Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm học 2023 - 2024
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn ngữ văn lớp 9 có đáp án
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 được VnDoc sưu tầm và chia sẻ. Tài liệu sẽ giúp các em học sinh hệ thống lại những kiến thức đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9, định hướng phương pháp giải bài tập cụ thể. Ngoài ra việc tham khảo tài liệu còn giúp các em học sinh rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải đề thi. Dưới đây là nội dung chi tiết, các em tham khảo nhé
Đề thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Văn số 1
PPHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ….. TRƯỜNG THCS … | ĐÈ KHẢO KIỂM TRA GIƯA KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 9 Năm học: 2022-2023 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) |
I, PHẦN ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi.
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
(SGK Ngữ Văn 9, tập 2)
1. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Của tác giả nào?
2. Kể tên một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên và nêu tác dụng cảu biện pháp tu từ đó.
3. Từ hình ảnh trái tim trong câu thơ trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn để nói về những „ trái tim” những y bác sĩ đang ngày đêm chiến đấu để góp phần thắng lợi trong cuộc chiến chống dịch bệnh covid 19 hiện nay.
II. PHẦN LÀM VĂN
Suy nghĩ của em về mùa xuân thiên nhiên, đất nước và cảm xúc của Thanh Hải trong đoạn thơ sau:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao…
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ, SGK Ngữ văn 9, tập 2)
Đáp án đề thi giữa kì 2 lớp 9 môn Văn
Câu | Yêu cầu | Điểm |
1 | 1. Hai câu thơ trên trích trong tác phẩm: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của tác giả Phạm Tiến Duật | 0,5 |
2. Biện pháp tư từ trong hai câu thơ: Hoán dụ - một trái tim– lấy một bộ phận để chỉ toàn thể. - Tác dụng: trái tim là hình ảnh biểu trưng cho người lính lái xe với tình yêu nước và lí tưởng với cách mạng đã dũng cảm, ngoan cường, bất chấp mọi khó khăn, thử thách, quyết hi sinh vì miền Nam thân yêu. | 0,5 0,25 0,25 | |
3. - Về kĩ năng (1 điểm) Biết cách làm bài nghị luận xã hội vấn đề rút ra từ một đoạn trích, bài viết sáng rõ, lập luận chặt chẽ, logic… Người viết vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận, các phương thức biểu đạt nhằm tạo sự sinh động, hấp dẫn cho đoạn văn - Về nội dung (1 điểm) Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần nêu được những ý chính sau đây: + Giống với người lính lái xe, những y, bác sĩ cũng dũng cảm, quên mình vì nhiệm vụ cứu người. + Họ là điểm tựa tinh thần cho gia đình, đồng nghiệp và là niềm hi vọng của mỗi quốc gia.. | 1 1 | |
3 | A. Yêu cầu về kĩ năng - Có kỹ năng nghị luận về một đoạn thơ; thể hiện được sự cảm thụ tinh tế. - Nêu được vẻ đẹp của biển và niềm vui của người lao động qua từ ngữ, hình ảnh trong đoạn thơ. - Văn viết trong sáng, có cảm xúc. B. Yêu cầu về kiến thức A. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Trích dẫn thơ. B. Thân bài: KHỔ 1: - “Mọc giữa dòng sông xanh / Một bông hoa tím biếc”: + Bức tranh xuân xứ Huế đã bắt đầu được hoà phối bởi những gam màu rất đặc trưng ( xanh – tím). + Phép đảo trật tư giữa hai câu thơ làm cho tứ thơ động hẳn lên trong sự sinh thành, nảy nở, khởi sắc của sự sống. + Một bông hoa tím biếc khiêm nhường dung dị mọc giữa dòng sông xanh dịu dàng, thơ mộng. Trời xanh, nước xanh, in đậm sắc màu cây cỏ thành dòng sông xanh, vừa làm nổi bật màu tím của hoa, lại vừa tạo nên sự hài hoà sắc màu thanh khiết giữa một vũ trụ trong trẻo của đất trời xứ Huế. -> Chỉ vài nét phác hoạ, tác giả đã tái hiện trước mắt ta một bức tranh xuân tươi tắn, thoáng đãng và thoang thoảng hương vị của đất cố đô. - “Ơi con chim chiền chiện / Hót chi mà vang trời”: + Trong cái rạo rực của đất trời tác giả còn nghe được khúc ca xuân vang vọng trong tiếng hót của chim chiền chiện. Tiếng hót ngân vang rót sự sống vào bức tranh xuân tươi vui sống động. + Nhà thơ như đang trò chuyện với mùa xuân, tha thiết, đằm thắm ơi...hót chi mà... + Câu thơ tràn đầy cảm xúc bởi tình yêu quê hương và thiên nhiên đất trời voà xuân. - “Từng giọt long lanh rơi / Tôi đưa tay tôi hứng”: + Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, ngôn