Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch không có xảy ra phản ứng với nhau?

VnDoc xin giới thiệu bài Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch không có xảy ra phản ứng với nhau? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Trắc nghiệm: Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch (không có xảy ra phản ứng với nhau)?

  1. NaCl, KOH.
  2. H2SO4, NaOH.
  3. H2SO4, KOH.
  4. NaCl, AgNO3.

Trả lời:

Đáp án đúng: A. NaCl, KOH.

Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch (không có xảy ra phản ứng với nhau) là NaCl và KOH

Giải thích:

2 chất không tác dụng được với nhau sẽ cùng tồn tại được trong một dung dịch

  1. thỏa mãn
  2. H2SO4+ 2KOH → K2SO4+ 2H2O
  3. BaCl2+ H2SO4→ BaSO4↓ +2HCl
  4. NaCl + AgNO3→ AgCl↓ + NaNO3

Chọn A

I. KOH là gì?

Kali hiđroxit (công thức hóa học: KOH) là một kiềm mạnh có tính ăn mòn, tên thông dụng là potash ăn da. Nó là một chất rắn kết tinh màu trắng, ưa ẩm và dễ hòa tan trong nước.

Hóa chất KOH dễ dàng tác dụng với nước và cacbonic trong không khí để tạo thành Kali cacbonat.

Ở dạng dung dịch, nó có khả năng ăn mòn thủy tinh, vải, giấy, da còn ở dạng chất rắn nóng chảy, nó ăn mòn được sứ, platin.

II. Tính chất vật lý của KOH

+ KOH là chất rắn; màu trắng; không mùi.

+ Nhiệt độ sôi: 1327oC; nhiệt độ nóng chảy: 406oC.

+ Hòa tan khá tốt trong nước; tan trong rượu, glyxerol; không tan trong ete và NH3 lỏng.

+ Dễ hút ẩm, khi bị ướt để 1 thời gian sẽ tan thành dung dịch.

+ Ở dạng dung dịch, nó có khả năng ăn mòn thủy tinh, vải, giấy, da còn ở dạng chất rắn nóng chảy, nó ăn mòn được sứ, platin.

III. Tính chất hóa học

Là một bazo mạnh có khả năng làm thay đổi màu sắc các chất chỉ thị như khiến quỳ tím chuyển sang màu xanh, còn dung dịch phenolphtalein không màu thành màu hồng.

Ở điều kiện nhiệt độ phòng, KOH tác dụng với oxit axit như SO2, CO2

KOH + SO2 → K2SO3 + H2O

KOH + SO2 → KHSO3

Tác dụng với axit tạo thành muối và nước

KOH(dd) + HCl(dd) → KCl(dd) + H2O

Tác dụng với các axit hữu cơ để tạo thành muối và thủy phân este, peptit

RCOOR1 + KOH → RCOOK + R1OH

Tác dụng với kim loại mạnh tạo thành bazo mới và kim loại mới

KOH + Na → NaOH + K

Tác dụng với muối để tạo thành muối mới và axit mới

2KOH + CuCl2 → 2KCl + Cu(OH)2

KOH là một bazo mạnh, trong nước phân ly hoàn toàn thành ion Na+ và OH-

Phản ứng với một số oxit kim loại mà oxit, hidroxit của chúng lưỡng tính như nhôm, kẽm,…

2KOH + 2Al + 2H2O → 2KAlO2 + 3H2

2KOH + Zn → K2ZnO2 + H2

Phản ứng với một số hợp chất lưỡng tính

KOH + Al(OH)3 → KAlO2 + 2H2O

2KOH + Al2O3 → 2KAlO2 + H2O

IV. Điều chế

Trong công nghiệp:

Chú ý: Dung dịch NaOH thu được có lẫn nhiều KCl. Người ta cho dung dịch bay hơi nước nhiều lần, KCl ít tan so với KOH nên kết tinh trước. Tách KCl ra khỏi dung dịch, còn lại là dung dịch KOH.

Nếu cần 1 lượng nhỏ, tinh khiết thì người ta cho Na tác dụng với nước:

K + 2H2O → KOH + H2

Trong phòng thí nghiệm: dung dịch KOH có sẵn.

V. Ứng dụng

Trong nhiều trường hợp, người ta vẫn thường dùng Natri Hidroxit thay cho Potassium hydroxide bởi vì giá thành của chất này rẻ hơn nhiều. Tuy nhiên, Potassium hydroxide lại có những tác dụng mà NaOH không thể thay thế được:

Trong công nghiệp

– Là thành phần trong sản xuất phân bón chứa Kali phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

– Là dung dịch phục vụ cho ngành công nghiệp nhuộm vải, sợi,…

– Trong ngành công nghiệp luyện kim, chất này sử dụng trong quá trình tẩy rỉ sét và xử lý bề mặt của các kim loại và hợp kim không có khả năng ăn mòn.

– Là nguyên liệu chính để sản xuất những hợp chất có chứa Kali như Kali cacbonat (K2CO3),…trong sản xuất công nghiệp.

– Là một trong những nguyên liệu cần phải có để sản xuất dầu Diesel sinh học.

– Là chất được sử dụng để xử lý các loại da động vật, phục vụ cho ngành công nghiệp thuộc da.

– Potassium Hydroxide còn được sử dụng trong những nhà máy lọc dầu để loại bỏ các hợp chất có chứa lưu huỳnh và một số chất không cần thiết khác.

Trong sản xuất mỹ phẩm

+ Ứng dụng đặc trưng của Potassium Hydroxide chính là dùng trong sản xuất các loại mỹ phẩm. Nó được xem là một trong những thành phần không thể thiếu trong rất nhiều loại mỹ phẩm ngày nay.

+ Hóa chất này giúp làm trương nở carbomer và trung hòa độ pH. Nó không làm ảnh hưởng hay làm biến đổi các thành phần khác, không làm tăng khối lượng sản phẩm lên quá nhiều, giúp tạo bọt, cân bằng độ pH, hút nước cho mỹ phẩm.

+ Chất này được tìm thấy trong 90% sản phẩm chăm sóc và vệ sinh cá nhân.

+ Potassium Hydroxide cũng được dùng để chế tạo hoạt chất tẩy rửa và tạo bọt trong sữa tắm, dầu gội, kem tẩy lông.

Một số lưu ý khi sử dụng hóa chất KOH

+ KOH là một bazơ mạnh, có tính ăn mòn cao. Chúng có tính oxi hóa mạnh có thể làm biến đổi tế bào gốc, gây độc cấp tính hoặc mãn tính với môi trường thủy sinh

+ Cần phải tuân thủ an toàn lao động, và các biện pháp an toàn khác khi sử dụng hóa chất KOH. Tránh để KOH tiếp xúc trực tiếp với da, mắt, đường hô hấp hay đường tiêu hóa.

+ Nếu nhiễm độc KOH quá lâu có thể dẫn đến tử vong

-------------------------------

Ngoài Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch không có xảy ra phản ứng với nhau? đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Chuyên đề Hóa học lớp 9, Trắc nghiệm Hóa học 9, Lý thuyết môn Hóa học lớp 9 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
1 102
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Milky Nugget
    Milky Nugget

    👍👍👍👍👍👍

    Thích Phản hồi 06/09/22
    • ۶ⓣ❍p¹ℳųʀⓐɖ¹ĐạŤ¹
      ۶ⓣ❍p¹ℳųʀⓐɖ¹ĐạŤ¹

      💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 06/09/22
      • Thần Rừng
        Thần Rừng

        😉😉😉😉😉

        Thích Phản hồi 06/09/22

        Ôn tập Hóa 9

        Xem thêm