Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Cà Mau 2024

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2024 Cà Mau sẽ diễn ra từ ngày 13 đến 15/6/2024. VnDoc sẽ gửi tới các bạn Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Cà Mau năm 2024 sau khi hết thời gian làm bài, kèm gợi ý đáp án giúp các bạn so sánh và đối chiếu với bài làm của mình. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

1. Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Cà Mau 2024

II. PHẦN LÀM VĂN

Câu 2:

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Quang Sáng và truyện ngắn Chiếc lược ngà: Tác phẩm được sáng tác vào năm 1966 khi miền Bắc đang trong thời kỳ hòa bình còn miền Nam vẫn đang trong ách thống trị của đế quốc Mỹ. Nhiều người con đất Bắc phải lên đường vào Nam để tham gia cuộc kháng chiến ác liệt.

- Dẫn dắt vấn đề: Phân tích nhân vật bé Thu để thấy được tình cảm cha con sâu nặng không chiến tranh nào có thể tàn phá.

II. Thân bài

* Khái quát cảnh ngộ của bé Thu: Ba đi chiến đấu từ khi bé còn rất nhỏ, nên hình ảnh người ba trong bé vô cùng ít ỏi. Gia đình chỉ cho bé xem hình ba mà thôi. Chính điều này đã gây ra những bi kịch giằng xé khi ba cô bé trở về thăm nhà mấy ngày sau tám năm xa cách.

1. Bé Thu là đứa bé bướng bỉnh, ương ngạnh

- Trong cuộc gặp gỡ đầu tiên, khi nghe tiếng ông Sáu ở bến xuồng, Thu “giật mình tròn mắt nhìn”. Nó ngơ ngác lạ lùng nhìn rồi bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên “má, má”.

- Trong 3 ngày ông Sáu nghỉ phép bé Thu bướng bỉnh không nhận cha:

+ Thu xa lánh ông Sáu trong khi ông Sáu luôn tìm cách vỗ về, Thu nhất quyết không chịu gọi tiếng ba

+ Má dọa đánh, Thu buộc phải gọi ông Sáu vô ăn cơm, nhờ ông chắt nước cơm nhưng lại nói trổng

+ Bị dồn vào thế bí nó nhăn nhó muốn khóc nhưng tự lấy rá chắt nước cơm chứ không chịu gọi ba

+ Thu hất tung cái trứng cá ra mâm, cơm văng tung tóe, bị ba đánh đòn nhưng cô không khóc mà chạy sang nhà ngoại

→ Bé Thu “cứng đầu” ương ngạnh nhưng giàu tình yêu thương cha

2. Bé Thu có tình yêu thương cha tha thiết, mãnh liệt

- Trước lúc ông Sáu lên đường

+ Tình cha con trở lại vào khoảnh khắc ly biệt ngắn ngủi đem lại cho người đọc xúc động nghẹn ngào

+ Trước khi ông Sáu vào chiến khu, bé Thu được bà giải thích vết thẹo trên má ông Sáu, con bé lăn lọn suốt đêm không ngủ được, nó ân hận rồi căm thù giặc và thương ba nó vô hạn

- Cuộc chia tay cảm động giữa ông Sáu và bé Thu

+ Bé Thu chia tay ba nhưng tâm trạng khác trước, nó không bướng bỉnh nhăn mày cau có nữa

+ Tiếng gọi ba cất lên trong sâu thẳm tâm hồn bé bỏng của con bé, sự khao khát tình cha con bị kìm nén bỗng bật lên, tiếng gọi suốt 8 năm chờ đợi

+ “Nó vừa kêu vừa chạy xô tới dang hai chân ôm lấy cổ ba nó”. Nó hôn khắp người ông Sáu và hôn cả vết sẹo dài trên má ông

+ Hai tay Thu ôm chặt cổ ba, chân quắp chặt lấy ba không muốn ông Sáu rời đi

→ Bé Thu có tình yêu thương cha mãnh liệt, vô bờ

III. Kết bài

- Tác giả thành công trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đặc biệt tâm lý nhân vật trẻ em rất tinh tế, điều này thể hiện tấm lòng yêu thương của nhà văn với con người.