ngữ giàu tính tạo hình, cảm nhận tinh tế, nhạy cảm. + Nhà thơ như muốn thu cả mùa xuân vào lòng mình từ tiếng chim trong vắt và long lanh như viên ngọc mùa xuân ban tặng cho đất nước, cuộc sống, con người. + Nhà thơ đang trân trọng nâng niu từng nguồn sống bé nhỏ bằng một chỉ đầy khát khao “Tôi đưa tay tôi hứng”. Thanh Hải khát khao ôm lấy sự sống vào mình. + Từng giọt long lanh cứ thấm dần vào đôi bàn tay, rồi khẽ chạm vào tâm hồn đang say sưa, ngây ngất của tác giả trước vẻ đẹp diệu kì của mùa xuân quê hương. KHỔ 2: - Trong tình cảm chân thành về quê hương, Thanh Hải chuyển sang mạch xúc cảm về mùa xuân đất nước với cặp hình ảnh sáng tạo “người cầm súng”, “người ra đồng”, đẹp như hai vế đối mừng xuân để nói đến hai lực lượng chủ yếu của cách mạng, biểu trưng cho hai nhiệm vụ của đất nước: chiến đấu và lao động, bảo vệ và xây dựng đất nước. - Điệp ngữ “lộc”: Thiên nhiên của mùa xuân vẫn tươi tắn qua hình ảnh “lộc” non đang có mặt khắp nơi nơi. - Ý tưởng thơ không mới nhưng hình ảnh thơ lại rất sáng tạo: + “Lộc” không nằm trên những cành non + “Lộc” gắn với người cầm súng ra trận, “lộc” gắn với người nông dân ra đồng. + “Lộc” được dùng với hai lớp nghĩa: nhành non và nghĩa ẩn dụ là sức sống, thế vươn lên, sức phát triển...... -> Phải chăng hình ảnh mùa xuân của đất trời đọng lại trong hình ảnh lộc non, đã theo người cầm súng và người ra đồng. Chính họ là những con người đã và đang đi gieo lộc cho đất nước, đem xuân về trên mọi miền Tổ quốc thân yêu. Họ là người làm ra mùa xuân và bảo vệ mùa xuân cho đất nước. - “Tất cả như hối hả / Tất cả như xôn xao”: + Điệp cấu trúc + hai từ láy + Làm tăng nhịp điệu mùa xuân, nhịp điệu sống của đất nước trong cảm nhận của nhà thơ. Xuân tràn trề, xuân rạo rực, rộn lên không khí khẩn trương hồ hởi náo nức bắt tay vào cuộc sống mạnh mẽ. Cả đất nước đang rộn ràng đi lên giữa mùa xuân tươi đẹp. KHỔ 3: Từ những con người cụ thể, nhà thơ nghĩ về mùa xuân đất nước trong cảm nhận khái quát chan chứa cảm xúc tự hào. - Bốn nghìn năm lịch sử hào hùng của dân tộc mà chất chồng bao vất vả, gian lao của cha ông trở về trên từng câu chữ của Thanh Hải. - Để rồi, trong gian lao, đất nước ấy, dân tộc ấy vẫn vững vàng, kiêu hãnh sánh ngang cùng nhân loại trong nguồn sáng không bao giờ tắt của một vì sao. - Đất nước như vì sao / so sánh: Chỉ là một vì sao khiêm nhường như một vì sao xa nhưng lại chất chứa tự hào: vì sao ấy vẫn mãi tỏa sáng, sức sống Việt Nam vẫn mãi trường tồn, bất diệt. Tương lai Tổ quốc vẫn mãi sáng trên bầu trời nhân loại. c. Kết bài: - Khái quát nội dung nghệ thuật. - Liên hệ bản thân. | |
C. Biểu điểm + Điểm 5: Bài làm đạt các yêu cầu trên. Văn viết mạch lạc, có cảm xúc, bố cục hợp lí, không mắc lỗi diễn đạt thông thường. + Điểm 4: Bài làm cơ bản đạt các yêu cầu trên, nhất là yêu cầu về nội dung. Có thể còn vài sai sót nhưng ảnh hưởng không đáng kể. Văn viết trôi chảy, có thể mắc vài ba lỗi diễn đạt nhưng không làm sai ý người viết. + Điểm 3: Bài làm đạt khoảng nửa số ý. Diễn đạt chưa tốt nhưng đã làm rõ đuợc ý. Còn mắc một số lỗi diễn đạt nhưng không phải lỗi nặng. + Điểm 1,2: Bài làm chưa đạt yêu cầu trên. Nội dung quá sơ sài, diễn đạt yếu. Mắc nhiều lỗi về câu, từ, chính tả. + Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp Lưu ý: Giám khảo căn cứ vào Tiêu chuẩn cho điểm để cho các điểm khác, có thể lẻ 0,25 điểm. |
Đề thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Văn số 2
I. Đọc hiểu văn bản (4đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Chúng ta nhận rõ cái kì diệu của văn nghệ khi chúng ta nghĩ đến những người rất đông, không phải ở trốn trong một cơ quan bí mật, không phải bị giam trong một nhà pha, mà bị chung thân trong cuộc đời u tối, vất vả không mở được mắt. Những người đàn bà nha quê lam lũ ngày trước, suốt đời đầu tắt mặt tối, sống tối tăm, vậy mà biến đổi khác hẳn, khi họ ru con hoặc hát ghẹo nhau bằng một câu ca dao, khi họ chen nhau say mê xem một buổi chèo. Câu ca dao tự bao giờ truyền lại đã gieo vào bóng tối những cuộc đời cực nhọc ấy một ánh sáng, lay động những tình cảm, ý nghĩ khác thường. Và ánh đèn buổi chèo, những nhân vật ra trò, những lời nói, những câu hát làm cho những con người ấy trong một buổi được cười hả dạ hay rỏ giấu một giọt nước mắt. Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống.”
(Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi)
Câu 1 (0,5đ): Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 (0,5đ): Đối tượng được tác giả nêu ra trong đoạn trích là gì?
Câu 3 (1đ): Sự kì diệu của văn nghệ được tác giả thể hiện như thế nào?
Câu 4 (2đ): Qua đoạn trích, anh/chị hiểu thế nào về tầm quan trọng của văn nghệ?
II. Làm văn (6đ):
Phân tích 3 khổ thơ cuối của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải.
Đề thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Văn số 3
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Con ếch nghễnh ngãng và bài học mặc kệ những lời đàm tiếu
Một đàn ếch đang di chuyển qua cánh rừng thì 2 con ếch không may bị rơi xuống hố sâu. Những con ếch khác cùng xem cái hố sâu đến chừng nào và kết luận rằng, hố quá sâu để có thể vượt ra ngoài. Chúng khuyên 2 con ếch kia rằng hãy giữ sức, vì chẳng có hy vọng gì đâu. Phớt lờ những lời nói đó, 2 con ếch bị rơi xuống hố vẫn nỗ lực tìm cách nhảy ra khỏi hố. Những con ếch trên miệng hố, không những không động viên mà còn khuyên chúng hãy từ bỏ đi. Một trong 2 con ếch sau vài lần thử nhảy đã kiệt sức và chấp nhận buông xuôi. Trong khi đó, con ếch còn lại càng nhảy càng hăng hơn và cuối cùng nó lấy hết sức nhảy vọt ra khỏi cái hố. Khi ra ngoài, những con ếch khác hỏi rằng: "Cậu không nghe thấy chúng tôi nói gì sao?". Con ếch nhỏ đã giải thích rằng, vì nó bị điếc nên nó nghĩ rằng cả đàn ếch đã cổ vũ nó cố gắng nhảy ra ngoài.
Câu 1 (0,5đ): Phương thức biểu đạt chính của câu chuyện trên là gì?
Câu 2 (0,5đ): Nêu nội dung chính của câu chuyện trên.
Câu 3 (1đ): Bài học được rút ra qua câu chuyện là gì?
Câu 4 (1đ): Nêu cảm nhận của em về hình ảnh chú ếch con nhảy vọt ra khỏi cái hố.
II. Làm văn (7đ)
Câu 1 (2đ): Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện trên.
Câu 2 (5đ): Có ý kiến: ''Sang thu không chỉ là khúc giao mùa nhẹ nhàng, bâng khuâng mà còn là lời thầm thì, triết lí, sâu lắng'' em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Đề thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Văn số 4
Câu 1 (2,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
(SGK Ngữ Văn 9, tập 2)
a) Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Của tác giả nào?
b) Kể tên các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên. Nêu hiệu quả diễn đạt của biện pháp tu từ ở hình ảnh "mặt trời trong lăng".
c) Chép hai câu thơ có hình ảnh "mặt trời" trong một bài thơ mà em đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 9 (ghi rõ tên và tác giả bài thơ).
Câu 2 (3,0 điểm) Suy nghĩ của em về câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách".
Câu 3 (5,0 điểm) Mùa xuân thiên nhiên, đất nước và cảm xúc của Thanh Hải trong đoạn thơ sau:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao...
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ, SGK Ngữ văn 9, tập 2)
Đáp án đề thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Văn
Câu 1
a. Hai câu thơ trên trích trong tác phẩm: "Viếng lăng Bác" của tác giả Viễn Phương
b. Các biện pháp tư từ trong hai câu thơ: Nhân hoá, ẩn dụ, điệp ngữ (Sai một biện pháp trừ 0,25 điểm)
- BPTT ẩn dụ: "Mặt trời trong lăng".
- Tác dụng hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng":
- Viễn Phương ca ngợi sự vĩ đại, công lao của Bác Hồ với non sông đất nước.
- Thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn của nhân dân đối với Bác. Bác sống mãi với non sông đất nước.
c. Hai câu thơ có hình ảnh mặt trời:
"Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng"
- Bài thơ: "Khúc rát ru những em bé lớn trên lưng mẹ".
- Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm
Câu 2
A. Yêu cầu về hình thức:
- Học sinh biết cách trình bày bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Một bài văn ngắn, bài viết phải có đủ 3 phần: Nêu vấn đề, triển khai vấn đề, kết thúc vấn đề, biết vận dụng các thao tác khi làm văn nghị luận.
B. Yêu cầu về nội dung:
a) Mở bài:
- Giới thiệu, dẫn dắt vào vấn đề cần giải thích.
- Trích dẫn câu tục ngữ.
b) Thân bài:
* Giải thích:
- Nghĩa đen:
- "Lá lành": Là những chiếc lá còn nguyên vẹn, lành lặn.
