Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hợp chất hữu cơ là gì?

VnDoc xin giới thiệu bài Hợp chất hữu cơ là gì? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Hợp chất hữu cơ là gì?

Trả lời:

Các hợp chất hữu cơ (hay organic compound), là một lớp lớn của các hợp chất hóa học mà các phân tử của chúng có chứa carbon. Các hợp chất hữu cơ có thể có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc do các phản ứng nhân tạo.

Sự phân chia giữa hợp chất hữu cơ và hợp chất vô cơ mang tính tùy ý có nguyên nhân lịch sử; tuy nhiên, nói chung thì các hợp chất hữu cơ được định nghĩa như là các hợp chất có liên kết carbon-hiđrô, và các hợp chất vô cơ là những hợp chất còn lại. Vì thế axít cacbonic được coi là hợp chất vô cơ, trong khi axít formic là hợp chất hữu cơ, mặc dù đôi khi người ta vẫn gọi nó là "axít cacbonous" và anhydride của nó, carbon mônôxít, là một chất vô cơ.

Tên gọi "hữu cơ" là một tên gọi lịch sử, có lẽ có từ thế kỷ 19, khi người ta tin rằng các hợp chất hữu cơ chỉ có thể tổng hợp trong cơ thể sinh vật thông qua cái gọi là vis vitalis - "lực sống". Thuyết cho rằng các hợp chất hữu cơ về cơ bản là khác biệt với các "hợp chất vô cơ", nghĩa là không được tổng hợp thông qua "lực sống", đã bị bác bỏ do sự tổng hợp urê (NH2)2C=O, một hợp chất hữu cơ, từ xyanat kali và sulfat nhôm bởi Friedrich Wöhler.

Phần lớn các hợp chất hữu cơ tinh khiết được sản xuất nhân tạo; tuy nhiên, thuật ngữ "hữu cơ" cũng được sử dụng để miêu tả các sản phẩm được sản xuất mà không có các hóa chất nhân tạo (xem sản xuất hữu cơ).

Cần phân biệt hợp chất hữu cơ với vật chất hữu cơ (tên tiếng Anh organic matter (cách đọc tiếng Việt o-gơ-nic mát-tơ)).

1. Các hợp chất hữu cơ là gì?

Khái niệm:

Các hợp chất hữu cơ (organic compound) là những hợp chất hóa học mà trong phân tử có sự hiện diện của nguyên tử cacbon trừ cacbua, cacbonat, cacbon oxit, xyanua. Ví dụ như đường, cồn, khi metan, xăng, khí gas,..

Phân loại:

Các hợp chất hữu cơ thường liên quan đến các quá trình sinh học tạo nên và thường được chia thành hai loại là hidrocacbon và dẫn xuất của hidrocacbon.

+ Hidrocacbon: phân tử chỉ gồm 2 nguyên tố C (cacbon) và H (hidro)

Ví dụ: CH4 (metan), C2H4 (etilen), C6H6 (benzene),…

+ Dẫn xuất của Hidrocacbon: có nguyên tố khác như oxi, nito, clo,… ngoài cacbon và hidro

Ví dụ: C2H5OH (cồn), C12H22O11 (đường), CH3COOH (giấm ăn),…

Ngoài ra còn được phân loại theo mạch cacbon gồm: hợp chất hữu cơ mạch vòng và hợp chất hữu cơ mạch không vòng. Được chia chi tiết hơn trong mỗi loại.

Hợp chất hữu cơ có ở đâu?

Hợp chất hữu cơ có thể có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc do các phản ứng nhân tạo và nó có ở xung quanh ta trong hầu hết các loại lương thực thực phẩm, cơ thể người, cơ thể sinh vật và trong các loại đồ dùng.

2. Cách đọc tên hợp chất hữu cơ

Như vậy chúng ta đã biết được hợp chất hữu cơ là gì, cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ cũng như những yếu tố ảnh hưởng tới chúng. Nhưng làm sao để có thể phân loại chúng dễ dàng thì chúng ta phải dựa vào cách gọi tên hợp chất hữu cơ. Và đó là điều rất khó nếu chúng ta không nắm được nguyên tắc chính xác.

Có rất nhiều cách gọi tên hợp chất hữu cơ và mỗi loại có những đặc điểm riêng.

