Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Quảng Ngãi 2024

Sáng 6/6, các thí sinh Quảng Ngãi bắt đầu làm bài thi môn Văn, với thời gian 120 phút. VnDoc sẽ gửi tới các bạn Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Quảng Ngãi năm 2024 sau khi hết thời gian làm bài, kèm gợi ý đáp án giúp các bạn so sánh và đối chiếu với bài làm của mình. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

1. Đáp án đề thi vào 10 Văn Quảng Ngãi 2024

I. ĐỌC HIỂU

1/ Thể thơ lục bát.

2/ Những từ ngữ diễn tả hoạt động của rễ: xoắn đau núm ruột, chắt chiu từng giọt,

3/ Tác dụng:

Tăng hiệu quả cho sự diễn đạt, giúp câu thơ trở nên hấp dẫn hơn

Không chỉ vậy sử dụng hình ảnh nhân hóa "giọt nước đời quên" tác giả đã khắc họa cho người đọc thấy rõ, để làm nên vẻ đẹp rạng rỡ của hoa, để làm ra nụ cười rễ đã vô cùng cực nhọc, vất vả. Từ đó đề cao, khẳng định sự hi sinh của rễ.

4/ Gợi ý: “Bắt đầu từ rễ em ơi!”? nhắc nhớ con người về nguồn cội, nhắn gửi thông điệp về lối sống nghĩa tình, chung thủy, biết ơn nguồn cội.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

Yêu cầu về hình thức: Đoạn văn khoảng 7-10 câu, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ. Đảm bảo đủ 3 phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.

Yêu cầu về nội dung: Làm sáng tỏ được ý nghĩa của tinh thần vượt khó trong học tập.

1. Giới thiệu vấn đề: ý nghĩa của tinh thần vượt khó trong học tập.

2. Bàn luận

- Tinh thần vượt khó trong học tập được hiểu là sẵn sàng vượt qua mọi thử thách, khó khăn trong học tập để đạt được kết quả, thành tích tốt.
- Ý nghĩa của việc vượt khó trong học tập:

+ Vượt khó trong học tập giúp ta phát triển bản thân, khám phá ra những năng lực mà ta không hề biết.
+ Vượt khó trong học tập cũng trở thành một tấm gương đẹp, truyền tải đi những thông điệp ý nghĩa để những người khác có động lực vươn lên.
+ Vượt khó trong học tập giúp ta thay đổi số phận, tương lai, hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn.
HS lấy dẫn chứng minh họa phù hợp.

- Phê phán những người không muốn cố gắng vươn lên trong học tập nói riêng và cuộc sống nói chung,... những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án.

3. Liên hệ bản thân và tổng kết vấn đề.

Câu 2.

* Yêu cầu về hình thức:

- Bài viết đảm bảo cấu trúc của một bài văn gồm 3 phần:

+ Mở bài: nêu được vấn đề.

+ Thân bài: triển khai được vấn đề.

+ Kết bài: khái quát được vấn đề.

- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

* Yêu cầu về nội dung:

Bài viết đảm bảo những nội dung sau đây:

1. Mở bài

- Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm.

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp đức hạnh của nhân vật Vũ Nương.

2. Thân bài

- Vị trí đoạn trích.

- Vẻ đẹp đức hạnh của Vũ Nương được thể hiện rõ nét qua đoạn trích:

+ Khi tiễn chồng đi chinh chiến:

  • Rót chén rượu đầy, nói lời ngọt ngào nồng đượm tình yêu thủy chung
  • Bày tỏ mong ước lớn lao: cuộc sống gia đình yên ấm, mong chồng được bình yên trở về.
  • Xót thương, cảm thông cho những vất vả, hiểm nguy mà chồng sẽ phải chịu đựng
  • Bày tỏ nỗi khắc khoải nhớ mong da diết của mình với chồng
  • Trong những ngày tháng xa chồng: Nhớ chồng da diết, nỗi nhớ triền miên, khắc khoải theo thời gian.
  • Luôn thấy hình bóng chồng bên mình như hình với bóng (trỏ bóng mình trên vách bảo đó là cha Đản)

+ Vũ Nương là một người con dâu hiếu thảo:

  • Chồng ra trận, nàng thay chồng chăm sóc mẹ.
  • Mẹ chồng ốm, nàng hết lòng thuốc thang, lễ bái, nói lời ngọt ngào khuyên lơn.
  • Mẹ chồng mất, nàng lo liệu ma chay chu đáo như với cha mẹ đẻ.

