Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hậu Giang 2024

Sáng 7/6, các thí sinh Hậu Giang bắt đầu làm bài thi môn Văn kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025. VnDoc sẽ gửi tới các bạn Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hậu Giang năm 2024 sau khi hết thời gian làm bài, kèm gợi ý đáp án giúp các bạn so sánh và đối chiếu với bài làm của mình. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

1. Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Hậu Giang 2024

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1.

Thể thơ của văn bản: thể thơ tự do

Câu 2.

Theo văn bản, người con được nói đến là: nỗi buồn, niềm vui và sợi dây hạnh phúc

Câu 3.

Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh: “con” là “sợi đây hạnh phúc”

+ Cho thấy vị trí quan trọng của người con trong mỗi gia đình là sợi dây gắn kết thiêng liêng để cha mẹ luôn yêu thương, chở che và gắn bó bền chặt trên đường đời dài lâu nhiều sóng gió, chông gai.

+ Trong cuộc đời nhiều biển động, đôi lúc vô tình cha và mẹ dần xa nhau, nhưng nhờ có con là kết nối mà cha mẹ lại trở nên gắn kết hơn

Câu 4.

Tình cảm của người cha dành cho người con trong văn bản là tình cảm trìu mến, dạt dào và thiêng liêng.

+ Đó là tình cảm mãnh liệt và tồn tại vĩnh cửu: khi con vừa là “niềm vui”, vừa là “nỗi buồn” của cha

+ Những hình ảnh so sánh tương phản thú vị đã gián tiếp bộc lộ sự quan trọng của con đối với người cha. Rằng dù con thật nhỏ bé, nhưng lại có vị trí vô cùng to lớn trong lòng cha, không gì lay chuyển được.

+ Con còn là “sợi dây hạnh phúc” giúp cha và mẹ trở nên gắn bó, thấu hiểu hơn. Trong cuộc đời nhiều biển động, đôi lúc vô tình cha và mẹ dần xa nhau, nhưng nhờ có con là kết nối mà cha mẹ lại trở nên gắn kết hơn.

+ Sợi dây hạnh phúc nơi con dù “mảnh hơn cả sợi tóc” nhưng lại bền chặt hơn tất thảy, đưa cha mẹ về với những yêu thương ban đầu.

=> Đó là tình yêu thương lớn lao, nhưng cũng thật bình dị và đầy cảm động

II. LÀM VĂN

Câu 1.

Yêu cầu về hình thức: Đoạn văn khoảng 200 chữ, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ. Đảm bảo đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.

Yêu cầu về nội dung: Làm sáng tỏ được vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống

1. Mở đoạn

Giới thiệu vấn đề: ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống.

2. Thân đoạn

a. Giải thích

- Tình yêu thương là một phẩm chất cao đẹp, là giá trị cốt lõi trong đạo đức con người. Nó là sự quan tâm, đồng cảm, chia sẻ, giúp đỡ người khác xuất phát từ trái tim chân thành.

- Tình yêu thương có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống mỗi người, góp phần tạo nên một xã hội văn minh, tốt đẹp.

b. Bàn luận

Ý nghĩa của tình yêu thương.

- Giúp con người hoàn thiện nhân cách: Khi biết yêu thương người khác, con người sẽ rèn luyện được những phẩm chất tốt đẹp như lòng nhân ái, sự hy sinh, tinh thần trách nhiệm,...

+ Mang lại cho con người hạnh phúc: Khi yêu thương và được yêu thương, con người sẽ cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ, lạc quan.

+Tạo động lực để con người phát triển: Tình yêu thương là động lực thúc đẩy con người học tập, rèn luyện, phấn đấu để trở thành người có ích cho xã hội.

+ Giúp xây dựng gia đình hạnh phúc: Khi các thành viên trong gia đình yêu thương, quan tâm, chia sẻ với nhau, gia đình sẽ trở nên gắn kết, ấm áp và tràn đầy tình yêu thương.

+ Góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ: Khi mỗi người đều có lòng yêu thương, xã hội sẽ trở nên văn minh, tiến bộ hơn.

+ Tạo ra sự đoàn kết, thống nhất: Tình yêu thương giúp mọi người đoàn kết, đồng lòng, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn, thử thách để xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.

Học sinh tự lấy dẫn chứng phù hợp về ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống.

c. Phản đề:

Phê phán những người không quan tâm tới người thân, sống ích kỉ, không biết yêu thương những người xung quanh.

3. Kết đoạn

- Khẳng định lại ý nghĩa to lớn của tình yêu thương trong cuộc sống.

- Liên hệ bản thân: rèn luyện cho mình lòng yêu thương để bản thân, gia đình và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Câu 2.

* Yêu cầu về hình thức:

- Bài viết đảm bảo cấu trúc của một bài văn gồm 3 phần:

+ Mở bài: nêu được vấn đề.

+ Thân bài: triển khai được vấn đề.

+ Kết bài: khái quát được vấn đề.

- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. * Yêu cầu về nội dung:

Bài viết đảm bảo những nội dung sau đây:

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng sáng tác vào thời điểm cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra quyết liệt (1966).

- Vị trí đoạn trích: Nhà văn đã miêu tả sinh động diễn biến tâm lí của bé Thu khi nhận ba, qua đó thể hiện nét tính cách rất riêng và tình cảm sâu sắc, gắn bó của cô bé đối với ba.

2. Thân bài

a. Khái quát giai đoạn trước khi nhận ra cha

- Lạnh lùng, xa lánh: Bé Thu không chịu gọi ông Sáu là "ba", thậm chí còn tỏ ra bực bội, giận dữ khi ông Sáu cố gắng thể hiện tình cảm.

- Có những lời nói, hành động hỗn láo: Bé Thu nói hỗn với ông Sáu, dỗ dành đẩy ông ra khi ông cố gắng ôm bé.

- Bướng bỉnh, ngang ngạnh: Bé Thu nhất quyết không chịu nhận ông Sáu là cha, thậm chí còn bỏ đi khi ông Sáu cố gắng giải thích.

b. Thái độ và hành động khi nhận ra cha

- Sau khi nghe bà ngoại giải thích, bé Thu đã trở về nhà trong sáng ngày ông Sáu lên đường về đơn vị. Bé Thu đã thay đổi hoàn toàn thái độ trong sự ngỡ ngàng của ông Sáu và mọi người.

+ Nó cau có, bướng bỉnh mà buồn rầu và nghĩ ngợi sâu xa.

+ Khi bắt gặp cái nhìn trìu mến, buồn bã của ba đôi mắt nó bỗng xôn xao. Đó là cái xôn xao của - đồng cảm.

Bé Thu nhận ra những tiếc nuối, xót xa, yêu thương trong ánh mắt của ba mình.

+ Đến giây phút cuối cùng, khi ông Sáu cất lời từ biệt con bé mới cất lên tiếng gọi ba xé lòng

Tiếng gọi bị kìm nén suốt 8 năm Tiếng gọi chất chứa bao tình yêu thương thắm thiết.

+ Không chỉ vậy, nó xô đến ôm chặt lấy ba, hôn ba, hôn lên vết thẹo.

+ Chi tiết vết thẹo: chính vết thẹo khiến bé Thu không nhận ra ba, cũng chính vết thẹo đó sau khi nhận ba, bé Thu đã hôn lên nó để khẳng định rằng bé yêu ba rất nhiều.

=> Con bé muốn giữ chặt ba, không cho ba đi. Nó lo sợ ba sẽ đi mất. Nó muốn bày tỏ tất cả tình yêu của mình dành cho ba.

=> Thái độ và hành động ngỡ ngàng, xúc động và ân hận vì đã đối xử lạnh lùng với ba, sau đó bộc lộ tình cảm yêu thương sâu đậm dành cho người ba.

- Nhận xét:

+ Trong khoảnh khắc, mọi khoảng cách với ba bị xóa bỏ. Cô bé đã bộc lộ sự gắn bó và tình cảm của mình dành cho ba -> khiến mọi người xúc động.

+ Miêu tả sự biến đổi tình cảm của bé Thu, tác giả đã một lần nữa tô đậm tình yêu ba tha thiết của cô lạnh nhạt cũng như khi quấn quýt, bé Thu đều hướng đến ba mình.

+ Ta thấy một bé Thu gan góc, bướng bỉnh nhưng rất giàu tình cảm và dễ xúc động.

3. Kết bài

Đoạn trích thể hiện sức mạnh của tình yêu thương, có thể hàn gắn mọi rào cản và xóa bỏ mọi hiểu lầm. Qua đó, tác giả ca ngợi tình cảm cha con thiêng liêng, bất diệt, đồng thời lên án chiến tranh tàn khốc đã chia cắt bao gia đình.

