Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hải Phòng năm 2024
Đề thi vào lớp 10 Văn Hải Phòng năm 2024
Sáng 4/6, các thí sinh Hải Phòng sẽ bắt đầu làm bài thi môn Văn Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2024. VnDoc sẽ gửi tới các bạn Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hải Phòng 2024 kèm đáp án tham khảo ngay sau khi hết thời gian làm bài. Mời các bạn theo dõi.
1. Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Hải Phòng 2024
Phần I. ĐỌC HIỂU
Câu 1. Thể thơ tự do
Câu 2. Các em trình bày theo quan điểm cá nhân.
Câu thơ thể hiện niềm tin vào tương lai tươi sáng của đất nước Việt Nam.
- "Đường" tượng trưng cho con đường mà dân tộc Việt Nam đã đi qua, với bao gian khổ, hy sinh, nhưng cũng đầy vinh quang và chiến thắng.
- "Ta" là đại diện cho mỗi người dân Việt Nam, với lòng yêu nước và ý chí quyết tâm xây dựng đất nước.
- "Chân trời rộng mở" tượng trưng cho tương lai tươi sáng, rực rỡ của Việt Nam, với những cơ hội và tiềm năng to lớn.
Câu 3.
Biện pháp điệp ngữ: đỏ.
Tác dụng:
+ Tạo nhịp điệu cho câu thơ.
+ Nhấn mạnh sự phát triển, giàu mạnh cùng với đó là tình yêu tha thiết mãnh liệt của người con quê hương. + Qua đó thể hiện niềm tự hào đối với quê hương.
Câu 4.
Học sinh tự trình bày những thông điệp có ý nghĩa với bản thân, có lý giải phù hợp.
- Thông điệp về niềm tự hào đối với sự phát triển của quê hương.
- Thế hệ trẻ hãy cống hiến để tiếp bước và xây dựng và phát triển quê hương.
II. LÀM VĂN
Câu 1
Yêu cầu về hình thức: Đoạn văn khoảng 200 chữ, không mắc lỗi diễn đạt, dùng tử. Đảm bảo đủ 3 phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
Yêu cầu về nội dung: Làm sáng tỏ được ý nghĩa của sự tha thứ với mỗi con người.
1. Giới thiệu vấn đề: Sự cần thiết phải góp sức để phát triển quê hương.
2. Bàn luận:
- Phát triển quê hương là trách nhiệm của mỗi cá nhân.
- Sự góp sức của mỗi cá nhân trong hành trình phát triển quê hương là vô cùng cần thiết bởi chúng sẽ tạo nên sức mạnh to lớn giúp quê hương ngày một đổi mới.
- Việc góp sức phát triển quê hương cũng chính là phát triển bản thân. Việc phát triển quê hương còn thể hiện tình yêu đối với quê hương mình.
HS lấy dẫn chứng minh họa phù hợp.
- Phê phán những người lười biếng, chỉ lo phát triển của bản thân, không có ý thức với sự phát triển chung của quê hương, đất nước.
3. Tổng kết vấn đề.
Câu 2.
* Yêu cầu về hình thức:
- Bài viết đảm bảo cấu trúc của một bài văn gồm 3 phần:
+ Mở bài: nêu được vấn đề.
+ Thân bài: triển khai được vấn đề.
+ Kết bài: khái quát được vấn đề.
- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
* Yêu cầu về nội dung:
Bài viết đảm bảo những nội dung sau
1. Mở bài:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
– Giới thiệu đoạn trích.
– Giới thiệu nhân vật anh
2. Thân bài
– Đoạn văn là lời của nhân vật thanh niên, nhân vật chính trong truyện Lặng lẽ Sa Pa. Nhân vật thanh niên đó sống một mình trên núi cao, quanh năm suốt tháng làm việc với cây và mây núi ở Sa Pa.
– Công việc của anh là làm khí tượng kiêm vật lý địa cầu. Nhiệm vụ của anh là đo gió, đo mưa, đo gió, đo chấn động mặt đất và dự báo thời tiết hằng ngày phục vụ cho công việc chiến đấu và sản xuất.
– Công việc của anh làm âm thầm, lặng lẽ một mình, báo về “ốp” đều đặn những con số để phục vụ sản xuất, chiến đấu. Công việc ấy đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác, có tính trách nhiệm cao.