= Vũ Nương là một người phụ nữ đoan trang, đức hạnh, hội tụ đầy đủ vẻ đẹp phẩm chất đáng quý. Đáng lẽ nàng sẽ phải có được một cuộc sống hạnh phúc nhưng thực tế cuộc đời của nàng lại đầy bất hạnh, cuối cùng phải tự tử để minh oan cho chính mình.

- Nhận xét về thái độ của tác giả: Nguyễn Dữ trân trọng, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương. Nhưng đồng thời cũng xót xa, thương cảm cho số phận bất hạnh của nàng sau này.

3. Kết bài: Tổng kết, đánh giá về nội dung và nghệ thuật.

Gợi ý chi tiết

I/ Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận

Nguyễn Dữ là nhà văn tiêu biểu của bền văn học trung đại Việt Nam thế kỉ XVI. Tên tuổi của ông gắn liền với tác phẩm “Truyền kỳ mạn lục”. “Chuyện người con gái Nam Xương” là thiên truyện thứ 16 trong tổng số 20 truyện của tập truyện này. Trong tác phẩm, nhà văn đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật Vũ Nương – một người phụ nữ có nhan sắc, có phẩm hạnh nhưng số phận lại vô cùng bất hạnh. Vẻ đẹp của nàng được hiện lên rõ nét khi nàng khi tiễn chồng ra trận và trong những ngày Trương Sinh không có ở nhà:

“… Chàng quỳ xuống đất vâng lời dạy. Nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng mà rằng:

Bà cụ nói xong thì mất, nàng hết lời thương xót, phàm việc và cay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình.”

II/ Thân bài

1/ Khái quát chung về tác phẩm

– “Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong số 20 truyện trích trong “Truyền kì mạn lục”, áng văn được người đời đánh giá là “thiên cổ kì bút”- cây bút kì diệu truyền tới ngàn đời. Truyện được viết từ cốt truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”, nhưng với ngòi bút tài năng của mình, Nguyễn Dữ đã sáng tạo nên “Chuyện người con gái Nam Xương” rất riêng, giàu giá trị và ý nghĩa.

– Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, tác phẩm đã làm nổi bật vẻ đẹp và số phận đau thương của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

2/ Cảm nhận về nhân vật qua đoạn trích

a/ Là người con gái thùy mị, nết na

Mở đầu tác phẩm, Nguyễn Dữ đã giới thiệu “Vũ Thị Thiết người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp”. Như vậy, chỉ với một câu nói ngắn gọn, Nguyễn Du đã khái quát một cách đầy đủ và trọn vẹn vẻ đẹp tâm hồn của Vũ Nương, nàng không chỉ đẹp về hình thức bên ngoài mà còn có một tâm hồn đẹp, ở nàng hội tụ đầy đủ cả công – dung – ngôn – hạnh.

b/ Một người vợ thủy chung, tình nghĩa, yêu chồng, thương con

Không chỉ là một người phụ nữ xinh đẹp, nết na, đức hạnh , Vũ Nương còn là một người vợ yêu thồng, một người mẹ thương con và luôn khao khát hạnh phúc gia đình. Vẻ đẹp ấy của nàng được Nguyễn Du làm nổi bật khi Trương Sinh ra trận.

Trương Sinh và Vũ Nương cưới nhau chưa được bao lâu thì Trương Sinh phải ra trận bởi Trương Sinh tuy con nhà hào phú nhưng thất học nên phải đi lính vào buổi đầu. Lúc tiễn chồng ra trận, Vũ Nương đã rót chén rượu đầy mà rằng “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường.Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến thiếp ôm nỗi quan hoài, mẹ già triền miên lo lắng.Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng,cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.”

Rõ ràng là trong lời nói của Vũ Nương ta nhận ra tình cảm tha thiêt mà nàng dành cho chồng. Nàng mong chồng trở về bình yên chứ không cần công danh hiển hách. Nàng lo cho nỗi vất vả của chồng nơi chiến trận và dự cảm cả nỗi cô đơn trong những ngày vắng bóng chồng. Nàng không một lời than vãn về những vất vả mà mình sẽ phải gánh vác. Những lời nói của Vũ Nương cảm động đến mức khiến cho những người xung quanh ai nấy đều ứa hai hàng lệ và có lẽ người đọc cũng không khỏi động lòng.

