Tổng hợp Liên hệ mở rộng các tác phẩm Ngữ văn ôn thi vào lớp 10
Liên hệ mở rộng các tác phẩm Ngữ văn 9
- 1. Bếp lửa liên hệ với bài nào
- 2. Chiếc lược ngà liên hệ với bài nào
- 3. Liên hệ mở rộng Nói với con
- 4. Liên hệ mở rộng bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
- 5. Liên hệ mở rộng Viếng Lăng Bác
- 6. Liên hệ mở rộng bài Đồng chí
- 7. Liên hệ mở rộng Những ngôi sao xa xôi
- 8. Liên hệ mở rộng Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- 9. Liên hệ mở rộng bài Ánh trăng
- 10. Liên hệ mở rộng bài Con Cò
- 11. Liên hệ mở rộng Chuyện người con gái Nam Xương
- 12. Liên hệ mở rộng bài Làng
- 13. Liên hệ mở rộng bài Sang thu
Để có thể làm một bài văn hay thì việc liên hệ mở rộng sẽ giúp bài văn có tính thuyết phục và đạt điểm cao. Trong bài viết dưới đây, VnDoc tổng hợp các liên hệ dẫn chứng cho các tác phẩm hay thi vào lớp 10 môn Văn như bài thơ Bếp lửa, Nói với con, Mùa xuân nho nhỏ, Sang thu, truyện ngắn Chiếc lược ngà, Làng....
1. Bếp lửa liên hệ với bài nào
- Liên hệ với tình yêu đất nước, yêu quê hương trong bài thơ Quê Hương của Nguyễn Trung Quân.
- Liên hệ với kỉ niệm tuổi thơ bên bà:
“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng.”
(Xuân Quỳnh)
- Liên hệ với tình yêu quê hương đất nước:
“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người..”
(Đỗ Trung Quân)
- Liên hệ với hình ảnh bếp lửa, đại diện cho sự gắn kết như gia đình trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
- Liên hệ với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm trong Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh.
- Liên hệ với hình ảnh người bà, cảm giác khi được gặp lại bà trong ngôi nhà, khu vườn tuổi thơ trong bài “Dưới bóng hoàng lan” của Thạch Lam.
- Liên hệ với tình cảm gia đình trong bài “Nói với con” của Y Phương
- Liên hệ với tình cảm gia đình trong bài “Bếp lửa” của Nguyễn Quang Sáng
“Ở Bằng Việt, cái sôi nổi, rạo rực của tuổi trẻ vừa như được nén lại, đồng thời lại được nêu lên bởi suy nghĩ… Một tâm hồn nhiều suy nghĩ, rung động tinh tế, một chủ nghĩa trữ tình xao động, bồi hồi, khi đậm đà, duyên dáng, khi âm vang, sâu thẳm.”
(Lê Đình Kỵ)
“Chất thơ hào hoa mà đằm thắm, tinh tế mà hồn nhiên, hào sảng mà trẻ trung, tươi mới mà gợi cảm, ấm áp và trí tuệ” chính là nguồn nhiệt năng tỏa sáng từ “Bếp lửa” đến với những trang thơ ngày nay của Bằng Việt.”
(Trần Quang Qúy)
2. Chiếc lược ngà liên hệ với bài nào
Bài thơ báng súng – Hoàng Trung Thông
“Ta lại viết bài thơ trên báng súng
Con lớn lên đang viết tiếp thay cha
Người đứng dậy viết tiếp người ngã xuống
Người hôm nay viết tiếp người hôm qua.”
=> Nếu báng súng trong bài thơ trên là một minh chứng sống cho bao thế hệ anh hùng thì “chiếc lược ngà” lại là kỉ vật tượng trưng cho tình yêu của ông sáu dành cho con gái mình, là minh chứng cho nhũng chiến tranh, mất mát và chia li để bé Thu luôn nhớ đến những hi sinh của cha mình cũng như những người lính cùng thời để thêm yêu cha, biết ơn sự ngã xuống của các bậc cha anh và viết tiếp nên câu chuyện của riêng mình để bảo vệ nền hòa bình, độc lập.
Bài thơ “Quê mẹ” – Tố Hữu
Mẹ không còn nữa, còn đây Huế
Con lớn lên, con biết lẽ rồi:
Nước mất nhà tan, đời khổ thế
Không làm nô lệ đứng lên thôi!
=> Liên hệ nỗi đau mất cha của Thu trong Chiếc lược ngà và nỗi đau mất mẹ của Tố Hữu trong Quê mẹ. Từ đó liên hệ nỗi đau của các gia đình có người thân hy sinh trong chiến tranh.
