Thành phần nguyên tố và cấu tạo nguyên tử của Protein
Chúng tôi xin giới thiệu bài Thành phần nguyên tố và cấu tạo nguyên tử của Protein được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Nêu thành phần nguyên tố và cấu tạo nguyên tử của Protein?
Câu hỏi: Nêu thành phần nguyên tố và cấu tạo nguyên tử của Protein?
Trả lời:
- Thành phần nguyên tố của protein: chủ yếu là C, H, O, N và một lượng nhỏ S, P, kim loại…
- Cấu tạo phân tử:
+ Protein có phân tử khối rất lớn (từ vài vạn đến vài triệu đvC) và có cấu tạo rất phức tạp.
+ Protein được tạo ra từ các amino axit, mỗi phân tử amino axit tạo thành một "mắt xích" trong phân tử protein.
1. Protein là gì?
Protein (phát âm tiếng Anh: /ˈproʊˌtiːn/, phát âm tiếng Việt: prô-tê-in, còn gọi là chất đạm) là phân tử sinh học, hay đại phân tử, gồm nhiều amino acid liên kết lại với nhau. Protein thực hiện rất nhiều chức năng bên trong tế bào, bao gồm các phản ứng trao đổi chất có xúc tác, sao chép DNA, đáp ứng lại kích thích, và vận chuyển phân tử từ một vị trí đến vị trí khác. Các protein khác nhau chủ yếu ở trình tự của các amino acid cấu thành (trình tự này lại được quy định bởi trình tự nucleotide của các gen quy định tương ứng) và ở kết quả của giai đoạn cuộn gấp protein (protein folding) thành những cấu trúc 3 chiều xác định lên chức năng của nó.
2. Phân loại Protein
Protein rất linh hoạt trong cơ thể của chúng ta khi chúng có thể chuyển mình sang một vài cấu trúc liên quan để thực hiện các chức năng sinh học khác nhau. Theo nguồn gốc có 2 loại đó là theo động vật và theo thực vật.
Protein có nguồn gốc từ động vật thường phổ biến hơn và được nhiều người biết tới. Đó là những thực phẩm như thịt, trứng, cá, sữa,…là những protein quý bởi nó chứa hàm lượng protein cao.
Protein có nguồn gốc từ thực vật liệu bạn có quên “em ấy” không? Đó là những thực phẩm như dòng họ nhà đậu, gạo, mì, ngô, hạt dinh dưỡng,…đấy! Tuy có hàm lượng protein không cao bằng động vật, nhưng đây lại được đánh giá cao vì là nguồn cung cấp protein lành mạnh cho cơ thể chúng ta.
3. Trạng thái tự nhiên và thành phần cấu tạo
– Protein có trong cơ thể người, động vật và thực vật như lòng trắng trứng, sữa, hạt, tóc, sừng…
– Thành phần nguyên tố chủ yếu của protein là C, H, O, N và một lượng nhỏ S, P, kim loại. Khi thủy phân protein thu được hỗn hợp các amino axit H2N – R – COOH
4. Tính chất của Protein
Phản ứng thủy phân: Khi đun nóng protein với dung dịch axit, dung dịch bazơ hay nhờ xúc tác của enzim, các liên kết peptit trong phân tử protein bị phân cắt dần, tạo thành các chuỗi polipeptit và cuối cùng thành hỗn hợp các α – amino axit.
Sự phân hủy bởi nhiệt
- Khi đun nóng mạnh hoặc đốt cháy, protein bị phân hủy tạo thành những chất bay hơi và có mùi khét (giống như tóc, thịt cháy).
- Sự đông tụ: Khi đun nóng hoặc cho thêm hóa chất (rượu etylic, axit…) xảy ra sự kết tủa hay đông tụ protein, thí dụ đun nóng lòng trắng trứng.
5. Vai trò của Protein
Khi tuổi càng nhiều hơn, năng lượng tiêu thụ (calo) là một vấn đề đáng được lưu tâm. Protein có vai trò quan trọng vì nó giúp cơ bắp chắc khỏe hơn. Cung cấp protein từ nguồn thực phẩm đa dạng nhằm giúp duy trì cơ bắp khỏe mạnh và cân bằng với các thành phần dinh dưỡng khác.