Rồi Trương Sinh ra trận ra trận, Vũ Nương ở nhà nhớ chồng da diết. Nguyễn Dữ cũng viết về nỗi nhớ ấy của nàng “Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được”. Bằng một vài hình ảnh ước lệ tượng trưng, Nguyễn Du đã diễn tả trọn vẹn nỗi nhớ triền miên, dai dẳng, ngày qua ngày, tháng qua tháng của Vũ Nương với người chồng nơi chiến trận của nàng. Nàng vừa thương chồng, vừa nhớ chồng, vừa thương xót cho chính mình đêm ngày phải đối mặt với nỗi cô đơn vò võ. Tâm trạng nhớ thương đau buồn ấy của Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của những người chinh phụ trong mọi thời loạn lạc xưa nay:

“… Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong…”

(Chinh phụ ngâm)

Thể hiện tâm trạng ấy, Nguyễn Dữ vừa cảm thông với nỗi đau khổ của Vũ Nương, vừa ca ngợi tấm lòng thủy chung, thương nhớ đợi chờ chồng của nàng.

Khi hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ, Vũ Nương ra sức cứu vãn, hàn gắn. Khi người chồng trút cơn ghen bóng gió lên đầu, Vũ Nương đã ra sức thanh minh, phân trần. Nàng đã viện đến cả thân phận và tấm lòng của mình để thuyết phục chồng “Thiếp vốn con kẻ khó , nay được nượng tựa nhà giàu , xum họp chưa thỏa tình chăn gối , chia phôi vì động việc lửa binh , cách biệt 3 năm giữ gìn một tiết , tô son điểm phấn chẳng đã nguôi lòng , ngõ liễu tường hoa chưa hề bến gót , đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói …..” Những lời nói nhún nhường tha thiết đó cho thấy thái độ trân trọng chồng, trân trọng gia đình nhà chồng, niềm tha thiết gìn giữ gia đình nhất mực của Vũ Nương.

Với con thơ nàng hết sức yêu thương, chăm chút. Sau khi xa chồng đầy tuần, nàng sinh bé Đản, một mình gánh vác cả giang sơn nhà chồng nhưng chưa khi nào nàng chểnh mảng việc con cái. Chi tiết nàng chỉ bóng mình trên vách và bảo đó là cha Đản cũng xuất phát từ tấm lòng của người mẹ . Nàng muốn để con trai mình bớt đi cảm giác thiếu vắng tình cảm của người cha, luôn cảm nhận được hình bóng của người cha bên cạnh. Tình yêu thương của nàng dành cho chồng, cho con chính là minh chứng của niềm khát khao hạnh phúc gia đình mà người phụ nữ dù ở thời nào cũng mong muốn có được.

c/ Một người con dâu hiếu thảo

Xưa nay mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu rất phức tạp. Người xưa thường nói Trời mưa ướt lá dai bì/ Con mẹ, mẹ xót, xót gì con dâu! Thế nhưng Vũ Nương đã hóa giả được những định kiến ấy. Chồng xa nhà, nàng đã thay chồng phụng dưỡng mẹ chu đáo. Khi bà ốm nàng đã thuốc thang lễ bái thần phật và lấy những lời khôn khéo để khuyên răn để bà vơi bớt nỗi nhớ thương con. Đến khi bà mất, nàng đã hết lời thương xót, ma chay tế lễ cẩn trọng hệt như với cha mẹ đẻ của mình. Cái tình ấy quả có thể cảm thấu cả trời đất cho nên trước lúc chết người mẹ già ấy đã trăng trối những lời yêu thương, động viên, trân trọng con dâu “Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ lòng con như con đã chẳng phụ mẹ”. Những lời nói của bà cụ hơn hẳn ngàn vạn lời kể của nhà văn. Nó một lần nữa chứng minh rằng Vũ Nương là một người con dâu hiếu thảo.

– Liên hệ: Thúy Kiều : Sự hiếu thảo của Vũ Nương với mẹ chồng khiến ta nhớ đến nhân vật Thúy Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du – một cô gái sẵ sang bán thân mình để cứu cha và em. Có thể nói rằng tấm lòng thủy chung hiếu thảo là nét phẩm chất chung của những người phụ nữ trong XHPK. Họ đáng để chúng ta trân trọng và yêu thương.

3/ Đánh giá

Như vậy, bằng cách kể chuyện tự nhiên, chân thực, đoạn trích đã giúp người đọc cảm nhận được những nét đẹp tâm hồn ở nhân vật Vũ Nương. Nàng hiện lên là một người vợ thủy chung, một người mẹ thương con và một người con dâu hiếu thảo. Xây dựng nhân vật này, Nguyễn Dữ muốn gửi vào đó lời ngợi ca, trân trọng đối với những người phụ nữ trong xã hội xưa. Và phải thực sự là một người luôn trân trọng và cảm thông với số phận và cuộc đời của họ, Nguyễn Dữ mới có được một tác phẩm độc đáo đến như vậy. Thật đáng trân trọng.