Bài thơ “Bếp lửa” – Bằng Việt
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
=> Liên hệ hậu quả của chiến tranh trong “Chiếc lược ngà” với “Bếp lửa”. Chiến tranh, một danh từ bình thường nhưng sức lột tả của nó thì khốc liệt vô cùng, nó đã gây ra đau khổ cho bao người, bao nhà.
=> Liên hệ tình cảm cha con trong “Chiếc lược ngà” và tình bà cháu trong “Bếp lửa”.
Bài thơ “Nói với con” – Y Phương
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
=> Tình cảm gia đình, cụ thể là tình cha con trong “Chiếc lược ngà” và “bếp lửa” đi vào lòng người đọc một thứ tình cảm gần gũi nhưng thiêng liêng và cao quý nhất.
3. Liên hệ mở rộng Nói với con
1. Những câu thơ viết về tình cảm gia đình, tình phụ tử:
Hay:
Hay:
Bình an, hạnh phúc có nào xa
Cũng bởi tình thương tỏa khắp nhà
(“Gia Đình” - Nguyễn Xuân Viện)
2. Liên hệ ước mơ xây dựng quê hương: Mùa xuân nho nhỏ
3. Khi phân tích bốn câu thơ đầu, chúng ta có thể liên hệ đến lời tâm sự của Bill Cosby: “Những người làm cha, làm mẹ không quan tâm tới công lý, cái họ muốn là sự yên bình và hạnh phúc cho con cái của mình”
4. Khi phân tích câu thơ “Đan lờ cài nan hoa”, ta có thể liên hệ đến tứ thơ của Tố Hữu trong bài “Việt Bắc”:
“Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”
5. "Dẫu làm sao cha vẫn muốn..........
Không lo cực nhọc"
+ Liên hệ bài " Lời cha dặn con ":
"Rời tổ ấm chim tung bay xứ lạ
Gói hành trang chỉ trọn vẹn nhớ nguồn "
"Người đồng mình thô sơ da thịt
.............
6. Còn quê hương thì làm phong tục "
+ Liên hệ bài " Tiếng hát con tàu" của Chế Lan Viên trong những khổ thơ:
• " Con nhớ anh con, người anh du kích
Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn
Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách
Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con "
•" Con nhớ em con, thằng em liên lạc
Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ
Sáng bản Na, chiều em qua bản Bắc
Mười năm tròn! Chưa mất một phong thư"
• "Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc
Năm con đau, mế thức một mùa dài
Con với mế không phải hòn máu cắt
Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi ''
7. "Con ơi tuy thô sơ da thịt
.......
Nghe con "
+ Liên hệ bài " Không có gì tự đến đâu con" của Nguyễn Đăng Tấn:
"Đường con đi dài rộng biết bao nhiêu…
Năm tháng nụ xanh giữ cây vươn thẳng,
Trời cao đó nhưng chẳng bao giờ lặng,
Chỉ có con mới nâng nổi chính mình.
Nhớ Nghe Con! "
4. Liên hệ mở rộng bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
1. Nhà thơ Thanh Hải:
“Thanh Hải chưa phải là một nhà thơ lớn. Nhưng một khi tiếng nói của cách mạng vút lên được thành thơ thì dẫu chưa phải một nhà thơ lớn vẫn rất quý.”
(Nhà phê bình văn học Hoài Thanh)
“Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài.”
(Xuân Diệu)
“Chúng ta có thể coi bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là món quà cuối cùng mà Thanh Hải dâng tặng cho đời trước lúc về cõi vĩnh hằng. Trước lúc vĩnh biệt ra đi ông cũng để lại cho đời những vần thơ thật nhân hậu, thiết tha và thanh thản, không hề gợn một nét u buồn nào của một cuộc đời sắp tắt.”
(Lê Tiến Dũng – Phạm Thu Thủy, “Thanh Hải, nhà thơ cách mạng miền Nam”)
2. Hình ảnh Mùa xuân:
“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
(“Truyện Kiều” – Nguyễn Du)
“Mùa xuân là cả một mùa xanh
Giời ở trên cao, lá ở cànhLúa ở đồng tôi và lúa ở
Đồng nàng và lúa ở đồng anh”
(“Mùa xuân xanh” – Nguyễn Bính)
3. “Bông hoa tím biếc”
“Con sông nhỏ tuổi thơ ta tắm
Vẫn còn đây nước chẳng đổi dòng
Hoa lục bình tím cả bờ sông”
(“Trở về quê nội” – Lê Anh Xuân)
4. “Con chim chiền chiện”:
“Con chim chiền chiện“
Bay vút vút cao
Lòng đầy yêu mến
Khúc hát tự hào
***
Cánh đập trời xanh
Cao hoài, cao vợi
Tiếng hót long lanh
Như cành sương chói”
(“Con chim chiền chiện” – Huy Cận)
“Ôi tiếng hót vui say con chim chiền chiện
Trên đồng lúa chiêm xuân chao mình bay liệng
Xuân ơi xuân vui tới mênh mông
Biển vui dâng sóng trắng đầu ghềnh”
(“Bài ca xuân 1961” – Tố Hữu)
5. Hình ảnh “mùa xuân” ở khổ 2:
Có điểm chung với mùa thu trong “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi:
“Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi mùa thu phấp phới
Rừng thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha...”