- "Lá rách": Là những chiếc lá không còn nguyên vẹn, không lành lặn.
- => Khi gói bánh nếu bọc lá lành ở bên ngoài, lá rách ở bên trong thì ta tận dụng được cả lá rách mà trông chiếc bánh vẫn đẹp.
- Nghĩa bóng:
- "Lá lành": Là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người có cuộc sống đầy đủ, ấm no, hạnh phúc...
- "Lá rách": Là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn, kém may mắn...
- "Đùm": Bao bọc, che chở, bảo vệ.
- => Câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách" khuyên nhủ mọi người phải biết yêu thương đồng loại, biết tương thân tương ái, giúp đỡ chia sẻ, đùm bọc đồng loại nhất là những người có hoàn cảnh éo le, kém may mắn...
* Vì sao câu tục ngữ lại khuyên chúng ta phải "lá lành đùm lá rách"?
- Trong cuộc sống, ai cũng có lúc gặp khó khăn, hoạn nạn (khi gặp thiên tai, địch hoạ, lúc hoạn nạn ốm đau ...) vì thế con người phải biết nương tựa vào nhau để vượt qua.
- Tình thương là thước đo phẩm chất nhân cách của con người.
- Mọi người đùm bọc, che chở, thương yêu nhau... sẽ cho ta thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn, sống nhân đạo hơn, xã hội ngày một văn minh, tốt đẹp hơn.
- Nhân ái, yêu thương đã trở thành truyền thống của dân tộc Việt Nam.
- Thực tế đã cho thấy, nhờ có tinh thần lá lành đùm lá rách đã giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách; giúp dân tộc ta đánh thắng mọi thù trong giặc ngoài, bảo vệ nền độc lập (dẫn chứng)
* Cần làm gì để thực hiện lời dạy của câu tục ngữ?
- Lòng nhân ái phải xuất phát từ tình cảm chân thành, thấu hiểu, cảm thông giữa người với người chứ không phải là lối ban ơn trịch thượng.
- Tinh thần tương thân tương ái phải được thể hiện ở những việc làm cụ thể: săn sóc người già yếu, bệnh tật, an ủi người đau thương, giúp đỡ trẻ mồ côi, chi viện cho đồng bào bị thiên tai, dịch bệnh... (liên hệ những việc làm cụ thể của HS: phong trào góp quần áo, sách vở ủng hộ nhân dân bị thiên tai: mua tăm ủng hộ người mù......)
* Mở rộng vấn đề:
- Phê phán, nhắc nhở những người ích kỉ, thờ ơ, vô cảm với nỗi đau của người khác
c) Kết bài:
- Khẳng định quan niệm sống đúng đắn của câu tục ngữ, mỗi người cần phải học tập và phát huy.
- Liên hệ bản thân: Cần có lòng nhân ái, ý thức đoàn kết, tương thân, tương trợ...
Câu 3
A. Yêu cầu về kĩ năng
- Có kỹ năng nghị luận về một đoạn thơ; thể hiện được sự cảm thụ tinh tế.
- Nêu được vẻ đẹp của biển và niềm vui của người lao động qua từ ngữ, hình ảnh trong đoạn thơ.
- Văn viết trong sáng, có cảm xúc.
B. Yêu cầu về kiến thức
a. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Trích dẫn thơ.
b. Thân bài:
* KHỔ 1:
- "Mọc giữa dòng sông xanh / Một bông hoa tím biếc":
- Bức tranh xuân xứ Huế đã bắt đầu được hoà phối bởi những gam màu rất đặc trưng ( xanh – tím).
- Phép đảo trật tư giữa hai câu thơ làm cho tứ thơ động hẳn lên trong sự sinh thành, nảy nở, khởi sắc của sự sống.
- Một bông hoa tím biếc khiêm nhường dung dị mọc giữa dòng sông xanh dịu dàng, thơ mộng. Trời xanh, nước xanh, in đậm sắc màu cây cỏ thành dòng sông xanh, vừa làm nổi bật màu tím của hoa, lại vừa tạo nên sự hài hoà sắc màu thanh khiết giữa một vũ trụ trong trẻo của đất trời xứ Huế.
- -> Chỉ vài nét phác hoạ, tác giả đã tái hiện trước mắt ta một bức tranh xuân tươi tắn, thoáng đãng và thoang thoảng hương vị của đất cố đô.
- "Ơi con chim chiền chiện / Hót chi mà vang trời":
- Trong cái rạo rực của đất trời tác giả còn nghe được khúc ca xuân vang vọng trong tiếng hót của chim chiền chiện. Tiếng hót ngân vang rót sự sống vào bức tranh xuân tươi vui sống động.
- Nhà thơ như đang trò chuyện với mùa xuân, tha thiết, đằm thắm ơi...hót chi mà...
- Câu thơ tràn đầy cảm xúc bởi tình yêu quê hương và thiên nhiên đất trời voà xuân.
- "Từng giọt long lanh rơi / Tôi đưa tay tôi hứng":
- Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, ngôn ngữ giàu tính tạo hình, cảm nhận tinh tế, nhạy cảm.
- Nhà thơ như muốn thu cả mùa xuân vào lòng mình từ tiếng chim trong vắt và long lanh như viên ngọc mùa xuân ban tặng cho đất nước, cuộc sống, con người.
