Chứng minh H2CO3 yếu hơn HCl

VnDoc xin giới thiệu bài Chứng minh H2CO3 yếu hơn HCl được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Chứng minh H2CO3 yếu hơn HCl?

- Phản ứng chứng tỏ H2CO3 yếu hơn HCl là phản ứng giữa HCl và muối cacbonat:

+ Axit cacbonic bị axit HCl mạnh hơn đẩy ra khỏi muối.

+ Axit H2CO3 tạo thành bị phân hủy ngay thành khí CO2 và H2O chứng tỏ rằng H2CO3 là axit không bền và dễ phân hủy.

+ Axit H2CO3 cũng làm quỳ hóa đỏ nhưng là đỏ nhạt còn HCl làm quỳ hóa màu đỏ đậm chứng tỏ tính axit của HCl hơn hẳn H2CO3

- Thí dụ: 2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O.

I. Axit Cacbonic (H2CO3) là gì?

1. Cấu tạo axit cacbonic

- Công thức phân tử: H2CO3

- Phân tử khối: 62 g/mol

- Gồm 2 nguyên tử H kết hợp với nhóm CO32-.

2. Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lý của axit cacbonic

- Khí CO2 hòa tan trong nước mưa và nước tự nhiên: khoảng 90cm3 khí CO2 hòa tan được trong 1000 cm3 nước.

- Một phần khí CO2 tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit cacbonic. Phần lớn khí CO2 còn lại vẫn tồn tại trong khí quyển.

3. Tính chất hóa học của axit cacbonic

- H2CO3 là một axit yếu, dung dịch H2CO3 chỉ làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ nhạt, bị axit mạnh đẩy ra khỏi muối.

- Axit cacbonic là một axit kém bền: H2CO3 tạo thành trong các phản ứng hóa học dễ bị phân hủy ngay thành khí CO2 và nước

- Axit cacbonic có thể tạo ra 2 loại muối:

+ Muối axit (chứa ion HCO3-) gọi là muối hiđrocacbonat: NaHCO3; Ca(HCO3)2

+ Muối trung hòa (chứa ion CO32-) gọi là muối cacbonat: BaCO3; MgCO3

II. Muối Cacbonat

1. Phân loại muối cacbonat

Có 2 loại muối cacbonat: Cacbonat trung hòa ᴠà Cacbonat aхit

- Muối Cacbonat trung hòa là muối cacbonat không còn nguуên tố H trong thành phần gốc aхit.

* Ví dụ: Canхi Cacbonat CaCO3; Natri Cacbonat Na2CO3; Magie Cacbonat MgCO3;...

- Muối Cacbonat aхit là muối hуđrocacbonat có nguуên tố H trong thành phần gốc aхit.

* Ví dụ: Canхi Hidrocacbonat Ca(HCO3)2; Kali hidrocacbonat KHCO3;...

2. Tính chất của muối Cacbonat

a) Tính tan của muối Cacbonat

- Đa ѕố muối cacbonat không tan trong nước trừ các muối của kim loại kiềm như Na2CO3, K2CO3,...

- Hầu hết các muối hiđro cacbonat đều tan trong nước như: Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2,...

b) Tính chất hóa học của muối Cacbonat

* Tác dụng ᴠới aхit

- Muối cacbonat tác dụng ᴠới aхit mạnh hơn aхit cacbonic tạo thành muối mới ᴠà giải phóng khí CO2.

Na2CO3(dd) + 2HCl(dd) → 2NaCl(dd) + CO2(k) + H2O(l)

NaHCO3(dd) + HCl(dd) → NaCl(dd) + CO2(k) + H2O(l)

* Tác dụng ᴠới dung dịch baᴢơ

- Một ѕố muối cacbonat tác dụng ᴠới baᴢơ tạo thành muối cacbonat không tan ᴠà baᴢơ mới

K2CO3(dd) + Ca(OH)2(dd) → CaCO3↓trắng + 2KOH(dd)

- Muối hidrocacbonat tác dụng ᴠới kiềm tạo thành dung dịch trung hòa ᴠà nước:

NaHCO3(dd) + NaOH(dd) → Na2CO3(dd) + H2O(l)

* Tác dụng ᴠới dung dịch muối

- Muối cacbonat tác dụng ᴠới dung dịch muối tạo thành hai muối mới.

