Bộ đề thi học kì 2 lớp 9 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Đồng Nai qua các năm
Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Đồng Nai
VnDoc gửi tới các bạn tổng hợp Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Đồng Nai qua các năm. Đây là bộ đề tham khảo hay cho các em học sinh ôn luyện và làm quen với nhiều dạng đề khác nhau. Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn này sẽ giúp các bạn chuẩn bị tốt cho kì thi cuối học kì 2 sắp tới nói chung và ôn thi kiểm tra cuối học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 nói riêng. Mời các bạn và thầy cô tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Link tham khảo chi tiết:
- Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Đồng Nai 2019 - 2020
- Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn Sở GD&ĐT Đồng Nai năm 2020 - 2021
- Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Đồng Nai 2021-2022
- Đề thi học kì 2 Văn 9 Sở GD&ĐT Đồng Nai năm 2022 - 2023
Lưu ý: Các đề thi và đáp án tham khảo có trong file tải, mời các bạn tải về tham khảo trọn bộ
1. Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Đồng Nai 2022 - 2023
SỞ GD&ĐT TỈNH ĐỒNG NAI ĐỀ CHÍNH THỨC | ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II, NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC 2022-2023 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) |
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Ba thật sự không biết với những người cha khác thì họ ước muốn như thế nào về đứa con trai của mình, điều họ mong mỏi vĩ đại ra sao, tham vọng của họ lớn đến mức nào. Còn ba, ba chỉ muốn con trở thành một người khỏe mạnh. Luôn sẵn sàng khỏe mạnh để thích nghi với bất cứ hoàn cảnh nào xảy đến.
[...] Việc con sinh ra ở thành phố, với ba là một thiệt thòi, khi con không có nhiều cơ hội như ba ngày xưa sinh ra ở ruộng đồng. Ba biết rồi đây, con sẽ có lúc ngơ ngác khi phải học cách phân biệt rõ ràng con châu chấu khác với con dế chỗ nào, con bò khác con trâu chỗ nào, con cá trê khác con cá lóc chỗ nào. Nên ba muốn con không cần phải nhiều tiền mới chịu đi đây đó khám phá những vùng đất bao gồm cả con người và thiên nhiên. Bất cứ lúc nào con có thể đi, hãy đi. Ba muốn con hiểu biết về nơi con sống, về văn hóa, phong tục, tập quán và thậm chí là những món ăn ngon. Nhưng ba cũng muốn con hiểu biết cả những nơi người khác sống khi con là một du khách ghé thăm. Kiến thức là vô hạn, con hãy học và trải nghiệm nhiều nhất có thể trong khả năng của con. Không cần phải đi đến tất cả mọi nơi, nhưng phải đi vì đó là điều cần thiết để con trưởng thành.
(Trích Chúng ta sống có vui không? Nguyễn Phong Việt, NXB Phụ nữ Việt Nam, tr.131-132)
Câu 1 (0.75 điểm). Xác định khởi ngữ có trong phần in đậm của đoạn trích.
Câu 2 (0.75 điểm). Chỉ ra một trong những điều mà người cha mong muốn ở con.
Câu 3 (0.5 điểm). Nêu tác dụng của phép liệt kê được sử dụng trong câu văn: Ba biết rồi đây, con sẽ có lúc ngơ ngác khi phải học cách phân biệt rõ ràng con châu chấu khác với con đế chỗ nào, con bò khác con trâu chỗ nào, con cá trê khác con cá lóc chỗ nào.
Câu 4 (1.0 điểm). Em có đồng tình với ý kiến của người cha: Việc con sinh ra ở thành phố là một thiệt thòi không? Vì sao?
LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm). Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của những chuyến trải nghiệm thực tế.
Câu 2 (5.0 điểm). Cảm nhận hai khổ thơ sau:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
(Trích Sang thu, Hữu Thỉnh, SGK Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục)
HẾT -
2. Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Đồng Nai 2021 - 2022
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
Có một câu chuyện thế này: Một cậu bé tên là Dumas có niềm đam mê với văn chương. Cậu đã nhiều lần gửi bản thảo đến nhà xuất bản tạp chí nhưng đều bị từ chối. Người cha biết tin bèn gợi ý: “Tại sao con không gửi kèm một lá thư, trong đó, con hãy viết con là con của Dumas (1) ta, như vậy mọi việc sẽ dễ dàng hơn". Cậu bé nói: "Con không muốn đứng trên vai cha để hái quả, bởi nếu có hái được quả thì với con, nó cũng chẳng có vị gì”.
Đã có không ít người dựa dẫm vào danh tiếng của người khác để thành công nhưng ngạn ngữ có câu: "Không quan trọng bạn đi chậm thế nào, quan trọng là bạn không bao giờ dừng lại". Chỉ cần có nghị lực, sự kiên trì, bền bỉ thì có thể chinh phục được mọi thứ.
(Trích Nhẹ tênh giữa chênh vênh tuổi trẻ, Lê Hoàng San, NXB Phụ nữ Việt Nam, 2022, tr. 87-88)
Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn trích.
Câu 2. Người cha đã gợi ý cho Dumas điều gì khi biết các bản thảo của con được gửi đến nhà xuất bản đều bị từ chối?
Câu 3. Xác định hàm ý của câu: Con không muốn đứng trên vai cho để hái quả, bởi nếu có hãi được quả thì với con, nó cũng chẳng có vị gì?
Câu 4. Em có đồng ý với quan điểm: Chỉ cần có nghị lực, sự kiến trì, bền bi thì có thể chính phục được mọi thứ không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Em hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của tính tự lập đối với mỗi người.
Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận đoạn thơ sau:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tim biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao ...
(Trích Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải, SGK Ngữ văn 9, tập 2, trang 55, 56)
- Hết-
3. Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn Sở GD&ĐT Đồng Nai
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI | KIỂM TR HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề |
I/ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Mùa tháng mười gặt hái xong, đồng trải rộng mênh mông. Ba một mình giữ luôn cả ba con trâu nhạy họng có tiếng của Năm. Còn Năm thì lom khom mót từng bông lúa rơi rụng đem đổi bún nhà bà Hai khóm cuối làng. Trưa đến, trời nắng như đổ lửa, diều hâu lượn cao tít giữa nền trời trong xanh, hí buồn bã. Hai đứa gom trâu lại, dắt nhau vào ngôi mộ cổ, nằm lăn ra, ăn bún nóng với khế chua, mắm sống. Trong những bữa tiệc như thế, bao giờ Ba cũng luôn mồm quát: “Cái con nhỏ này, có bao nhiêu khế chua mày cứ giành mà ngốn hết!”. Và Năm cũng phụng phịu cự lại: “Anh ăn mặn như quỷ, không chừa em một con mắm sống nào cả…”.
[..]
Qua rồi những ngày đầu cạo trọc cho dễ đánh nhau, tóc để chỏm cho mát đầu. Qua rồi những ngày cởi áo phanh ngực cho bạn bắt đỉa. Qua rồi những ngày rủ nhau lặn xuống nước, mở trừng mắt nhìn sát vào nhau xem ai chớp mắt trước…
Vắng nhau vài buổi, anh chàng Ba thường đứng mãi sau chuôi cày, nhìn ra trước đầu đôi trâu bất trị, lòng bâng khuâng vô hạn khi nghe một cô hàng xóm đi lấy chồng, khi thấy một nhành cau tươi, một vài thiếp trầu nhà ai tặng mẹ, đặt giữa bàn.
(Trích Những ngày thơ ấu - Hoàng Văn Bốn, dẫn theo Tài liệu dạy học Ngữ văn địa phương Đồng Nai, Trần Thanh Bình (Chủ biên), NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2018)
Câu 1. (0,5 điểm) Chỉ ra một phép liên kết hình thức được sử dụng trong hai câu văn sau: Ba một mình giữ luôn cả ba con trâu nhạy họng có tiếng của Năm. Còn năm thì lom khom mót từng bông lúa rơi rụng đem đồi bùn nhà bà Hai khóm cuối làng.
Câu 2. (0,5 điểm) Nhân vật Ba có tâm trạng như thế nào khi nghe một cô hàng xóm đi lấy chồng, khi thấy một nhành cau tươi, một vài thiếp trầu nhà ai tặng mẹ, đặt giữa bàn?
Câu 3. (1,0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau: Qua rồi những ngày đầu cạo trọc cho dễ đánh nhau, tóc để chỏm cho mát đầu. Qua rồi những ngày cởi áo phanh ngực cho bạn bắt đỉa. Qua rồi những ngày rủ nhau lặn xuống nước, mà trừng mắt nhìn sát vào nhau xem ai chớp mắt trước..
Câu 4. (1,0 điểm) Em nhận xét gì về cuộc sống của những đứa trẻ và tình cảm của nhà văn được thể hiện trong đoạn trích?
II/LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày ý nghĩa của những kí ức tuổi thơ đối với mỗi người.
Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận đoạn thơ sau:
Ngày ngày mặt trời di qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bày mươi chín mùa xuân…
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
(Trích Viếng lăng Bác - Viễn Phương - Ngữ văn 9, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2020)
3. Đề thi học kì 2 Văn 9 Sở GD&ĐT Đồng Nai 2019
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI | KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN: Ngữ văn lớp 9 |
I/ ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua YM, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã biết hết về nhau mà không cần thốt lên lời. Có phải vậy không? Có phải ta cũng như loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm. Tiếng nói con người dùng để làm gì nếu không phải để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu. Nếu muốn được hiểu thì phải lắng nghe. Nếu muốn được lắng nghe thì phải nói trước đã. Vậy thì còn ngần ngữ chi nữa, hãy nói với nhau đi. Nói với ba với mẹ, với anh chị, với em, với bạn bè…Đừng chát, email, đừng post lên Facebook, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất, hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí để gọi nhau một tiếng “ơi” dịu dàng!
Một tiếng người thực sự ân cần, yêu thương, quan tâm, gần gũi… Và chắc chắn, không phải là chiêm bao.
(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn - Phạm Lữ ân, NXB Hội Nhà văn 2019)
Câu 1. (0,5 điểm) Xác định và gọi tên một thành phần biệt lập có trong đoạn trích)
Câu 2. (0,5 điểm) Chỉ ra hai phép liên kết hình thức được sử dụng trong đó đoạn trích
Câu 3. (1,0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của một phép tu từ đưa sử dụng, trong câu: Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất hãy nhấc điện thoại lên, thậm chi chỉ để gọi nhau một tiếng "..." dịu dàng !.
Câu 4. (1,0 điểm) Em có đồng tình với ý kiến: Chúng ta gặp nhau qua YM, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày để đa biết hết, hiểu hết về nhau mà không cần thốt nên lời? Vì sao?
II/ LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ ngữ liệu phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của em về hậu quả của việc chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn.
Câu 2. (5,0 điển).
Phân tích đoạn thơ sau để làm rõ những phẩm chất đáng quý của người đồng minh và lời nhắn nhủ đầy yêu thương của người cha.
Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc | Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con. |
(Trích Nói với con - Y Phương, SGK Ngữ văn 9, tập 2)