->Cả hai bài thơ đều rạo rực khí thế của người chiến thắng, của cuộc sống mới, không còn gông xiềng nô lệ. Ở cả hai nhà thơ, ta đều cảm nhận được một tinh thần tự chủ, một tấm lòng sâu nặng với non sông gấm vóc Việt.
6. “Đất nước bốn ngàn năm”:
“Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu chảy lại vùng đứng lên”
(“Việt Nam quê hương ta”-Nguyễn Đình Thi)
“Ôi đất anh hùng dễ mấy mươi
Chìm trong khói lửa vẫn xanh tươi
Mưa bom bão đạn lòng thanh thản
Nhạt muối vơi cơm miệng vẫn cười”
(“Theo chân Bác”-Tố Hữu)
7. “Đất nước như vì sao”:
+ Liên hệ với vì sao trong “Những ngôi sao xa xôi”
+ ”vì sao” ở đây cũng chính là ngôi sao năm cánh trong lá cờ Việt Nam
"Từ dáng đứng của anh trên đường băng Tân Sơn Nhất
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân
(“Dáng đứng Việt Nam”-Lê Anh Xuân)
8. Sự cống hiến trong khổ 4 + 5:
“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót,chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”
(“Một khúc ca xuân”-Tố Hữu)
"Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương
Nếu là mây, tôi sẽ là vầng mây ấm
Là người, tôi sẽ chết cho quê hương”
(Ca khúc “Tự nguyện”-Trương Quốc Khánh)
“Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc?
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?”
(“Khúc bảy”-Thanh Thảo)
+ Liên hệ với anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa”
+ Hình ảnh những người chiến sĩ trong “Đồng chí”,”Bài thơ về tiểu đội xe không kính” và “Những ngôi sao xa xôi”
"Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu tổ quốc của mình
Đánh lạc hướng thù,hứng lấy luồng bom”
(“Khoảng trời,hố bom”-Lâm Thị Mỹ Dạ)
-> Ở thời đại nào, trong mọi hoàn cảnh, mọi lứa tuổi, mọi người đều cống hiến, hy sinh vì đất nước, vì dân tộc
9. Khổ cuối bài Mùa xuân nho nhỏ
“Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở.
Khi ta đi,đất bỗng hóa tâm hồn”
5. Liên hệ mở rộng Viếng Lăng Bác
Cách xưng hô “con”-“Bác”:
“Người là cha, là bác, là anh
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”
(“Sáng tháng năm”-Tố Hữu)
Hình ảnh “hàng tre”:
+ “Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!” ( Thép Mới)
+Tre của Viễn Phương còn ẩn dụ cho những người lính canh tận tụy canh giữ chốn thiêng liêng, bảo vệ giấc ngủ cho Người
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi!”
(“Tre Việt Nam”-Nguyễn Duy)
Hình ảnh “mặt trời”:
“Người rực rỡ một mặt trời cách mạng
Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng
Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người”
(“Sáng tháng năm”-Tố Hữu)
“Bác ơi! Tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông cả kiếp người !”
(“Bác ơi”-Tố Hữu)
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên”:
“Suốt cuộc đời Bác có ngủ yên đâu
Nay Bác ngủ chúng con canh giấc ngủ”
(“Chúng con canh giấc ngủ Bác, Bác Hồ ơi!”- Hải Như)
Hình ảnh “trời xanh”:
“Bác còn đó lớn mênh mông
Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non”
(“Sáng tháng năm”-Tố Hữu)
"Mà sao nghe nhói ở trong tim”
"Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa”
(“Bác ơi!”-Tố Hữu)
"Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác nỗi mong cha”
(“Bác ơi!” - Tố Hữu)
"Bác đã lên đường, theo tổ tiên
Mác-Lê-nin, thế giới người hiền”
(“Bác ơi!”-Tố Hữu)
"Trái bưởi kia vàng ngọt với ai
Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài!
Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm”