Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Đồng Nai 2019
Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Đồng Nai
Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Đồng Nai 2019 là đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 dành cho các bạn học sinh lớp 9 tham khảo. Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn này sẽ giúp các bạn chuẩn bị tốt cho kì thi cuối học kì 2 sắp tới nói chung và ôn thi kiểm tra cuối học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 nói riêng. Mời các bạn và thầy cô tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Đề thi học kì 2 Văn 9 Sở GD&ĐT Đồng Nai 2019
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI | KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN: Ngữ văn lớp 9 |
I/ ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua YM, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã biết hết về nhau mà không cần thốt lên lời. Có phải vậy không? Có phải ta cũng như loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm. Tiếng nói con người dùng để làm gì nếu không phải để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu. Nếu muốn được hiểu thì phải lắng nghe. Nếu muốn được lắng nghe thì phải nói trước đã. Vậy thì còn ngần ngữ chi nữa, hãy nói với nhau đi. Nói với ba với mẹ, với anh chị, với em, với bạn bè…Đừng chát, email, đừng post lên Facebook, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất, hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí để gọi nhau một tiếng “ơi” dịu dàng!
Một tiếng người thực sự ân cần, yêu thương, quan tâm, gần gũi… Và chắc chắn, không phải là chiêm bao.
(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn - Phạm Lữ ân, NXB Hội Nhà văn 2019)
Câu 1. (0,5 điểm) Xác định và gọi tên một thành phần biệt lập có trong đoạn trích)
Câu 2. (0,5 điểm) Chỉ ra hai phép liên kết hình thức được sử dụng trong đó đoạn trích
Câu 3. (1,0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của một phép tu từ đưa sử dụng, trong câu: Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất hãy nhấc điện thoại lên, thậm chi chỉ để gọi nhau một tiếng "..." dịu dàng !.
Câu 4. (1,0 điểm) Em có đồng tình với ý kiến: Chúng ta gặp nhau qua YM, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày để đa biết hết, hiểu hết về nhau mà không cần thốt nên lời? Vì sao?
II/ LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ ngữ liệu phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của em về hậu quả của việc chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn.
Câu 2. (5,0 điển).
Phân tích đoạn thơ sau để làm rõ những phẩm chất đáng quý của người đồng minh và lời nhắn nhủ đầy yêu thương của người cha.
Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc | Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con. |
(Trích Nói với con - Y Phương, SGK Ngữ văn 9, tập 2)
Đáp án tham khảo Đề thi học kì 2 Văn 9 Sở GD&ĐT Đồng Nai 2019
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1. (0,5 điểm)
Thành phần biệt lập
+ tình thái: chắc chắn, có phải
+ gọi đáp: ơi
Câu 2. (0,5 điểm) Hai phép liên kết hình thức được sử dụng trong đoạn trích trên là:
- phép lối từ "và", "vậy thì"
- phép thế từ (ta - chúng ta)
- phép lặp: chúng ta, có phải, lắng nghe, ....
Câu 3. (1,0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong câu: Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất, hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí chỉ để gọi nhau một tiếng "...ơi" dịu dàng!
Biện pháp tu từ được sử dụng:
- Phép điệp từ : "đừng", "hãy"
- Phép liệt kê: đừng......... hãy .......
Tác dụng của hai biện pháp tu từ này là làm nhấn mạnh, tạo ra ấn tượng mạnh mẽ hơn về lời khuyên rằng đừng quá lạm dụng việc giao tiếp trên mạng mà hãy trực tiếp gặp gỡ, trò chuyện và quan tâm đến nhau nhiều hơn
Câu 4. (1,0 điểm) Với ý kiến: "Chúng ta gặp nhau qua YM, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày là đã biết hết, hiểu hết về nhau mà không cần thốt nên lời"
- Các em nêu ý kiến: Không đồng ý
- Giải thích:
+ Những thông tin đó chưa chắc đã là sự thật, hoặc chỉ là một mặt của vấn đề
+ Nhưng phương tiện giao tiếp này không thể hiện được chính xác cung bậc cảm xúc như chúng ta giao tiếp bằng lời nói.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Suy nghĩ của em về hậu quả của việc chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn.
Lưu ý:
- Đưa ra đúng vấn đề cần nghị luận: hậu quả của việc chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn.
- Dẫn chứng hậu quả:
+ Thay vì tâm sự với cha mẹ, những đứa trẻ vừa về đến nhà đã cắm cúi vào chiếc máy vi tính để lướt web, chơi game => tỉnh cảm gia đình bị thụ động, không trao đổi tình cảm bằng hành động và lời nói....
+ Những nhóm bạn trẻ đi cùng nhau đến những quán cafe, những hàng quán ăn vặt nhưng mỗi người lại đăm đăm nhìn vào điện thoại của mình => tình bạn không còn gần gũi, thân thiết như xưa
...
=> Hậu quả nghiêm trọng khi chúng ta dần trở thành “nô lệ” của công nghệ, tự chìm đắm trong thế giới của riêng mình cùng với chiếc điện thoại:
+ Con người ngày càng xa cách nhau
+ Khó có được sự thấu hiểu với nhau
+ Dễ dẫn tới lối sống trầm cảm, vô cảm, thu mình hoặc thờ ơ....
Câu 2. (5,0 điểm)
1. Mở bài:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, khổ 2.
2. Thân bài:
a. Lời ca ngợi về đức tính cao đẹp của người đồng mình
- “Người đồng mình”: tiếng gọi thân thương, gần gũi chỉ những người sống cùng một vùng.
- Người đồng mình tuy sống trong vất vả nhưng mạnh mẽ, kiên cường:
+ “Cao đo nỗi buồn”, “xa nuôi chí lớn”: dùng chiều kích của không gian để thể hiện tâm hồn rộng mở, phóng khoáng, bền gan, vững chí của “người đồng mình”.
- Người đồng mình sống lạc quan, thủy chung với quê hương:
+ “Gập ghềnh”, “nghèo đói”, “lên thác xuống ghềnh”: những khó khăn mà người đồng mình phải trải qua.
+ “Không chê”, “không lo cực nhọc”: sức sống mạnh mẽ, tinh thần lạc quan và tấm lòng thủy chung với quê hương.
+ “Sống như sông như suối”: sống cuộc đời tự do, phóng khoáng.
- Người đồng mình mộc mạc nhưng giàu ý chí tự lập, tự cường, xây dựng quê hương
+ Cấu trúc: thô sơ da thịt – chẳng mấy ai nhỏ bé: người đồng mình mộc mạc, giản dị, chất phác, thật thà nhưng cốt cách không hề “nhỏ bé”.
+ “Đục đá kê cao quê hương” là ý chí xây dựng quê hương, xây dựng văn hóa, phong tục tập quán của người đồng mình
b. Mong ước của người cha qua lời tâm tình với con
- Lời căn dặn con hãy kế tục những phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình.
- Tiếng gọi “con ơi” tha thiết, tâm tình, nhắn nhủ với con điều lớn lao nhất đó là lòng tự hào dân tộc và niềm tự tin bước vào đời.
- “Nghe con” lời nhắn chan chứa tình yêu thương, nỗi niềm và sự kì vọng của cha đối với con.
c. Đánh giá
- Về nội dung: Khổ thơ hai của bài thơ đã thể hiện niềm tự hào về phẩm chất của những người đồng mình và là lời căn dặn thiết tha đối với con của người cha.
- Về nghệ thuật:
+ Giọng điệu thơ thiết tha, trìu mến.
+ Hình ảnh mộc mạc, gần gũi, giàu chất thơ, vừa cụ thể vừa khái quát.
3. Kết bài:
Khẳng định giá trị khổ thơ, bài thơ.