III/ Kết bài

“Chuyện người con gái nam xương” là một áng văn hay thành công về mặt dựng truyện, khắc hoạ nhân vật, kết hợp tự sự và trữ tình, hiện thực và lãng mạn. Truyện đã khơi gợi trong lòng người đọc không ít những tình cảm đẹp. Nó khiến ta thêm cảm phục trước tài năng của nhà văn, thêm trân trọng, yêu mến những người phụ nữ trong XHPK.

2. Đề thi vào 10 Văn Quảng Ngãi 2024

 đề thi vào lớp 10 môn văn Quảng Ngãi năm học 2024-2025 trang 1 Đề thi vào 10 môn Văn Quảng Ngãi 2024

3. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Quảng Ngãi 2023

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là nghị luận

Câu 2:

Theo tác giả, người sớm muộn gì cũng sẽ thất bại là người tỏ ra hèn kém hoặc nghi ngại ngay trong chính suy nghĩ và quyết định của mình.

Câu 3:

Gợi ý: Theo em, “có trách nhiệm trong những việc mình làm là điều rất

- Nếu không có trách nhiệm với những việc mình làm thì công việc đó sẽ bị ngưng trệ hoặc có kết quả kém gây tổn thất cho bản thân và những người xung quanh.

- Không có trách nhiệm với những việc mình làm cũng cho thấy bạn là người sống thiếu trách nhiệm, không đáng tin cậy.

Câu 4.

Đồng tình, vì:

- Sống có trách nhiệm là tiền đề giúp chúng ta rèn luyện các phẩm chất tốt đẹp khác, như kiên nhẫn, hòa đồng,...

- Sống có trách nhiệm là một chuẩn mực để đánh giá nhân

- Giúp cho cuộc sống chung trở nên tốt đẹp hơn, tránh những tranh cãi không đáng có.

* Đồng tình một phần. Vì: Ngoài sống có trách nhiệm, chúng ta cần rèn luyện thêm nhiều đức tính và phẩm chất khác: nhân ái, lòng dũng . để có thể trở thành con người đích thực, trở thành phiên bản hoàn hảo nhất của mình.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của việc sống có trách nhiệm với bản thân.

a. Thế nào là tinh thần trách nhiệm:

- Hoàn thành công việc được giao và đảm nhận

- Là giữ lời hứa

- Chịu trách nhiệm với những gi mình làm

b. Biểu hiện của tinh thần trách nhiệm:

- Đối với học sinh: trách nhiệm của chúng ta là học tập thực tốt, nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của nhà trường, có tính thần yêu nước, chăm lo học tập,….

- Có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, những người xung quanh

- Đối với một người công chức: thực hiện đúng nhiệm vụ của Đảng và nhà nước gia cho, hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao cho

- Đối với công dân: thực hiện tốt quy định của nhà nước, của pháp luật, có trách nhiệm với gia đình và mọi người xung quanh

c. Ý nghĩa của tinh tần trách nhiệm:

- Hoàn thành tốt công việc và nhiệm vụ

- Được mọi người xung quanh quý mến và yêu quý

- Được lòng tin của mọi người

- Thành công trong công việc và cuộc sống

* Kết thúc vấn đề: Khái quát vấn đề nghị luận: Nhận thức được ý nghĩa của việc sống có trách nhiệm với bản thân mà cố gắng học tập, rèn luyện.

Câu 2.

DÀN Ý THAM KHẢO

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Quang Sáng và truyện ngắn Chiếc lược ngà: Tác phẩm được sáng tác vào năm 1966 khi miền Bắc đang trong thời kỳ hòa bình còn miền Nam vẫn đang trong ách thống trị của đế quốc Mỹ. Nhiều người con đất Bắc phải lên đường vào Nam để tham gia cuộc kháng chiến ác liệt.

- Dẫn dắt vấn đề: Phân tích nhân vật bé Thu để thấy được tình cảm cha con sâu nặng khi nhận Ba.

2. Thân bài

+ Diễn biến tâm trạng của bé Thu trong đoạn trích

- Tình yêu ba trong bé Thu đã trỗi dậy mãnh liệt vào cái giây phút bất ngờ nhất, giây phút ông Sáu lên đường trong nỗi đau vì không được con đón nhận.

+ Bằng sự quan sát tinh tế, bác Ba là người đầu tiên nhận ra sự thay đổi của Thu trong “vẻ mặt sầm lại buồn rầu”, “đôi mắt như to hơn nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa”.

+ Điều đó cho thấy trong tâm hồn đứa trẻ nhạy cảm như Thu đã có ý thức về cảm giác chia li, giây phút này em thèm biểu lộ tình yêu i ba hơn hết, nhưng sự ân hận về những gì mình đã làm ba buồn khiến em không dám bày tỏ.

