập tức.
-------------------------------
Ngoài Phương pháp sản xuất Natri hiđroxit đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Chuyên đề Hóa học lớp 9, Trắc nghiệm Hóa học 9, Lý thuyết môn Hóa học lớp 9 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.