=> Hoàn cảnh sống khắc nghiệt, công việc gian khổ, vất vả. Đó là thử thách rất lớn nhưng anh thiên niên đã vượt qua hoàn cảnh ấy bằng ý chí, nghị lực và những suy nghĩ rất đẹp.
b. Phẩm chất của anh thanh niên được thể hiện qua đoạn văn
- Trước hết anh là một người hết sức thật thả nói những điều mà người ta chỉ nghĩ
- Anh thanh niên rất yêu nghề. Anh giới thiệu chi tiết từng loại máy, từng dụng cụ của mình cho ông họa sĩ và cô kĩ sư.
– Là người có hành động đẹp: Một mình sống trên đỉnh Yên Sơn, không có ai đôn đốc, 1 tra nhưng anh vẫn vượt qua hoản cảnh làm việc một cách nghiêm túc, tự giác với tinh thần trách nhiệm cao. Dù thời tiết khắc nghiệt mùa đông giá rét mà anh đều thức dậy thắp đèn đi “ốp” đúng giờ. Ngày nào cũng vậy anh làm việc một cách đều đặn, chính xác 4 lần trong ngày, âm thầm, bền bỉ trong nhiều năm trời.
– Người có phong cách sống đẹp: Anh có một phong cách sống khiến mọi người phải nể trọng. Tinh thần thái độ làm việc của anh thật nghiêm túc, chính xác, khoa học và nó đã trở thành phong cách sống của anh.
= Anh thanh niên là đại diện tiêu biểu cho thanh niên Việt Nam, hăng say làm việc, hết mình cống hiến cho dân tộc, cho đất nước.
3. Kết bài: Cảm nhận chung về anh thanh niên.
2. Đề thi vào 10 Văn Hải Phòng 2024
3. Đáp án đề thi vào 10 Văn Hải Phòng 2023
Phần 1. Đọc hiểu (3 điểm)
Câu 1 (0.5 điểm): Theo đoạn trích các VĐV tham dự SEA Game 32 đã nỗ lực đến cùng vì tình yêu thể thao, màu cờ sắc áo Tổ quốc và cả cuộc sống mưu sinh mà họ đang phải đối mặt.
Câu 2 (0.5 điểm): SEA Games không chỉ lấp lánh trên mỗi tấm huy chương, nó còn được tô điểm rực rỡ bởi con người đã tạo nên những kỳ tích.
SEA Games không chỉ ấn tượng bởi những tấm huy chương mà điều gây ấn tượng mạnh với người xem đó là hình ảnh những vận động viên đã làm hết sức mình để mang lại niềm tự hào cho tổ quốc. Hình ảnh Bou Samnang vẫn lầm lũi chạy trong cơn mưa tầm tã trên SVĐ Morodok Techo dù cho tất cả các VĐV tham dự đã về đích đã khiến người xem xúc động. Dù đối mặt với hình ảnh thời tiết khắc nghiệt và sự kiệt sức trong cuộc đua, nhưng cô vẫn không bỏ cuộc, vẫn quyết tâm hết mình để về đích cho ta thấy được nghị lực của các vận động viên, bên cạnh đó là niềm tự hào dân tộc và tinh thần thể thao cao cả.
Câu 4 (1.0 điểm): Những bài học cuộc sống mà đoạn trích gợi ra cho em chính là nghị lực, là sự kiên trì không buông bỏ. Đó cũng là câu chuyện về lòng tự tôn dân tộc và tinh thần thể thao đẹp đẽ.
PHẦN 2: Làm văn (7 Điểm)
Câu 1:
1. Mở đoạn
- Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận: nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.
2. Thân đoạn
a) Giải thích:
- Nỗ lực là chăm chỉ, cố gắng hết sức cho một việc gì đó.
b) Biểu hiện:
- Không ngại khó, ngại khổ, luôn cố gắng vươn lên.
- Kiên định và chắc chắn trong suy nghĩ của bản thân.
- Có ước mơ và cố gắng theo đuổi những mục tiêu mình đề ra.
c) Ý nghĩa :
- Giúp ta có sức mạnh vượt qua khó khăn, thử thách và hướng đến những điều tốt đẹp hơn.
- Đạt được những kế hoạch, mục tiêu mà bản thân đặt ra.
- Có được những mối quan hệ xã hội tốt đẹp.
d) Phản đề:
- Có một số người lười biếng, luôn trì hoãn.
- Chúng ta cần phân biệt rõ sự khác nhau giữa nỗ lực làm việc và cố chấp theo đuổi những cái xa vời không thuộc về mình.
