Chất nào sau đây góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit?

Chúng tôi xin giới thiệu bài Chất nào sau đây góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Chất nào sau đây góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit?

  1. Ozon.
  2. Dẫn xuất flo của hidrocacbon.
  3. Cacbon đioxit.
  4. Lưu huỳnh đioxit.

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Lưu huỳnh đioxit.

Giải thích:

SO2 góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit

1. Mưa axit là gì?

Mưa axit là tình trạng tích lũy và lắng đọng các chất gây ô nhiễm, trong đó có nước mưa. Điều đó khiến cho nước mưa có chứa độ pH dưới 5,6 và được tạo từ khí thải NO2, SO2 tích tụ trong quá trình con người tham gia các hoạt động sản xuất.

- Lưu huỳnh dioxit SO2 hay còn được gọi là sulfur dioxit, lưu huỳnh oxit, khí SO2, là một chất nặng hơn không khí, chiếm trong không khí rất ít. Với nhiều ứng dụng vượt bậc trong công nghiệp, trong sản xuất nhưng nếu không được kiểm soát thì lại có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho hệ sinh thái và sức khỏe con người.

2. Hợp chất SO2 là gì?

- Lưu huỳnh dioxit hay còn được gọi là sulfur dioxit, lưu huỳnh oxit, khí SO2. Đây là một hợp chất hóa học có tên gọi khác là lưu huỳnh dioxit, đây là sản phẩm chính khi đốt cháy lưu huỳnh. SO2 được sinh ra nhờ quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu, hoặc nấu chảy các loại quặng nhôm, sắt, kẽm, chì.

3. Tính chất vật lý của SO2

- Khí Sunfuro là chất khí, không màu, nặng hơn không khí, thường có mùi hắc, là khí độc và tan trong nước

- Có điểm nóng là -72oC và điểm sôi – 10oC. Ngoài ra, khí này còn có khả năng làm vẩn đục nước sôi và làm mất màu dung dịch brom và màu cánh hoa hồng.

4. Tính chất hóa học của oxit axit SO2

- SO2 tác dụng với nước, tác dụng với dung dịch bazo có thể tạo thành 2 loại muối sunfit và hidrosunfit

- Lưu huỳnh dioxit tác dụng với dung dịch bazo có thể tạo thành 2 loại muối sundfit và hidrosunfit

- Lưu huỳnh dioxit tác dụng với oxit bazo tạo thành muối

- SO2 còn vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa

5. Cách điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm

- Khí này thường được sinh ra nhiều nhất ở các núi lửa khi phun trào và nó có thể giải phóng hàng triệu tấn SO2 .

- Còn trong phòng thí nghiệm:

Na2SO3 + H2SO4 --> Na2SO4 + H2O + SO2

- Trong công nghiệp bằng cách đốt lưu huỳnh:

S + O2 (to) -→ SO2

- Đốt pyrit sắt:

FeS2 + 11O2 -→ 2Fe2O3 + 8SO2

6. Ứng dụng của khí SO2

- Khí SO2 có những ứng dụng nhất định trong cuộc sống như:

+ Là một chất trang gian để sản xuất ra axit sunfuric

+ Nguyên liệu tẩy trắng, giấy, bột, dung dịch đường…

+ SO2 dùng làm chất bảo quản cho các loại mứt quả sấy khô, các loại trái cây sấy khô khác do đặc tính chống được vi khuẩn. Là một chất bảo quản giúp duy trì màu sắc của hoa quả và ngăn ngừa sự thối rữa

+ Khí SO2 chất khử mùi, nó còn là chất tẩy trắng giấy và các vật liệu tinh tế như quần áo

+ Trong xử lý nước thải công nghiệp, nước thải đô thị, SO2 được dùng để xử lý nước có chứa Clo

+ Ngoài ra khí sunfuro còn là một chất làm lạnh, nó có thể dễ dàng cô đọng và có nhiệt độ bốc hơi cao

+ Sản xuất axit sunfuric H2SO4

+ Nguyên liệu tẩy trắng như giấy, bột giấy, dung dịch đường…

+ Dùng làm chất bảo quản cho các loại mứt quả sấy khô

+ Kháng khuẩn và chống oxy hóa trong sản xuất rượu vang

7. Tác hại của khí lưu huỳnh đioxit SO2

- Khí SO2 là một mối nguy hại đáng kể với môi trường, chúng có mặt trong khói thuốc lá, khí thải của các nhà máy, phương tiện giao thông, hệ thống lò sưởi, sấy, là loại khí sản sinh ra khi đốt cháy các nguyên liệu như than, dầu và nấu chảy kim loại.