2. Đề thi vào 10 môn Văn Hậu Giang 2024

  Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2024 tỉnh Hậu Giang

Lịch thi vào lớp 10 tỉnh Hậu Giang năm 2024:

Ngày

Buổi

Thời gian

Nội dung

05/6/2024

Sáng

08 giờ 00

Họp lãnh đạo hội đồng coi thi

06/6/2024

Sáng

08 giờ 00

Họp toàn thể hội đồng coi thi

Chiều

14 giờ 30

Làm thủ tục dự thi cho thí sinh: Sinh hoạt nội quy, phát thẻ dự thi và điều chỉnh các sai sót (nếu có), thu phí và hồ sơ tuyển sinh theo qui định.

07/6/2024

Sáng

07 giờ 30

-

09 giờ 30

Thi môn Ngữ văn (môn chung): thời gian làm bài 120 phút; phát đề: 07 giờ 25, tính giờ làm bài: 07 giờ 30, thu bài: 09 giờ 30.

Chiều

13 giờ 30

-

15 giờ 00

Thi môn Toán (môn chung): thời gian làm bài 90 phút; phát đề: 13 giờ 25, tính giờ làm bài: 13 giờ 30, thu bài: 15 giờ 00.

15 giờ 45

-

16 giờ 45

Thi môn Tiếng Anh (môn chung): thời gian làm bài 60 phút; phát đề: 15 giờ 40, tính giờ làm bài: 15 giờ 45, thu bài: 16 giờ 45.

08/6/2024

Sáng

08 giờ 00

-

10 giờ 30

Thi môn chuyên (đối với trường chuyên): thời gian làm bài 150 phút; phát đề: 07 giờ 55, tính giờ làm bài: 08 giờ 00, thu bài: 10 giờ 30.

3. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hậu Giang 2023

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Thể thơ tự do

Câu 2:

Danh từ riêng: Trường Sa, Hoàng Sa

Câu 3:

Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa:

- Tăng khả năng biểu đạt cho tác phẩm.

- Nhấn mạnh sự đau đớn khi đất nước có nguy cơ bị xâm lược.

Câu 4:

Học sinh tự trình bày theo cảm nhận của mình, có lý giải phù hợp.

Gợi ý:

- Tình yêu thương đối với Tổ quốc của mình, trân trọng sự hi sinh của những người đã ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc.

- Sự căm thù những kẻ xâm lược và nỗi đau khi đất nước có nguy cơ bị xâm lược.

I. LÀM VĂN

Câu 1:

*Nêu vấn đề: trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với Tổ quốc.

*Giải thích vấn đề:

- Trách nhiệm là làm tròn nghĩa vụ, bổn phận, dám chịu trách nhiệm về những hành động của bản thân.

=> Thế hệ trẻ là tương lai của đất nước bởi vậy càng phải ý thức rõ hơn nữa về trách nhiệm của bản thân với Tổ quốc.

* Phân tích, bàn luận vấn đề:

- Tuổi trẻ của mỗi thời đại là niềm tự hào dân tộc, là lớp người tiên phong trong công cuộc xây dựng, đổi mới, phát triển đất nước.

- Là lực lượng nòng cốt nên tuổi trẻ cần có trách nhiệm:

+ Tu dưỡng rèn luyện đạo đức để trở thành một công dân tốt.

+ Trau dồi tri thức, không ngừng học hỏi để bồi đắp trí tuệ

+ Để từ đó mang sức lực của tuổi trẻ, sự nhiệt huyết của thanh xuân cống hiến, xây dựng đất nước giàu mạnh, ngày càng phát triển.

- Mỗi người cần rèn luyện bản thân, tìm niềm vui, lí tưởng sống cho chính mình. Vượt lên hoàn cảnh, vượt qua chính mình là điều cần thiết đối với mỗi người trẻ trong cuộc sống hiện đại nhiều thử thách, khó khăn.

- Rút ra bài học.

Câu 2:

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long.

- Giới thiệu tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa.

- Tác phẩm ca ngợi những con người dũng cảm, tuyệt đẹp đang cống hiến một cách thầm lặng, cao cả mà anh

thanh niên là nhân vật chính “trong cái lặng im của Sa Pa..., Sa Pa mà chỉ nghe tên người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”.