3. Kết đoạn
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận
Câu 2: Dàn ý tham khảo
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Khái quát nội dung tác phẩm
2. Thân bài
- Vẻ đẹp của sự cảm thông, chia sẻ sâu sắc những tâm tư thầm kín
- Thấu hiểu hoàn cảnh gia đình của nhau, thấu hiểu nỗi lòng riêng tư của người bạn lính, chia sẻ niềm thương nhớ, nặng lòng với quê hương bạn
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
- Hiểu được sự hy sinh thầm lặng, sự nhớ thương mong ngóng của những người ở hậu phương
+ Hình ảnh hoán dụ giếng nước, gốc đa gợi lên hình ảnh về quê hương, người thân nơi hậu phương của người lính
+ Họ cùng sống với nhau trong kỉ niệm, nỗi nhớ nhà, cùng nhau vượt lên nỗi nhớ đó để chiến đấu
3. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ
4. Đề thi vào lớp 10 môn Văn Hải Phòng năm 2023
Phần 1. Đọc hiểu
“Không phân biệt VĐV đó đến từ quốc gia nào, chơi môn thể thao Olympic hay đó chỉ là môn mang đậm tính truyền thống mà nước chủ nhà đưa vào, tất cả đều đã nỗ lực đến cùng vì tình yêu thể thao, màu cờ sắc áo Tổ quốc và cả cuộc sống mưu sinh mà họ đang phải đối mặt.
Thế nên, dù ngọn đuốc SEA Games 32 vụt tắt đêm nay, nhưng những câu chuyện xúc động, truyền cảm hứng thể hiện ý chí, nghị lực phi thường của các VĐV Đông Nam Á sẽ còn đọng mãi trong tâm trí người hâm mộ thể thao.
Đó là hình ảnh: Trong cơn mưa tầm tã trên SVĐ Morodok Techo, tất cả các VĐV tham dự đã về đích và chỉ còn Bou Samnang lầm lũi chạy.
Dù đã kiệt quệ, mưa như trút nước hất vào cơ thể nhỏ bé nhưng Samnang quyết không bỏ cuộc. Ở những mét cuối cùng, cô gái 20 tuổi ấy vừa chạy vừa khóc, còn trên khán đài hàng trăm cổ động viên, tình nguyện viên, VĐV, HLV của các đội tuyển điền kinh trong khu vực đứng dậy để cổ vũ Bou Samnang.
Chắp tay cảm ơn, nước mắt chan lẫn nước mưa sau khi cán đích, Bou Samnang cho biết: "Tôi đã nỗ lực hết sức để về đích, không bỏ cuộc. Tôi tự hào khi lần đầu tiên tham dự SEA Games và trong lần đầu tiên Campuchia là chủ nhà của đại hội"...
Ý chí kiên cường nỗ lực đến cùng để thực hiện mục tiêu của Bou Samnang đã truyền cảm hứng cho các bạn trẻ và người yêu thể thao (…). SEA Games không chỉ lấp lánh trên mỗi tấm huy chương, nó còn được tô điểm rực rỡ bởi con người đã tạo nên những kỳ tích”.
(Trích báo Tuổi trẻ)
Câu 1 (0.5 điểm): Theo đoạn trích các VĐV tham dự SEA Game 32 đã nỗ lực đến cùng vì điều gì?
Câu 2 (0.5 điểm): Nêu ý hiểu của em về câu văn: SEA Games không chỉ lấp lánh trên mỗi tấm huy chương, nó còn được tô điểm rực rỡ bởi con người đã tạo nên những kỳ tích.
Câu 3 (1.0 điểm): Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu: Dù đã kiệt quệ, mưa như trút nước hất vào cơ thể nhỏ bé nhưng Samnang quyết không bỏ cuộc.
Câu 4 (1.0 điểm): Những bài học cuộc sống mà đoạn trích gợi ra cho em là gì.
Phần 2: Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm). Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu hãy viết 1 đoạn văn (Khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về sự cần thiết phải nỗ lực vượt lên trong cuộc sống.
Câu 2 (5.0 điểm). Viết bài văn cảm nhận của em về đoạn thơ:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh.
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
( “Đồng chí”- Chính Hữu).