- Gây giảm tầm nhìn bởi SO2 và các oxit lưu huỳnh khác có thể phản ứng với các hợp chất khác trong khí quyển để tạo thành các hạt mịn làm giảm tầm nhìn.

- SO2 gây ô nhiễm bầu không khí và là một trong những chất gây ra mưa axit làm ăn mòn công trình, phá hoại cây cối, hoa màu… Ở nồng độ quá cao, sẽ gây hại thực vật bởi tác động làm hỏng lá, ngăn cản sự phát triển bình thường của cây. Là một oxit axit có khả năng tạo ra mưa axit gây hại cho hệ sinh thái.

- Lưu huỳnh dioxit còn có thể gây khó thở, nóng rát trong mũi và cổ họng, đây là nguyên nhân của bệnh viêm phổi, viêm đường hô hấp, viêm mắt.

- Không chỉ vậy, SO2 có thể có thể kết hợp các hạt nước nhỏ để tạo thành các hạt H2SO4 nhỏ li ti, xâm nhập qua phổi vào hệ thống bạch huyết.

- Còn trong máu, khí sunfuro có thể gây ra rất nhiều phản ứng hóa học để làm giảm dự trữ kiềm , gây rối loạn chuyển hóa đường và protein, gây thiếu vitamin B và C, tạo ra methemoglobine để chuyển Fe2+ thành Fe3+ gây tắc nghẽn mạch máu cũng như làm giảm khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu.

- Những vùng chịu tác động của lò, các cơ sở sản xuất này là những nơi cư trú rất nguy hiểm nên cần di chuyển ngay đến khu vực khác.

8. Cách xử lý khí SO2 hiệu quả

- Bên cạnh những doanh nghiệp để mua sử dụng khí SO2 thì có những khu công nghiệp, nhà máy thường xuyên phát thải khí SO2 ra bên ngoài môi trường. Hiện nay có 3 phương pháp giúp xử lý cũng như hấp thụ khí SO2 hiệu quả nhất, đó là:

Hấp thụ lưu huỳnh dioxit bằng dung dịch xút

- Hiện nay có một vài ứng dụng trong nước dung tháp phun kết hợp với tháp đệm lọc SO2 bằng dung dịch Xút NaOH thay cho dung dịch vôi.

- Dung dịch này, sẽ có thể tránh được nhược điểm của dùng vôi là bị nghẹt hệ thống phun dung dịch và chỉ hấp thụ SO2.

- Tuy nhiên cách này sẽ gây tốn kém vì tốn khá nhiều Xút, và còn đòi hỏi là khí thải phải được làm nguội trước khi qua xử lý.

Hấp thụ khí SO2 bằng dung dịch sữa vôi

Sữa vôi khi được trộn vào tháp sấy khô và dùng khí thải từ lò đốt làm các chất cấp nhiệt. Hạt dung dịch khô dần trong khí thải, hấp thụ khí SO2 và được thu lại trong bắt bụi sau buồng phun.

Hấp thụ khí SO2 bằng dung dịch Soda

- Chúng ta có thể thay dung dịch NaOH bằng dung dịch Soda để hấp thụ khí SO2

- Khu vực đun nấu cần thông thoáng và cải tiến bếp đun để có thể cháy hết nhiên liệu, nhiên liệu lưu ý đến nơi cư trú thuộc khu vực chịu ảnh hưởng của khói các nhà máy nhiệt điện dùng than hoặc dầu khí, các lò gạch, lò gốm thủ công.

-------------------------------

Ngoài Chất nào sau đây góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit? đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Chuyên đề Hóa học lớp 9, Trắc nghiệm Hóa học 9, Lý thuyết môn Hóa học lớp 9 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
1 396
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Laura Hypatia
    Laura Hypatia

    🤟🤟🤟🤟🤟🤟

    Thích Phản hồi 06/09/22
  • Thần Rồng
    Thần Rồng

    💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 06/09/22
  • Đinh Đinh
    Đinh Đinh

    🥰🥰🥰🥰🥰🥰

    Thích Phản hồi 06/09/22

Ôn tập Hóa 9

Xem thêm