- Nhà thơ đang trân trọng nâng niu từng nguồn sống bé nhỏ bằng một chỉ đầy khát khao "Tôi đưa tay tôi hứng". Thanh Hải khát khao ôm lấy sự sống vào mình.
- Từng giọt long lanh cứ thấm dần vào đôi bàn tay, rồi khẽ chạm vào tâm hồn đang say sưa, ngây ngất của tác giả trước vẻ đẹp diệu kì của mùa xuân quê hương.
* KHỔ 2:
- Trong tình cảm chân thành về quê hương, Thanh Hải chuyển sang mạch xúc cảm về mùa xuân đất nước với cặp hình ảnh sáng tạo "người cầm súng", "người ra đồng", đẹp như hai vế đối mừng xuân để nói đến hai lực lượng chủ yếu của cách mạng, biểu trưng cho hai nhiệm vụ của đất nước: chiến đấu và lao động, bảo vệ và xây dựng đất nước.
- Điệp ngữ "lộc": Thiên nhiên của mùa xuân vẫn tươi tắn qua hình ảnh "lộc" non đang có mặt khắp nơi nơi.
- Ý tưởng thơ không mới nhưng hình ảnh thơ lại rất sáng tạo:
- "Lộc" không nằm trên những cành non
- "Lộc" gắn với người cầm súng ra trận, "lộc" gắn với người nông dân ra đồng.
- "Lộc" được dùng với hai lớp nghĩa: nhành non và nghĩa ẩn dụ là sức sống, thế vươn lên, sức phát triển......
- -> Phải chăng hình ảnh mùa xuân của đất trời đọng lại trong hình ảnh lộc non, đã theo người cầm súng và người ra đồng. Chính họ là những con người đã và đang đi gieo lộc cho đất nước, đem xuân về trên mọi miền Tổ quốc thân yêu. Họ là người làm ra mùa xuân và bảo vệ mùa xuân cho đất nước.
- "Tất cả như hối hả / Tất cả như xôn xao":
- Điệp cấu trúc + hai từ láy
- Làm tăng nhịp điệu mùa xuân, nhịp điệu sống của đất nước trong cảm nhận của nhà thơ. Xuân tràn trề, xuân rạo rực, rộn lên không khí khẩn trương hồ hởi náo nức bắt tay vào cuộc sống mạnh mẽ. Cả đất nước đang rộn ràng đi lên giữa mùa xuân tươi đẹp.
* KHỔ 3: Từ những con người cụ thể, nhà thơ nghĩ về mùa xuân đất nước trong cảm nhận khái quát chan chứa cảm xúc tự hào.
- Bốn nghìn năm lịch sử hào hùng của dân tộc mà chất chồng bao vất vả, gian lao của cha ông trở về trên từng câu chữ của Thanh Hải.
- Để rồi, trong gian lao, đất nước ấy, dân tộc ấy vẫn vững vàng, kiêu hãnh sánh ngang cùng nhân loại trong nguồn sáng không bao giờ tắt của một vì sao.
- Đất nước như vì sao / so sánh: Chỉ là một vì sao khiêm nhường như một vì sao xa nhưng lại chất chứa tự hào: vì sao ấy vẫn mãi tỏa sáng, sức sống Việt Nam vẫn mãi trường tồn, bất diệt. Tương lai Tổ quốc vẫn mãi sáng trên bầu trời nhân loại.
c. Kết bài:
- Khái quát nội dung nghệ thuật.
- Liên hệ bản thân.
C. Biểu điểm
- Điểm 5: Bài làm đạt các yêu cầu trên. Văn viết mạch lạc, có cảm xúc, bố cục hợp lí, không mắc lỗi diễn đạt thông thường.
- Điểm 4: Bài làm cơ bản đạt các yêu cầu trên, nhất là yêu cầu về nội dung. Có thể còn vài sai sót nhưng ảnh hưởng không đáng kể. Văn viết trôi chảy, có thể mắc vài ba lỗi diễn đạt nhưng không làm sai ý người viết.
- Điểm 3: Bài làm đạt khoảng nửa số ý. Diễn đạt chưa tốt nhưng đã làm rõ được ý. Còn mắc một số lỗi diễn đạt nhưng không phải lỗi nặng.
- Điểm 1,2: Bài làm chưa đạt yêu cầu trên. Nội dung quá sơ sài, diễn đạt yếu. Mắc nhiều lỗi về câu, từ, chính tả.
- Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp
* Lưu ý: Giám khảo căn cứ vào Tiêu chuẩn cho điểm để cho các điểm khác, có thể lẻ 0,25 điểm.
Đề thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Văn số 5
Phần I (5,0 điểm)
Bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương được coi là "một thứ tiếng lòng giản dị, hồn nhiên mà âm vang của nó còn thổn thức lòng người mãi mãi".
(Theo Lê Bảo, Tìm hiểu vẻ đẹp tác phẩm văn học Ngữ văn 9)
1. Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và chép chính xác khổ thơ diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng.