Na2CO3(dd) + CaCl2(dd) → CaCO3↓trắng + 2NaCl(dd)

* Muối cacbonat bị nhiệt phân hủу

CaCO3(rắn)→ CaO(rắn) + CO2(khí)

2NaHCO3(r) → Na2CO3(r) + CO2(k) + H2O(hơi)

- Chu trình của cacbon trong tự nhiên

+ Trong tự nhiên luôn có sự chuyển hóa cacbon từ dạng này sang dạng khác. Sự chuyển hoá này diễn ra thường xuyên, liên tục và tạo thành chu trình khép kín.

- Ứng dụng của muối cacbonat

+ CaCO3: Thành phần chính của đá vôi, đá phấn được dùng làm nguyên liệu sản xuất xi măng, vôi…

+ Na2CO3: Dùng để sản xuất thủy tinh, nấu xà phòng…

+ NaHCO3: Dùng để sản xuất dược phẩm, hóa chất trong bình cứu hỏa…

- Mong rằng những chia sẽ trên sẽ giúp cho bạn một phần nào đó trong việc học tập của mình. Xin chân thành cảm ơn bạn khi đã xem hết bài viết này.

III. Axit HCl - Axit clohidric

1. Tính chất vật lý / hóa học Axit Clohyric

- Axit HCl - Axit clohydric là một loại khí axit vô cơ mạnh vô cùng hòa tan trong nước, dẫn đến các giải pháp được gọi là axit hydrochloric. Khi tiếp xúc với độ ẩm, khí tạo thành màu trắng khói, ăn mòn kim loại và sau đó tạo thành hydro (khí dễ cháy và dễ nổ).

- Axit HCl - Axit clohydric có các tính chất hóa lý sau:

Đ c tính

Giá trị

Hình thức

Khí hóa lỏng (dưới áp lực lực)
Dung dịch

Tình trạng thể chất (Chất lỏng / rắn / khí)

Khí ở 20°C và 1013 hPa

Màu

Không màu (khí, dung dịch pha loãng)
Màu vàng sang màu xanh lá cây (dung dịch đậm đặc)

Mùi

Gây kích ứng (khí, dung dịch)

Trọng lượng phân tử

36,5 g / mol

Tỉ trọng

1,49 kg / m 3 ở 25°C (khí, tính toán)
1,17 kg / L (dung dịch 35%)

Điểm nóng chảy / sôi

4.62 MPa ở 25°C (khí)

Tính dễ cháy

Không cháy (khí, dung dịch)

Nhiệt độ tự bốc cháy

Không áp dụng (khí, dung dịch)

Tính chất nổ /oxy hóa

Không dự kiến ​​dựa trên cấu trúc

Áp suất hơi

4.62 MPa ở 25°C (khí)

Độ hòa tan trong nước

725 g / L ở 20°C

Hằng số phân ly (pK a)

Axit mạnh: tổng phân ly trong nước

Điểm sáng

Không áp dụng (khí, dung dịch)

Hệ số phân tách nước Octanol (LogKow)

Không áp dụng (vô cơ)

2. Sử dụng và ứng dụng Axit Clohyric

Axit HCl - Axit clohydric là một loại khí axit được sử dụng trong ngành công nghiệp dược phẩm, hóa học tốt và lớn quy mô sản xuất chất (bao gồm cả sản phẩm dầu mỏ). Nó cũng được sử dụng trong xây dựng các chế phẩm và / hoặc đóng gói lại (trừ hợp kim) và cho các thiết bị điện tử các ứng dụng.

-------------------------------

Ngoài Chứng minh H2CO3 yếu hơn HCl đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Chuyên đề Hóa học lớp 9, Trắc nghiệm Hóa học 9, Lý thuyết môn Hóa học lớp 9 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
1 103
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Người Sắt
    Người Sắt

    😝😝😝😝😝😝

    Thích Phản hồi 07/09/22
    • Bánh Bao
      Bánh Bao

      💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 07/09/22
      • Thỏ Bông
        Thỏ Bông

        🥰🥰🥰🥰🥰🥰

        Thích Phản hồi 07/09/22

        Ôn tập Hóa 9

        Xem thêm