6. Hàm lượng Protein cần thiết cho cơ thể
Cơ thể người phụ nữ cần 46 gram protein mỗi ngày, phụ thuộc và tuổi tác và mức độ hoạt động thể chất hàng ngày. Nam giới cần nhiều hơn, vào khoảng 56 gram protein mỗi ngày. Khi con người càng già đi, cơ thể cần nhiều protein hơn nhằm duy trì cơ thể khỏe mạnh. Trong một vài trường hợp đặc biệt như mắc bệnh lý về thận, cơ thể cần ít protein hơn. Ăn các thực phẩm giàu protein giúp bạn no lâu hơn, do đó có thể giúp hạn chế sử dụng các thực phẩm giàu calo.
7. Protein có tác dụng gì đối với cơ thể?
Chăm sóc da
Bạn đã từng nghe đến việc bổ sung collagen từ mặt nạ mỡ heo chưa? Nghe có vẻ lạ nhưng đó là một trào lưu của vài năm về trước đấy. Vậy từ đâu mà có những lời mách nhau như thế nhỉ?
Thực chất, collagen là 1 loại protein dạng sợi quan trọng đối với làn da của chúng ta. Các chuyên gia nghiên cứu đã nhận định rằng, collagen cung cấp cho các tế bào, mô và cơ quan như da được phục hồi và sản sinh liên tục. Và việc giảm nếp nhăn cùng với sự trẻ hóa của làn da phụ thuộc vào collagen trong cơ thể của chúng ta rất nhiều.
Chăm sóc tóc
Hãy thử ngắm nghía thành phần dinh dưỡng của dầu xả hoặc dầu gội nhà mình như thế nào các bạn nhé! Theo nhiều thông tin, protein giúp cho tóc chắc khỏe và bảo vệ tóc khỏi bị hư tổn, vì điều này mà nhiều nhà sản xuất đã thêm protein vào thành phần của dầu gội hoặc dầu xả của mình đấy!
Cải thiện sức khỏe của xương
Collagen ngoài việc chăm sóc da, nó còn được vang tên khi nói về sức khỏe của xương. Khi cơ thể tập luyện nặng, collagen trong cơ thể sẽ ngăn ngừa khớp bị chấn thương và giữ cho chúng luôn khỏe mạnh.
Cải thiện sức khỏe cơ bắp
Đây là chức năng quen thuộc nhất mà protein luôn được nhắc tới, đặc biệt ở các phòng tập gym cả nhà nhỉ? Không phải vô cớ mà các huấn luyện viên lại khuyến khích bạn bổ sung protein cho cơ thể nếu muốn cơ bắp như người mẫu đâu nha.
Khi tìm hiểu về protein, các nhà khoa học đánh giá protein đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các khối cơ trong cơ thể, chúng có mặt trong các mô cơ dưới dạng nhiều vi chất. Và đặc biệt hơn nữa khi sự phát triển của cơ phụ thuộc vào sự đầy đủ của protein trong cơ thể.
Tăng cường hệ miễn dịch
Kháng nguyên là các vi khuẩn, vi rút hay còn gọi là yếu tố lạ gây bệnh cho cơ thể.
Kháng thể hay còn gọi là các protein đặc biệt có khả năng tự bảo vệ cơ thể chúng ta. Và các kháng thể này có thể phát hiện ra những “kẻ gây bệnh” trong cơ thể chúng ta nữa cơ.
Khi phát hiện ra kẻ thù gây bệnh, cơ thể sẽ phản ứng với các kháng nguyên để biết xem chúng thuộc nhóm vi khuẩn hay vi rút nào rồi sau đó sẽ tạo ra các kháng thể cụ thể để vô hiệu hóa các kháng nguyên ấy.
Cung cấp năng lượng cho cơ thể
Protein cấu thành nên enzyme, những enzyme này hoạt động như một chất xúc tác sinh học với nhiệm vụ cao quý là chuyển hóa thức ăn thành năng lượng cho cơ thể.
Nếu cùng so sánh với carbs và chất béo, cứ 1g carbs sẽ tạo ra 4 calo và 1g chất béo có hẳn 9 calo, trong khi 1g protein cũng chỉ cho chúng ta có 4 calo mà thôi. Nhưng khi chất béo xấu có thể làm tăng cholesterol lên cao ảnh hưởng đến thành mạch máu và tim mạch; carbs xấu thì gặp các triệu chứng như tiểu đường, còn protein thì không như vậy, nó được xem là nguồn cung cấp calo tuyệt vời hơn cả.
-------------------------------
Ngoài Thành phần nguyên tố và cấu tạo nguyên tử của Protein đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Chuyên đề Hóa học lớp 9, Trắc nghiệm Hóa học 9, Lý thuyết môn Hóa học lớp 9 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.