2. Chỉ rõ và cho biết hiệu quả diễn đạt của một hình ảnh ẩn dụ trong khổ thơ em vừa chép.
3. Cho câu văn: Trong bài thơ "Viếng lăng Bác", ngoại cảnh chỉ được miêu tả chấm phá vài nét, còn chủ yếu tác giả bộc lộ tâm trạng, cảm xúc yêu thương, ngưỡng mộ của mình đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Coi câu trên là câu chủ đề, em hãy viết tiếp khoảng 8 đến 10 câu văn để hoàn thành đoạn diễn dịch. Trong đoạn có sử dụng khởi ngữ và phép thế để liên kết câu. (Gạch chân và chú thích)
Phần II (2,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Bước vào thế kỉ mới, muốn "sánh vai cùng các cường quốc năm châu" thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy, khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới - nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.
(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, trang 28)
1. Đoạn trích trên được rút ra từ văn bản nào? Của ai?
2. Trong đoạn văn, tác giả viết: "Bước vào thế kỉ mới, muốn sánh vai cùng các cường quốc năm châu thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu".
Vậy những điểm mạnh và điểm yếu của người Việt Nam được tác giả trình bày trong văn bản trên là gì?
Phần III (2,0 điểm)
Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về tinh thần tự học. Với Người, nguyên lý và phương thức học được tóm gọn như sau: "Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học dân".
Hãy viết một bài văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của em về nguyên lý và phương thức học tập của Bác.
Đáp án đề thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Văn
Phần I (5,0 điểm)
Câu 1 HS nêu được:
- Hoàn cảnh sáng tác: Sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi 1976.
- Chép chính xác khổ thơ (Sai 1 lỗi trừ 0,25 điểm, trừ đến hết điểm)
Câu 2 HS chỉ rõ và cho biết hiệu quả diễn đạt của một hình ảnh ẩn dụ trong khổ thơ vừa chép. Nêu được 1 trong 3 ý sau:
- Hình ảnh vầng trăng dịu hiền gợi nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác và những vần thơ tràn đầy ánh trăng của Người.
- Hình ảnh trời xanh gợi nghĩ đến ý nghĩa sâu xa: Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước, như trời xanh còn mãi. Người đã hoá thành thiên nhiên, đất nước, dân tộc.
- Nghe nhói ở trong tim: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác gợi tả cái nhói đau tê tái đến cực độ của nhà thơ và cũng là tâm trạng cảm xúc của những người đã vào lăng viếng Bác khi nghĩ về sự ra đi của Người.
Câu 3 HS dựa vào bài thơ, hoàn thành một đoạn văn nghị luận khoảng 9 đến 11 câu theo cách lập luận diễn dịch để làm rõ ý cho câu chủ đề đã cho, trong đó có sử dụng khởi ngữ và phép thế để liên kết câu (gạch dưới và chú thích).
- Hình thức
- Đúng hình thức đoạn văn, triển khai theo cách lập luận diễn dịch, không có sai sót lớn về diễn đạt.
- Có khởi ngữ
- Có phép thế
- Nội dung: Khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật, có lí lẽ, dẫn chứng để làm rõ ý cho câu chủ đề: Trong bài thơ "Viếng lăng Bác", ngoại cảnh chỉ được miêu tả chấm phá vài nét, còn chủ yếu tác giả bộc lộ tâm trạng, cảm xúc yêu thương, ngưỡng mộ của mình đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Ngoại cảnh chỉ được miêu tả chấm phá vài nét (hàng tre, mặt trời, dòng người vào lăng viếng Bác...)
- Tâm trạng, cảm xúc yêu thương, ngưỡng mộ của nhà thơ đối với Bác.
Phần II (2,0 điểm)
Câu 1 HS nêu được:
- Những câu văn trên được rút ra từ tác phẩm "Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới"
- Tác giả là Vũ Khoan
Câu 2 HS nêu được những điểm mạnh, điểm yếu của người Việt Nam được tác giả trình bày trong văn bản:
- Thông minh, nhạy bén với cái mới, nhưng hổng kiến thức cơ bản và thiếu kĩ năng thực hành
- Cần cù sáng tạo nhưng thiếu tỉ mỉ, không tôn trọng quy trình công nghệ, làm tắt
- Đoàn kết trong chiến tranh nhưng đố kị trong làm ăn, thích ứng nhanh nhưng khôn vặt, không trọng chữ "tín", sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức...
Phần III (3,0 điểm)
* HS đảm bảo các yêu cầu sau:
- Hình thức: Có cấu trúc đúng với cấu trúc một bài văn nghị luận
- Nội dung: Trình bày được suy nghĩ của riêng mình về
- Nguyên lý học tập của Bác
- Phương thức học tập của Bác.
Đề thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Văn số 6
Phần I: Tiếng Việt (2,0 điểm)
Câu 1: Những từ ngữ được gạch chân trong các câu văn sau (Trích từ truyện ngắn “Làng” – Kim Lân, Ngữ văn 9) thuộc thành phần gì?
a, Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.
b, Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?
c, Ồ, sao mà độ ấy vui thế.
d, Ông cứ vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức.
Câu 2:
a, Nêu khái niệm hàm ý.
b, Tìm câu chứa hàm ý trong đoạn trích sau và cho biết nội dung của hàm ý đó.