- Bé Thu là nhân vật được khắc họa với nhiều biến chuyển về tâm lý, ở em là đứa trẻ hồn nhiên, bướng bỉnh và giàu tình yêu thương vô bờ bến dành cho cha.

2. Đề thi vào 10 môn Văn Cà Mau 2024

 đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Cà Mau 2024

3. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Cà Mau 2023

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Phương thức biểu đạt được sử dụng: Biểu cảm

Câu 2. Thể thơ: Tự do

Câu 3. Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tâm trạng đợi mẹ của em bé trong bài thơ:

Hành động: em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy mẹ, em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ

Tâm trạng: em bé chờ đợi và trông mong mẹ về

Câu 4.

Tác dụng

- Tạo sự cân đối, nhịp nhàng cho bài thơ

- Tăng sức gợi hình, gợi cảm

- Giúp câu thơ sinh động, cuốn hút, hấp dẫn người đọc

- Nhấn mạnh nỗi nhớ nhung, sự đợi chờ, ngóng trông của đứa con dành cho mẹ khi mẹ làm việc ngoài đồng chưa về.

Câu 5. HS tự trình bày theo ý hiểu của bản thân.

Gợi ý: Đồng ý: Bài thơ giúp ta hiểu và cảm nhận được tình yêu thương của em dành cho mẹ, vị trí đặc biệt của mẹ trong tâm hồn em. Đồng thời, bài thơ còn khắc họa một cách chân thực, cảm động hình ảnh người mẹ tần tảo, lam lũ vì mưu sinh, và vì con.

Câu 6. HS tự rút ra thông điệp của bản thân.

Gợi ý: Tình cảm giữa những người thân trong gia đình luôn là một tình cảm đáng quý và đáng trân trọng. Tình cảm ấy chính là sự yêu thương, giúp đỡ, chia sẻ, đùm đọc, chăm sóc lẫn nhau của một gia đình. Khi ta vấp ngã luôn được gia đình đùm bọc, che chở, vỗ về. Đồng thời bản thân mỗi người cũng cần cố gắng, chăm chỉ, yêu thương, bảo vệ tất cả mọi người trong gia đình. Tình cảm giữa những người thân trong gia đình chính là tình cảm máu mủ ruột già không gì có thể thay thế và ta luôn phải trân trọng tình cảm ấy.

II. LÀM VĂN

Câu 1

*Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận:

Gợi ý: Tình cảm gia đình vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người

*Bàn luận vấn đề:

- Định nghĩa về "tình cảm gia đình": Là tình cảm gắn bó giữa những người có chung quan hệ huyết thống.

- Biểu hiện của tình cảm gia đình:

+ Sự yêu thương, che chở của cha mẹ với con cái

+ Sự quan tâm, chăm sóc của ông bà với các cháu

+ Sự đùm bọc, yêu thương của anh chị em trong gia đình

- Vai trò của tình cảm gia đình:

+ Nuôi dưỡng đời sống tình cảm phong phú, là ngọn nguồn của mọi thứ tình cảm đáng quý khác.

+ Nâng đỡ con người trên từng bước đường đời, chắp cánh cho những ước mơ

+ Chỗ dựa tinh thần vững chắc trong mọi hoàn cảnh.

- Liên hệ thực tiễn:

+ Có những người kém may mắn khi không có gia đình à Thiệt thòi về tình cảm

+ Có những người con bất hiếu; những bố mẹ nhẫn tâm vứt bỏ con cái

- Bài học:

+ Trân trọng tình cảm của những người thân yêu.

+ Yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, bố mẹ

*Kết thúc vấn đề: Khẳng định vai trò của tình cảm gia đình.

Câu 2

A. Mở bài

- Giới thiệu tác giả: Lê Minh Khuê là một cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn. Ngòi bút của bà luôn hướng về cuộc chiến đấu của tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn máu lửa.

- Giới thiệu tác phẩm: "Những ngôi sao xa xôi"

+ Truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" là một trong số những tác phẩm đầu tay của bà, được viết vào năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt.

- Giới thiệu chung về thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mĩ qua ba nhân vật nữ thanh niên xung phong Phương Định, Thao, Nho.