Lịch thi Tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập:
Ngày | Buổi | Bài thi | Thời gian làm bài | Giờ phát đề cho thí sinh | Giờ bắt đầu làm bài |
01/6 | Sáng | 7h30’: Họp lãnh đạo hội đồng coi thi; 8h30’: Họp toàn thể hội đồng coi thi. | |||
02/6 | Sáng | Ngữ Văn | 120 phút | 8 giờ 00’ | 8 giờ 05’ |
Chiều | Ngoại ngữ | 60 phút | 14 giờ 00’ | 14 giờ 05’ | |
03/6 | Sáng | Toán | 120 phút | 8 giờ 00’ | 8 giờ 05’ |
Lịch thi Tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên Trần Phú:
Ngày | Buổi | Môn thi | Thời gian làm bài | Giờ phát đề cho thí sinh | Giờ bắt đầu làm bài |
04/6 | Sáng | 7h30’: Họp lãnh đạo hội đồng coi thi; 8h30’: Họp toàn thể hội đồng coi thi. | |||
05/6 | Sáng | Tiếng Anh điều kiện | 60 phút | 8 giờ 00’ | 8 giờ 05’ |
Chiều | Toán chuyên; Ngữ văn chuyên. | 150 phút | 14 giờ 00’ | 14 giờ 05’ | |
06/6 | Sáng | Tiếng Anh chuyên; Tiếng Nhật chuyên. | 150 phút | 8 giờ 00’ | 8 giờ 05’ |
Chiều | Vật lý chuyên; Hóa học chuyên; Sinh học chuyên; Lịch sử chuyên; Địa lý chuyên. | 150 phút | 14 giờ 00’ | 14 giờ 05’ |
5. Đề vào lớp 10 môn Văn Hải Phòng năm 2022
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đường Hồ Chí Minh xứng đáng được gọi là huyền thoại với 5 trục dọc, 21 trục ngang tạo nên “bát quái trận đồ” hùng vĩ trên trùng điệp vạn lý Trường Sơn. Đường Trường Sơn là một chiến công chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Đường Trường Sơn là con đường của ý chí quyết thắng, của lòng dũng cảm, của khí phách anh hùng... (Lê Duẩn). Chiến tranh đã lùi xa những dấu tích bi tráng của dân tộc trong những năm tháng Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai (Tố Hữu) vẫn không phôi phai. Trong ký ức dân tộc, đường Hồ Chí Minh chưa bao giờ bị mờ nhạt bởi những giá trị lịch sử, văn hoá đặc biệt có từ quá khứ và sự tiếp nối tốt đẹp hiện nay gắn với công cuộc dựng xây đất nước và bảo vệ Tổ quốc thân yêu. Cùng với đường Trường Sơn trải dọc ngang trên mặt đất như một công trình vĩ đại còn có một đường Trường Sơn khác hiện lên hùng tráng trong văn thơ một thời. Tôi muốn gọi đó là đường Trường Sơn “đặc biệt” do một “binh chủng đặc biệt” làm nên. Họ là các nhà văn, nhà thơ của thời chống Mỹ oanh liệt.
Còn nhớ, trong thi phẩm Nước non ngàn dặm, sáng tác năm 1973, nhà thơ Tố Hữu viết: Trường Sơn, đông nắng, tây mưa/ Ai chưa đến đó như chưa rõ mình. Trường Sơn thời đánh Mỹ được coi như biểu tượng của lòng yêu nước cao cả, là nơi hội tụ chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Đó cũng là nơi khơi nguồn cảm hứng sáng tạo văn học dạt dào bởi hiện thực chiến tranh bộn bề cháy bỏng, gắn liền với ý thức công dân - chiến sĩ luôn được nêu cao.”
(Trích Có một đường Trường Sơn “đặc biệt”, Nguyễn Hữu Quý, Báo Văn nghệ, số 22 ngày 28-5-2022, tr.16)
Câu 1 (0,5 điểm). Theo đoạn trích, trong ký ức dân tộc, đường Hồ Chí Minh chưa bao giờ bị mờ nhạt bởi những yếu tố nào?
Câu 2 (0,5 điểm). Em hiểu như thế nào là đường Trường Sơn “đặc biệt” do một “binh chủng đặc biệt” làm nên?
Câu 3 (1,0 điểm). Nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong câu văn: Đường Trường Sơn là con đường của ý chí quyết thắng, của lòng dũng cảm, của khí phách anh hùng.
Câu 4 (1,0 điểm). Những bài học cuộc sống mà đoạn trích gợi ra cho em là gì?
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sức mạnh của tình yêu đất nước trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm).
Viết bài văn trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe được thể hiện trong đoạn thơ sau:
Không có kinh không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái.
(Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.131)
6. Đáp án đề vào lớp 10 môn Văn Hải Phòng năm 2022
I. ĐỌC HIỂU:
1. Kí ức dân tộc không bị mờ nhạt bởi những giá trị lịch sử, văn hóa đặc biệt có từ quá khứ và sự tiếp nối tốt đẹp hiện này gắn với công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc thân yêu.