– Gọi tên thông thường: Không tuân theo quy tắc khoa học nào, thường xuất hiện từ xưa và bắt nguồn từ nguyên liệu hoặc tên nhà bác học tìm ra, hoặc một địa điểm nào đó trong tính chất của hợp chất đó.

Ví dụ: Axit axetic (axit giấm) hay Olefin (khí dầu),…

– Tên gốc + tên gốc chức. C2H5Cl ⇒ Etyl clorua; C2H5 – O – CH3 ⇒ Etyl metyl ete

– Gọi tên thay thế. Tên thay thế được viết liền, không viết cách như tên gốc chức, phân làm ba phần như sau:

Tên phần thế (có thể không có) + Tên mạch cacbon chính +(bắt buộc phải có) + Tên phần định chức (bắt buộc phải có)

Vd như CH3 – CH(OH) – CH = CH2 ⇒ but-3-en-2-ol

*Tên một số nhóm hidrocacbon thường gặp.

– Gốc (nhóm) no ankyl: CH3 – metyl, CH3-CH2-etyl, CH3[CH2]2CH2-butyl,…

– Gốc (nhóm) không no: CH2=CH- vinyl; CH2=CH-CH2-anlyl,…

– Gốc (nhóm) thơm: C6H5-: phenyl; C6H5-CH2-: benzy

– Gốc (nhóm) anđehit-xeton: CH3-CO-: axetyl, C6H5CO-: benzoyl,…

3.Tính chất vật lý, tính chất hóa học của các hợp chất hữu cơ

Tính chất vật lý

+ Các hợp chất hữu cơ thường dễ bay hơi do có nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy thấp.

+ Phần lớn các hợp chất hữu cơ tan nhiều trong dung môi hữu cơ nhưng không tan hoặc ít tan trong nước.

Tính chất hóa học

+ Các hợp chất hữu cơ thường dễ cháy, kém bền với nhiệt.

+ Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm và không hoàn toàn theo một hướng nhất định tạo ra hỗn hợp sản phẩm.

4. Ứng dụng của hợp chất hữu cơ trong đời sống

Khí (C1 - C4)

+ Sản phẩm là quá trình chưng cất dưới 80 độ C.

+ Được hóa lỏng cho vào bình gas hoặc các đường dẫn khí để đun nấu hoặc sưởi ấm.

+ Cung cấp nhiệt cho hệ thống sưởi ấm và các nhà máy.

Xăng

+ Là sản phẩm chưng cất dầu mỏ ở 40 -> 80 độ C.

+ Là nhiên liệu quan trọng cho hầu hết các phương tiện giao thông.

Dầu hỏa và dầu điezen

+ Là nhiên liệu cho phương tiện giao thông vận tải lớn được tinh chế qua quá trình chưng cất áp suất cao.

+ Dầu hỏa (C10 – C16)

+ Là sản phẩm tinh chế có được qua quá trình chưng cất ở nhiệt độ từ 180 – 220 độ C.

+ Được điều chế từ dầu mỏ để thắp sáng, làm nguyên liệu chủ yếu cho động cơ phản lực.

+ Diezen (C16 –C21)

+ Được chưng cất ở nhiệt độ khoảng 260 – 300 độ C.

+ Nhiên liệu cho động cơ đốt trong cần công suất lớn như xe tải, tàu hỏa,…

Dầu nhờn và nhựa đường

+ Dầu nhờn: dùng để bôi trơn cho các động cơ, máy móc công nghiệp, là sản phẩm mazut khi chưng cất ở áp suất cao.

+ Nhựa đường: là một trong những ứng dụng quan trọng nhất của mazut dầu mỏ, là sản phẩm chưng cất ở áp suất thấp.

-------------------------------

Ngoài Hợp chất hữu cơ là gì? đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Chuyên đề Hóa học lớp 9, Trắc nghiệm Hóa học 9, Lý thuyết môn Hóa học lớp 9 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Laura Hypatia
    Laura Hypatia

    😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 08/09/22
    • Sunny
      Sunny

      💯💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 08/09/22
      • Thiên Bình
        Thiên Bình

        👍👍👍👍👍👍

        Thích Phản hồi 08/09/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Ôn tập Hóa 9

        Xem thêm