B. Thân bài

1. Thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mĩ luôn mang trong mình tinh thần dũng cảm, bản lĩnh, gan dạ.

- Khi có chiến tranh, họ sẵn sàng ra đi, xung phong nhập ngũ để gia nhập vào cách mạng, lên tiền tuyến kháng chiến để giành lại độc lập cho dân tộc.

- Hơn hết, khi chiến đấu, họ không quản ngại vất vả, hi sinh mà luôn gắng sức mình, chinh chiến với kẻ thù. Đối đầu trực tiếp với ngọn lửa của Thần chết. Tất cả vì mục tiêu "Độc lập, tự do, hạnh phúc".

- Tiêu biểu như nhân vật Phương Định, Thao, Nho, các cô gái vốn được mệnh danh là "chân yếu tay mềm" nhưng khi thực hiện nhiệm vụ cao cả, các cô luôn vững vàng, kiên định như "kiềng ba chân". Khi những quả bom rơi xuống, không một giây phút nao núng, ngần ngại nào, các chị lập tức chạy ra để đo đạc, tiến hành gỡ mìn. Sự sống chỉ trong gang tấc.

2. Thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mĩ còn mang trong mình một tâm hồn trong sáng, lãng mạn.

- Sau những giờ phút chiến đấu căng thẳng, vất vả, họ cũng có những giây phút nghỉ ngơ để có thêm sức khỏe, có thêm động lực để ngày mai chinh chiến.

- Những giây phút giải lao ấy tuy có phần thiếu thốn, có phần nguy hiểm vì không biết địch sẽ ập tới bất cứ lúc nào, những anh lính cùng cô gái thanh niên xung phong ấy vẫn yêu đời, vẫn hăng say rạo rực những bản nhạc thật hay, thật đẹp. Như Phương Định luôn thích nghe những bản nhạc ca dao mộng mơ, mang một vẻ đẹp lãng mạn. Hơn hết, có những chiến sĩ còn đắm chìm trong vẻ đẹp của thiên nhiên. Đó là vẻ đẹp của những cánh hoa rực rỡ, của vầng trăng sáng dịu hiền soi tỏ bầu trời đêm, của những ngôi sao lấp lánh vừa tượng trưng cho sự hi vọng vừa giúp bầu trời đêm thêm lung linh, huyền ảo.

3. Liên hệ với thế hệ trẻ hiện nay

- Có nhiều thanh niên không ngừng học tập, sáng tạo để cống hiến cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhưng cạnh đó vẫn còn những kẻ chỉ biết ăn không ngồi rồi, ỷ lại vào cha mẹ.

C. Kết bài

- Tình cảm của em dành cho thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mĩ.

5. Đề thi vào 10 môn Văn Cà Mau 2023

I. ĐỌC HIỂU(4,0 điểm)

Đọc văn bản sau

Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa
Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non
Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy mẹ
Mẹ lẫn trên cánh đồng. Đồng lúa lẫn vào đêm
Ngọn lửa bếp chưa nhen. Căn nhà tranh trống trải
Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà
Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ
Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa
Trời về khuya lung linh trắng vườn hoa mận trắng
Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ

(Đợi mẹ, Vũ Quần Phương, Ngữ văn 7 tập hai, Chân trời sáng tạo, NXB Giáo dục, 2022, tr.98-99)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ trên (0,5 điểm)
Câu 2. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0,5 điểm)
Câu 3. Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tâm trạng đợi mẹ của em bé trong bài thơ. (0,5 điểm)
Câu 4. Nêu tác dụng của phép điệp được sử dụng trong hai câu thơ sau : (0,75 điểm)
Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà
Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ

Câu 5. Có ý kiến cho rằng bài thơ Đợi mẹ đem đến cho người đọc nhiều cảm xúc. Anh/chị có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao? (0.75 điểm)
Câu 6. Theo anh/chị, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua bài thơ? Thông điệp ấy gợi cho anh/chị suy nghĩ gì? (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về tình cảm gia đình.

Câu 2 (4,0 điểm)

Từ truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" của tác giả Lê Minh Khuê, anh/chị hãy làm rõ vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời kì chống Mĩ cứu nước.

-HẾT-

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi vào 10 môn Văn

    Xem thêm