2. Đường Trường Sơn đặc biệt do một binh chủng đặc biệt làm nên hiểu là: con đường đó không phải làm từ đất, đá mà được tạo nên bởi các nhà thơ, nhà văn thời kì chống Mĩ. Sự
3. Biện pháp liệt kê: ý chí quyết thắng, của lòng dũng cảm, của khí phách anh hùng.
Tác dụng: nhấn mạnh phẩm chất cao quý, đẹp đẽ của những người lính trên tuyến đường Trường Sơn.
4. HS tự rút ra bài học cuộc sống cho mình sao cho phù hợp.
Gợi ý:
- Bài học về tình yêu nước, không ngừng nỗ lực, phấn đấu để xây dựng đất nước.
- Bài học cuộc sống về lòng biết ơn thế hệ trước.
II. LÀM VĂN:
Câu 1: Cách giải:
* Yêu cầu về hình thức: Viết đoạn văn đảm bảo khoảng 200 chữ.
* Yêu cầu về nội dung:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Sức mạnh của tình yêu đất nước trong cuộc sống.
-Giải thích: Tình yêu đất nước là tình cảm trân trọng, biết ơn quê hương đất nước.
- Sức mạnh của tình yêu nước đối với đời sống con người.
+ Tình yêu nước tạo ra sự bất khuất, dũng cảm của con người.
+ Tình yêu nước tạo ra sự đoàn kết giữa những con người trong một dân tộc. .
+ Tình yêu nước tạo ra những sức mạnh phi thường.
+ Tình yêu nước tạo động lực để con người cố gắng phát triển bản thân, đóng góp lợi ích cho quốc gia, cho dân tộc.
- Liên hệ bản thân, mở rộng:
+ Phê phán những người không trân trọng tình yêu nước, có tư tưởng lệch lạc.
+ Tích cực học tập, rèn luyện để bồi đắp thêm tình yêu nước.
Câu 2:
1. Mở bài
- Giới thiệu tác gia Phạm Tiến Duật, tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
- Khái quát nội dung đoạn trích: Hình ảnh tiểu đội xe không kính và vẻ đẹp của những người lính lái xe.
2. Thân bài
2.1. Hình ảnh tiểu đội xe không kính:
- Được giới thiệu rất độc đáo:
“Không có kính không phải vì xe không có kính”
+ Là lời giải thích của người lính về chiếc xe không kính.
+ Chứa đựng tâm trạng xót tiết, xuýt xoa, lại có chút phân bua, thanh minh. Tâm trạng này dễ hiểu vì với người lính lái xe chiếc xe là niềm tự hào, là phương tiện để góp sức cho chiến tuyến, góp phần làm nên chiến thắng chung.
- Miêu tả chân thực và sinh động: Không kính -> Gợi: Sự khốc liệt của chiến trường; sự gian khổ khi lái xe; sự gan góc, kiên cường của người lính lái xe.
- Giúp người lính lái xe phát hiện ra chất thơ giữa đời thường:
+ Giúp người lính chan hòa với thiên nhiên.
+ Giúp họ nối kết tình đồng đội.
+ Tìm được những phút giây vui vẻ, hồn nhiên nhất.
= > Là một hình ảnh rất thực, không hiếm trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ. Là hình ảnh đặc sắc, độc đáo trong thơ Phạm Tiến Duật nói riêng và thơ ca kháng chiến chống Mĩ nói chung. Nó vừa là biểu tượng cho sự tàn phá của chiến tranh, lại vừa là hình ảnh đẹp đẽ, nên thơ ngay trong cuộc chiến ác liệt.
2.2. Hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn:
* Được khắc họa trên nền của cuộc chiến tranh ác liệt:
- “Bom giật, bom rung”, “bom rơi”
- Những chiếc xe không kính:
+ Gợi vùng đất chìm trong khói lửa chiến tranh, mưa bom, bão đạn không một chút bình yên.
+ Gợi những hiểm nguy, mất mát, hy sinh của cuộc đời người lính.
- Vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn:
- Phong thái ung dung, hiên ngang, dũng cảm:
+ Đảo ngữ: tô đậm sự ung dung, bình thản, điềm tĩnh đến kì lạ.
+ Điệp từ “nhìn”, thủ pháp liệt kế và lối miêu tả nhìn thẳng, không né tránh gian khổ, hy sinh, sẵn sàng đối mặt với gian nan, thử thách.
- Tâm hồn lãng mạn: Cảm nhận thiên nhiên như một người bạn nồng hậu, phóng khoáng: sao trời, cánh chim.
3. Kết bài: Tổng kết vấn đề.