Mẹ nó nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:
- Vô ăn cơm!
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:
- Cơm chín rồi!
Anh cũng không quay lại.
Phần II: Đọc – Hiểu văn bản (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
"Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo còn bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề”.
a, Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? của ai?
b, Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó?
c, Từ nhận định trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 15 – 20 câu trình bày suy nghĩ của em về tình trạng học chay, học vẹt của học sinh hiện nay. (Bài làm có đánh số thứ tự câu)
Phần III: Tập làm văn (5,0 điểm)
Phân tích nhân vật bé Thu trong đoạn trích truyện "Chiếc lược ngà" (SGK Ngữ văn 9 - Tập 1) của Nguyễn Quang Sáng.
Đáp án đề thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Văn
I. Tiếng Việt
Câu 1: HS xác định được:
a, Có lẽ: Thành phần biệt lập tình thái
b, Này: Thành phần biệt lập gọi đáp
c, Ồ: Thành phần biệt lập cảm thán
d, Điều này: Thành phần khởi ngữ
Câu 2:
- Khái niệm: Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
- HS xác định được:
+ Câu có chứ hàm ý: Cơm chín rồi!
+ Nội dung hàm ý: Ông vô ăn cơm đi!
II. Đọc – Hiểu văn bản
a/ HS nêu được
- Tên văn bản: " Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới"
- Tên tác giả: Vũ Khoan
b / Nêu hoàn cảnh sáng tác:
- Bài viết đăng trên tạp chí "Tia sáng" năm 2001 - được in vào tập "Một góc nhìn của trí thức"
- Bài viết ra đời trong thời điểm những năm đầu thế kỉ XXI - thời điểm quan trọng trên con đường phát triển và hội nhập thế giới.
c/ Viết đoạn văn
* Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: Học sinh viết được đoạn văn ngắn nghị luận về hiện tượng đời sống có nội dung như yêu cầu, biết dùng lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, có vận dụng các thao tác lập luận để làm sáng tỏ một vấn đề.
- Nếu HS không viết đúng thành đoạn văn trừ 0,25 điểm
- Nếu HS viết nhiều hoặc ít hơn số câu quy định, không đánh số thứ tự câu trừ 0,25 điểm.
* Yêu cầu về kiến thức
- Dẫn dắt nêu vấn đề nghị luận
- Giải thích:
+ Học chay là lối học thiên về sách vở, xa rời thực tế, không thực hành chỉ là lối học xuông về lí thuyết...
+ Học vẹt là lối học thuộc lòng câu chữ, học mà không hiểu bản chất của vấn đề chỉ như một con vẹt nói theo…
- Biểu hiện: một bộ phận sinh viên chỉ học lí thuyết, không thực hành ra thực tế không đáp ứng được nhu cầu công việc; Trong một số nhà trường thiếu thiết bị, GV không sử dụng thiết bị thường xuyên…; 1 số HS không tìm hiểu cặn kẽ kiến thức chỉ học thuộc lòng …
- Học chay, học vẹt gây hậu quả nghiêm trọng:
+ Tư duy, năng lực suy nghĩ không phát triển
+ Không hiểu sâu, nắm chắc vấn đề
+ Thụ động trong tiếp thu tri thức
+ Khả năng ứng dụng, thực hành kém
+ Từ đó nảy sinh các vấn đề tiêu cực như quay cóp, gian lận khi thi cử....
- HS học chay học vẹt do nhiều nguyên nhân:
+ Do chương trình học nặng về lí thuyết khô khan, cứng nhắc nên một bộ phận HS chán học, học chống đối...
+ Một số phụ huynh tạo áp lực cho con cái mà chưa có định hướng cụ thể
+ HS chưa có ý thức, chưa có phương pháp học đúng đắn, chưa có động cơ học tập rõ ràng, trong khi game, Facebook ...chiếm khoảng thời gian lớn của họ...
- Giải pháp khắc phục hiện tượng trên:
+ Gia đình, nhà trường cần phối hợp chặt chẽ để bài trừ kiểu học tiêu cực này. Phụ huynh cần có những định hướng cụ thể trong việc học của con cái
+ Nhà trường - người thầy cần có những phương pháp giảm áp lực cho HS trong từng bộ môn, tăng cường thực hành ...
+ HS tự giác học tập, xác định động cơ, phương pháp học rõ ràng...
- Khái quát, khẳng định vấn đề. Mở đoạn, kết đoạn làm tốt
Lưu ý: Trên đây chỉ là một hướng triển khai, nếu HS có những trình bày khác, hợp lí vẫn chấp nhận.
III. Tập làm văn
1. Mở bài
- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm:…
- Khái quát đặc điểm nhân vật: Tính cách bướng bỉnh ương ngạnh nhưng có tình yêu thương cha sâu sắc.
Cách cho điểm
Mức tối đa: (0,25 điểm) Đủ các ý trên, diễn đạt trong sáng
Mức chưa đạt:(0 điểm): Thiếu các ý trên, diễn đạt chưa trong sáng
2. Thân bài
* Luận điểm 1: Giới thiệu chung về nhân vật bé Thu: từ nhỏ bé Thu đã phải sống xa ba, tám năm sau ba của bé Thu mới trở về thăm con lại mang vết sẹo dài trên mặt nên bé không nhận ra ba. Bé từ chối mọi sự quan tâm chăm sóc của ông. Đến khi được bà ngoại giải thích bé đã nhận ra ba thì cũng là lúc ông Sáu phải quay trở lại chiến trường.