2. Thân bài

a. Giới thiệu khái quát:

Truyện ngắn tập trung vào cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn của Sa Pa qua lời giới thiệu của bác lái xe.

Đoạn văn ngắn đã khái quát được vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn của anh thanh niên.

b. Nhân vật anh thanh niên:

* Hoàn cảnh sống và làm việc:

- Một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa. Công việc của anh là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Công việc đơn điệu đòi hỏi phải thật tỉ mỉ, chính xác, có ý thức tự giác.

- Nhưng cái gian khổ nhất phải vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt : tháng một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người.

* Những nét đẹp của nhân vật thể hiện qua đoạn trích:

- Có lý tưởng cống hiến: đi bộ đội không được anh tình nguyện làm việc ở Sa Pa.

- Suy nghĩ đẹp về công việc: Vì công việc mà anh phải sống một mình trên núi cao nhưng anh vẫn gắn bó với công việc của mình.

- Suy nghĩ đẹp về cuộc sống: Suy nghĩ đúng đắn về giá trị của hạnh phúc: Hạnh phúc không phải là khi cuộc sống đầy đủ về vật chất mà là khi ta làm được những điều có ích. Một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta, bắn rơi được máy bay Mỹ trên cầu Hàm Rồng, anh thấy mình “thật hạnh phúc”.

=> Qua lời kể hồn nhiên, chân thành của người thanh niên, tác giả Nguyễn Thành Long đã giúp người đọc cảm nhận được những suy nghĩ đẹp và đúng đắn của anh thanh niên cũng như của những người lao động ở SaPa.

Anh cảm thấy tự hào, hạnh phúc khi công việc của mình đóng góp được cho sự nghiệp chung của dân tộc: nhờ có anh phát hiện đám mây khô mà ta đã hạ được hiểu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng=> trong giọng nói của anh không khỏi xúc động và hạnh phúc. Và cũng từ hôm đấy anh “sống thật hạnh phúc” => Cái hạnh phúc của một người trẻ tuổi tìm thấy lí tưởng, ý nghĩa của nghề, của cuộc sống => Một nét sống cao đẹp.

=> Những tình cảnh cao đẹp trên đã tạo nên những phẩm chất đáng quý ở anh thanh niên - một con người lao động với XHCN.

3. Kết bài:

- Truyện Lặng lẽ Sa Pa ca ngợi những con người lao động như anh thanh niên làm công tác khí tượng và cái thế giới những con người như anh.

- Qua câu chuyện về anh thanh niên, tác phẩm cũng gợi tả những con người đang dành cả thanh xuân để cống hiên, phục vụ kháng chiến với nhiều phẩm chất cao đẹp.

-HẾT-

4. Đề thi vào lớp 10 môn Văn Hậu Giang năm 2023 - 2024

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẬU GIANG
ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT, THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2023 – 2024
Môn thi: Ngữ văn - THPT
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Đêm qua tôi nghe Tổ quốc gọi tên mình
Bằng tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội vào ghềnh đá
Tiếng Tổ quốc vọng về từ biển cả
Nơi bão tố dập dồn, chăng lưới, bủa vây

Tổ quốc của tôi, Tổ quốc của tôi!
Bốn nghìn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ
Thắp lên ngọn đuốc Hòa bình, bao người đã ngã
Máu của người nhuộm mặn sóng biển Đông

Ngày hôm nay kẻ lạ mặt rập rình
Chúng ngang nhiên chia cắt tôi và Tổ quốc
Chúng dẫm đạp lên dáng hình đất nước
Một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau

(Tổ quốc gọi tên - Nguyễn Phan Quế Mai, Tổ quốc gọi tên mình, NXB Phụ nữ, 2015, tr. 12-13)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Chỉ ra những danh từ riêng trong các dòng thơ sau:

Đêm qua tôi nghe Tổ quốc gọi tên mình
Bằng tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội vào ghềnh đá

Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hoá được sử dụng trong dòng thời Một tấc biển cắt rồi, vạn tốc đất đón đại

Câu 4. Nhận xét về tình cảm của tác giả dành cho Tổ quốc được thể hiện trong đoạn trích.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với Tổ quốc.

Câu 2 (5,0 điểm)

Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói:

- Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ.

- Quê anh ở đâu thế? Họa sĩ hỏi.

- Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn…

(Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2000, tr. 185)

Văn Tiền Giang

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi vào 10 môn Văn

    Xem thêm