Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Mở bài chung cho nghị luận văn học

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Công thức mở bài nghị luận văn học Mẫu 1

Gorki đã từng khẳng định rằng “Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn tượng riêng chủ quan của mình, tìm thấy những ấn tượng đó có giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng đó có những hình thức riêng.”. Ông đã đề cao cái tôi, cái riêng của một người nghệ sĩ trong sáng tác văn học. Có lẽ chính vì thế, mà những tác phẩm thể hiện được phong cách sáng tác riêng người nghệ sĩ thường luôn để lại dấu ấn sâu đậm cho độc giả. Và tác phẩm [...] của [...] chính là một tác phẩm như thế.

Công thức mở bài nghị luận văn học Mẫu 2

Sau một quãng đời chiêm nghiệm và nghiền ngẫm, Ai-ma-tốp đã khẳng định rằng “Một tác phẩm nghệ thuật chân chính không bao giờ kết thúc ở trang cuối cùng.”. Thật vậy, một tác phẩm văn học chân chính phải giúp người đọc rút ra được một bài học hoặc vỡ lẽ ra được một ý niệm nào đó. Nó phải khiến người đọc luôn suy nghĩ, trăn trở và nhớ về từng chi tiết, từng diễn biến bên trong. Khi đó, nó sẽ còn sống mãi, sẽ vượt qua sự băng hoại của thời gian. Kho tàng văn chương mỗi năm lại xuất hiện lớp lớp những tác phẩm mới, nhưng để làm được điều đó thì không nhiều. Và [..] của [...] là một trong số đó.

Công thức mở bài nghị luận văn học Mẫu 3

“Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái đẹp và cái nhân đạo của lòng người.” - đây là lời khẳng định của Sê-khốp về bí quyết tạo nên sức hút của văn chương. Nắm bắt được bí quyết đó, nhà văn [...] đã đem đến cho độc giả những tác phẩm được xây dựng dựa trên cốt lõi là sự cao thượng và long nhân đạo. Một trong số đó chính là [...] với nhân vật trung tâm là [...]

Công thức mở bài nghị luận văn học Mẫu 4

Theo Ai-ma-tốp, sứ mệnh của nhà văn là “phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác; cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp”. Rất nhiều những nhà văn đã thực sự hoàn thành được sứ mệnh đó trong sự nghiệp cầm bút của mình. Và [...] là một trong số đó. Ông chính là cha đẻ của [...] - một áng văn chương mang tính biểu tượng cho những tác phẩm văn học viết về [...].

Công thức mở bài nghị luận văn học Mẫu 5

Theo Nguyễn Minh Châu, “Tình huống là một lát cắt của sự sống, là một sự kiện diễn ra có phần bất ngờ nhưng cái quan trọng là sẽ chi phối nhiều điều trong cuộc sống con người.”. Đó cũng là cốt lõi đưa đến sự thành công và sức hấp dẫn của các tác phẩm truyện ngắn hiện đại. Bởi ngay bước đầu tiên khi xây dựng tình huống truyện, tác giả đã đưa người đọc đến với cơ hội được nhìn nhận, đánh giá rõ nhất về một vấn đề. Và trong [...], nhà văn [...] đã thực sự làm được điều đó. Với tình huống truyện [...] ông/bà đã thể hiện được …. của mình.

Công thức mở bài nghị luận văn học

Công thức mở bài nghị luận văn học Mẫu 6

Giáo sư Chu Văn Sơn đã từng chia sẻ rằng “Văn chương cho con người sống nhiều cuộc đời khác, sống về phía khác của cuộc đời mình”. Thật vậy, khi một tác phẩm văn học có đủ sức hút và ý nghĩa, nó sẽ giúp người đọc bước chân vào thế giới đó để cùng sống, cùng đau khổ, cùng hạnh phúc với nhân vật. Phải đến khi được biết đến [...] của [...] thì em mới thực hiểu được những điều đó. Và nhờ vậy mà em đồng điệu được với những mong cầu, cảm xúc, suy tư của nhà văn [...] qua tác phẩm đó.

Công thức mở bài nghị luận văn học Mẫu 7

“Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương, loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người.” - đây là châm ngôn khi sáng tác của rất nhiều những nhà văn chân chính. Để viết nên những tác phẩm văn chương đáng thờ đó, các nhà văn, nhà thơ đã dâng hiến trọn vẹn thời gian, tâm hồn, sức lực của mình. Nhờ vậy, mà những kiệt tác văn học để đời đã xuất hiện trên văn đàn. Một trong số đó chính là [...] của [...] với hình tượng [...] gây ấn tượng mạnh với độc giả ngay từ lần đọc đầu tiên.

Công thức mở bài nghị luận văn học Mẫu 8

Gorki từng nói rằng “Nhà văn là người thư kí trung thành của thời đại”. Thế nhưng, với Nguyễn Khải thì chỉ như vậy là chưa đủ. Ông muốn các tư tưởng mà nhà văn thể hiện trong tác phẩm, còn phải là “tư tưởng đã được rung lên ở các bậc tình cảm, chứ không phải là cái tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy”. Bởi vậy, mỗi nhà văn khi sáng tác, phải để cho những thông tin, hiện thực của cuộc đời được tôi qua ngọn lửa của trái tim mình, từ đó viết nên những áng văn mang đậm giá trị nghệ thuật. Nhà văn [...] là một trong số những “người thư ký” đã chinh phục được lý tưởng đó, với tác phẩm [...].

Công thức mở bài nghị luận văn học Mẫu 9

“Một tiểu thuyết thực sự hứng thú là tiểu thuyết không chỉ mua vui cho chúng ta, mà còn chủ yếu hơn là giúp đỡ chúng ta nhận thức cuộc sống, lý giải cuộc sống.” - một nhà phê bình nổi tiếng đã nói như thế. Và điều đó là hoàn toàn đúng đắn để chúng ta xác định về giá trị của một tác phẩm văn học. Để trở thành một kiệt tác văn chương chân chính, tác phẩm đó phải đem đến những nhận thức, lý giải và thay đổi thiết thực trong nhận thức và thế giới cảm xúc của người đọc. Với châm ngôn đó, nhà văn [...] đã miệt mài sáng tác và cho ra đời những tác phẩm khiến thổn thức bao lồng ngực. [...] là một trong số đó.

Công thức mở bài nghị luận văn học Mẫu 10

Khi nói về hành trình của ngòi bút người nghệ sĩ, Thạch Lam từng cho rằng “Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc một bài học trông nhìn và thưởng thức.”. Thực vậy, nếu chỉ nói về cái đẹp mà ai cũng thấy, thì chẳng cần đến nhà văn, ai ai cũng làm được. Thế nên, để khẳng định được tài năng của bản thân, nhà văn phải hóa thân thành nhà thám hiểm để đi tìm kiếm những giá trị cốt lõi, nhân đạo ở những nơi chưa ai đặt chân đến, những nơi không ai ngờ đến. Nhà văn [...] là một người thuyền trưởng dày dặn kinh nghiệm trên hành trình đó với nhiều thành quả đáng ngưỡng mộ. [...] là một trong số đó.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lớp 12

    Xem thêm