* Luận điểm 2: Phân tích đặc điểm của nhân vật bé Thu: Có tính cách cứng cỏi, ngang ngạnh nhưng có tình yêu thương ba sâu sắc.
- Hình ảnh bé Thu trước khi nhận ra ông Sáu là ba.
+ Gặp cha sau 8 năm xa cách Thu hốt hoảng. giật mình, kêu bỏ chạy
+ Những ngày sau đó vẫn không nhận ba, bướng bỉnh lạnh lùng không chịu gọi ông Sáu là ba, nói năng cộc lốc, trống không, không nhờ chắt nước cơm
+ Đến bữa cơm khi ông Sáu gắp trứng cá cho nó, nó hắt ra khỏi bát cơm, cơm bắn tung tóe. Bị ông Sáu đánh nó không khóc, bỏ sang bà ngoại
-> Nhận xét đánh giá: Phản ứng tâm lí của Thu là hoàn toàn tự nhiên không đáng trách vì em còn quá nhỏ không hiểu được tình cảnh của chiến tranh. Thu vẫn là đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ đáng qúy, nhưng có tình yêu thương ba sâu nặng. Nó chỉ yêu thương ba khi tin chắc đó chính là ba của mình….
- Hình ảnh bé Thu sau khi nhận ra ông Sáu là ba.
+ Ở bên ngoại, nghe ngoại giảng giải Thu nằm im, thở dài, lăn lội. Nó ân hận hối tiếc.
+ Sáng hôm sau nó theo ngoại về thật sớm,vẻ mặt khác thường
+ Khi ông Sáu chào từ biệt con thì tình cha con bùng cháy trong bé Thu:
. Kêu thét gọi ba..
. Ôm chặt ba, hôn ba cùng khắp….
. Không cho ba đi, đòi ba mua cho cây lược..
->Nhận xét đánh giá: Đó chính là biểu hiện của tình yêu thương cha sâu nặng, nồng nàn đang trào dâng trong tâm hồn bé Thu. Hình như nó nhận ra sự lỗi lầm nên rất ân hận xót xa. Nó đang muốn bù đắp những hụt hẫng đã qua cho ông Sáu bằng hành động và tình yêu thương của mình. Tình cảm ấy dồn nén nay lại bùng lên ào ạt, hối hả, mãnh liệt, cảm động. ..
* Luận điểm 3: Nhận xét đánh giá.
- Với cách lựa chọn ngôi kể phù hợp, xây dụng tình huống chuyện bất ngờ hợp lý, hình như nhà văn đã hóa thân vào nhân vật để chứng kiến cảnh ngộ không cầm được nước mắt, gieo vào lòng người đọc tình cha con bất tử trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
- Tác giả am hiểu tâm lí trẻ em nên đã diễn tả một cách sâu nặng tâm hồn, tình cảm của bé Thu một cách sâu sắc, gây ấn tượng trong lòng người đọc về một cô bé hồn nhiên ngây thơ nhưng có tình yêu thương cha sâu sắc và cảm động, cứng cỏi trong cá tính nhưng lại rất rõ ràng, dứt khoát trong tình cảm
- Hình ảnh bé Thu hiện lên thật ấn tượng, tiêu biểu cho thiếu nhi Việt Nam trong những năm chống Mĩ với tâm hồn trong trẻo, hồn nhiên, yêu thương, tự hào về thế hệ cha anh. Nhân vật trong tác phẩm đã tỏa sáng giá trị nhân văn cao đẹp.
Cách cho điểm
- Mức tối đa: Đủ các ý trên, diễn đạt trong sáng:( 4 - 4,5 điểm)
- Mức chưa tối đa:
+ Đủ các ý trên,diễn đạt chưa trong sáng:(3 – 3,75 điểm)
+ Đủ các ý trên, diễn đạt chưa trong sáng, đôi chỗ diễn đạt lủng củng: (2 – 2,75 điểm)
+ Chưa đủ các ý trên, diễn đạt lủng củng: (1 - 1,75 điểm)
- Mức chưa đạt: Diễn đạt lủng củng, không có các ý trên: (0,25 – 0,75 điểm)
3. Kết bài
- Khẳng định lại thành công của tác phẩm trong việc xây dựng hình ảnh bé Thu.
- Tình cảm của Thu đối với ba làm người đọc vô cùng xúc động.
*Cách cho điểm:
- Mức tối đa: Đủ các ý trên, diễn đạt trong sáng: 0,25 điểm
- Mức chưa đạt: Không rõ các ý trên, diễn đạt lủng củng: 0 điểm
Sau khi tải xong đề thi trên, mời các bạn tải thêm các đề thi học kì 2 các môn khác qua chuyên mục Đề thi học kì 2 lớp 9 của chúng tôi. Chúc các bạn ôn thi tốt và đạt kết quả cao.
.............................................
Ngoài Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9, các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 9 mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt.