Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Theo độ tan trong nước, bazơ được phân chia thành mấy loại?

VnDoc xin giới thiệu bài Theo độ tan trong nước, bazơ được phân chia thành mấy loại? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Theo độ tan trong nước, bazơ được phân chia thành mấy loại?

Dựa vào tính tan của bazơ trong nước, người ta chia bazơ thành 2 loại:

- Bazơ tan được trong nước tạo thành dung dịch bazơ (gọi là kiềm):

Ví dụ: NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, LiOH, ….

- Bazơ không tan trong nước:

Ví dụ: Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3

1. Độ tan là gì?

- Độ tan được hiểu đơn giản là khả năng hòa tan của một chất ở trong nước để tạo ra dung dịch đồng nhất. Theo công thức tính độ tan, bạn có thể định nghĩa độ tan là số gam chất đó hòa tan trong 100g nước tạo thành dung dịch bão hòa. Chẳng hạn, ở nhiệt độ 25 độ C, độ tan của dung dịch natri clorua là 36g, độ tan của AgNO3 là 222g…

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan

- Có 2 yếu tố chính ảnh hưởng đến độ tan: Với chất rắn, độ tan phụ thuộc vào nhiệt độ, còn với chất khí, độ tan phụ thuộc vào cả nhiệt độ và áp suất.

- Nhiệt độ

+ Chất khí hòa tan thể hiện những ứng xử phức tạp hơn theo nhiệt độ. Khi nhiệt độ tăng, khí thường trở nên ít hòa tan trong nước (đến tối thiểu, dưới 120°C cho hầu hết các khí phổ biến), nhưng hòa tan nhiều hơn trong các dung môi hữu cơ. Đồ thị thể hiện các đường cong hòa tan của một số muối vô cơ ở dạng rắn (nhiệt độ tính theo độ Celsius).

+ Độ hòa tan của các hợp chất vô cơ gần như luôn tăng theo nhiệt độ. phụ thuộc vào độ hòa tan khác nhau của các chất tan trong các dung môi nóng và lạnh.

- Áp suất

+ Đối với các pha nén (rắn và lỏng), sự phụ thuộc vào áp suất của độ hòa tan đặc biệt yếu và thường bị bỏ qua trong thực tế. Giả thiết một dung môi lý tưởng, sự phụ thuộc có thể xác định theo:với i là các nhân tố thành phần, Ni là tỷ lệ mol của thành phần thứ ith trong dung dịch, P là áp suất, T là hằng số nhiệt độ, Vi,aq là thể tích mol riêng phần của phần tử thứ i trong dung dịch, Vi,cr là thể tích mol riêng phần của phần tử thứ ith trong chất rắn hòa tan, và R là hằng số khí lý tưởng.

+ Sự phụ thuộc áp suất của độ hòa tan thỉnh thoảng có ý nghĩa thiết thực. VÍ dụ, sự nhiễm bẩn lắng đọng calci sulfat trong các mỏ và giếng dầu (làm giảm độ hòa tan của nó khi giảm áp suất) có thể làm giảm khả năng khai thác theo thời gian.

3. Công thức tính độ tan

- Công thức tính độ tan được xác định cụ thể như sau:

S = (mct/mdm) x 100

Trong đó:

+ mct là khối lượng chất tan

+ mdm là khối lượng dung môi

+ S là độ tan

- Thông qua công thức tính độ tan, chúng ta có thể xác định được mối quan hệ giữa độ tan của một chất với nồng độ phần trăm dung dịch bão hòa của chúng tại một nhiệt độ xác định, đó là:

C = 100 x S/ (100+S)

- Độ tan càng nhỏ thì chất đó càng tan kém và ngược lại.

4. Tính tan của các hợp chất trong nước

- Bazơ: phần lớn các bazơ không tan, trừ NaOH, KOH, Ba(OH)2.

- Axit: hầu hết các axit tan được, trừ H2SiO3.

- Muối: Các muối nitrat đều tan.

+ Phần lớn các muối clorua và sunfat tan được, trừ AgCl, PbSO4, BaSO4.

+ Phần lớn muối cacbonat không tan trừ Na2CO3, K2CO3.

- Ta có bảng tính tan của một số hợp chất sau:

ôn tập hóa học 9

Chú thích: K : không tan

T: Tan

KB: không bền

K: bền

5. Bảng tính tan

ôn tập hóa học 9

Dựa vào bảng tính tan chi tiết

Hợp chất

Tính chất

Ngoại trừ

Axit (xem tại cột ion H+ và anion gốc axit tương ứng)

Tan

H2SiO3

Bazo (xem tại hàng ion OH- và các cation tương ứng)

Không tan

LiOH, NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2, NH4OH.

– Muối liti

– Muối natri

– Muối kali

– Muối amoni

Tan

Muối bạc

Không tan (AgCl)

AgNO3, CH3COOAg.

– Muối nitrat

– Muối axetat

Tan

– Muối clorua

– Muối bromua

– Muối iotua

Tan

AgCl: kết tủa trắng

AgBr: kết tủa vàng nhạt

AgI: kết tủa vàng

PbCl2, PbBr2, PbI2

Muối sunfat

Tan

BaSO4, CaSO4, PbSO4: kết tủa trắng

Ag2SO4: ít tan

– Muối sunfit

– Muối cacbonnat

Không tan

Trừ muối của kim loại kiềm và amoni NH4+

Muối sunfua

Không tan

Trừ muối của kim loại kiềm, kiềm thổ và amoni NH4+

Muối photphat

Không tan

Trừ muối với Na+, K+ và amoni NH4+

6. Một số dạng bài tập về độ tan

Dạng 1: Tính lượng tinh thể ngậm nước cần cho thêm vào dung dịch

Cách giải:

- Trước tiên ta cần dùng định luật bảo toàn khối lượng để tính:

mddtt = mtt + mddbd

- Trong đó:

+ mddtt là khối lượng dung dịch tạo thành

+ mtt là khối lượng tinh thể

+ mddbd là khối lượng dung dịch ban đầu

- Tiếp theo, áp dụng công thức để tính khối lượng chất tan trong dung dịch tạo thành:

m = mctcttt + mctctddbd

- Trong đó:

+ mctcttt là khối lượng chất tan có trong tinh thể

+ mctctddbd là khối lượng chất tan có trong dung dịch ban đầu

- Với những dạng tính lượng tinh thể ngậm nước này, đề bài thường cho sẵn loại tinh thể cần lấy và dung dịch cho sẵn có chứa cùng loại chất tan.

Dạng 2: Tính lượng chất tan cần tách ra hay thêm vào khi thay đổi nhiệt độ

Cách giải:

- Tính khối lượng dung môi và chất tan có trong dung dịch dung dịch bão hoà ở nhiệt độ t1)

- Đặt ẩn số với: a(g) là khối lượng chất tan A tìm sau khi thay đổi nhiệt độ.

- Tính lượng dung môi và chất tan có trong dung dịch bão hoà khi ở t2

- Áp dụng công thức tính độ tan hay C% trong dung dịch bão hoà để tìm ấn a.

Tuy nhiên, với dạng bài này, nếu được yêu cầu tính lượng tinh thể ngậm nước được tách ra hay phải thêm vào do thay đổi nhiệt độ, ở bước đặt ẩn số, ta phải đặt ẩn số là số mol (n) thay vì số gam.

-------------------------------

Ngoài Theo độ tan trong nước, bazơ được phân chia thành mấy loại? đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Chuyên đề Hóa học lớp 9, Trắc nghiệm Hóa học 9, Lý thuyết môn Hóa học lớp 9 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bé Gạo
    Bé Gạo

    🤙🤙🤙🤙🤙

    Thích Phản hồi 13/09/22
    • Haraku Mio
      Haraku Mio

      🙀🙀🙀🙀🙀

      Thích Phản hồi 13/09/22
      • Tiểu Thư
        Tiểu Thư

        😘😘😘😘😘😘

        Thích Phản hồi 13/09/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Ôn tập Hóa 9

        Xem thêm