- Để rồi tình yêu ba trào dâng mãnh liệt trong em vào khoảnh khắc ba nhìn em với cái nhìn trìu mến, giọng nói ấm áp “thôi, ba đi nghe con!”.

+ Đúng vào lúc không một ai ngờ tới, kể cả ông Sáu, Thu thốt lên tiếng kêu thét “Ba...a...a...ba!”.

+ “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và ruột gan mọi người nghe thật xót xa”.

+ Đó là tiếng “ba” nó cố kìm nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như “vỡ tung ra từ đáy lòng nó”.

+ Tiếng gọi thân thương ấy đứa trẻ nào cũng gọi đến thành quen nhưng với cha con Thu là nỗi khát khao của nhiều năm xa cách thương nhớ. Đó là ; gọi của trái tim, của tình yêu trong lòng đứa bé 8 tuổi mong chờ giây phút gặp ba.

- Đi liền với tiếng gọi những cử chỉ vồ vập, cuống quýt trong nỗi ân hận của Thu.

+ Như một con sóc, nó chạy xô tới, nhảy thót lên, dang chặt hai tay ôm lấy cổ ba, hôn ba cùng khắp, hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết thẹo dài trên má, khóc trong tiếng nấc, kiên quyết không cho ba đi...

+ Cảnh tượng ấy tô đậm thêm tình yêu mãnh liệt, nỗi khát khao mong mỏi mà Thu dành cho ba. Phút giây ấy khiến mọi người xung quanh không ai cầm được nước mắt và bác Ba “bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm chặt trái tim mình”.

- Dường như nhà văn Nguyễn Quang Sáng cũng muốn kéo dài thêm giây phút chia ly của cha con Thu trong cảm nhận của người đọc bằng cách rẽ mạch truyện sang một hướng khác, để bác Ba nghe bà ngoại Thu kể lại cuộc chuyện trò của hai bà cháu đêm qua.

+ Chi tiết này vừa giải thích cho ta hiểu thái độ bướng bỉnh không nhận ba hôm trước của bé Thu và sự thay đổi trong hành động em hôm nay.

→ Như vậy, trong lòng cô bé, tình yêu dành cho ba luôn là một tình cảm thống nhất, mãnh liệt. Dù cách biểu hiện tình yêu ấy thật khác nhau trong hai hoàn cảnh, nhưng nó vẫn xuất phát trừ một cội nguồn trong trái tim

đứa trẻ luôn khao khát tình cha.

- Tuy nhiên, Thu trước sau vẫn chỉ là một cô bé ngây thơ, em đồng ý cho ba đi để ba mua một chiếc lược, món quà nhỏ mà bất cứ em bé gái nào cũng ao ước. Bắt đầu từ chi tiết này, chiếc lược ngà bước vào câu chuyện, trở thành một chứng nhân âm thầm cho tình cha con thiêng liêng, bất tử.

b. Lí do tác giả đặt tên là “Chiếc lược ngà”

- “Chiếc lược ngà” là một nhan đề hay thể hiện nội dung, tư tưởng và chủ đề của tác phẩm. Đó chính là hình tượng nghệ thuật chứa đựng tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng. Chọn hình ảnh “Chiếc lược ngà” làm nhan đề cho tác phẩm, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã bộc lộ tài năng của mình trong việc thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm qua một hình ảnh nghệ thuật cô đúc, giàu ý nghĩa.

- Với bé Thu, chiếc lược ngà là kỉ vật của người cha, là tình cảm yêu mến nhớ thương của người cha chiến sĩ nơi chiến khu dành cho mình.

- Với ông Sáu, chiếc lược ngà là một vật quý giá thiêng liêng bởi nó chứa đựng bao yêu thương, mong đợi của người cha và làm dịu đi nỗi ân hận vì đã đánh con. => Với nhan đề ấy, nhà văn không chỉ nói tình cha con thắm thiết sâu nặng mà còn gợi cho người đọc thấm thía những đau thương mất mát do chiến tranh gây ra.

3. Kết bài

- Khái quát lại nội dung và nghệ thuật của đoạn trích

- Nêu cảm nghĩ của em về đoạn trích và toàn bộ tác phẩm

4. Đề thi vào 10 môn Văn Quảng Ngãi 2023

Đáp án đề thi vào 10 môn văn Quảng Ngãi năm 2023 trang 1Đáp án đề thi vào 10 môn văn Quảng Ngãi năm 2023 trang 2

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi vào 10 môn Văn

    Xem thêm