Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Thái Nguyên 2024

Sáng 6/6, các thí sinh Thái Nguyên bắt đầu làm bài thi môn Văn kỳ thi vào lớp 10 năm 2024 - 2025. VnDoc sẽ gửi tới các bạn Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Thái Nguyên năm 2024 kèm đáp án tham khảo sau khi hết thời gian làm bài. Mời các bạn theo dõi.

1. Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Thái Nguyên 2024

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1.

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

Câu 2.

Điều khác biệt đó là: cách họ sử dụng những giờ đồng hồ (cách họ sử dụng thời gian)

Câu 3.

HS đưa ra cách hiểu của bản thân sao cho phù hợp.

Gợi ý: sSống một đời có ích có thể hiểu là: làm những việc ta cần làm, hoàn thành tốt những mục tiêu ta đã đề ra, sử dụng thời gian một cách hiệu quả, hợp lí.

Câu 4.

Gợi ý:

- Có thời gian biểu cho từng hoạt động cụ thể.

- Tuân thủ thời gian biểu đã để ra.

- Cân bằng giữa học tập và giải trí hợp lí.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

1. Mở đoạn

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của việc xác định mục tiêu sống.

2. Thân đoạn

a. Giải thích

Mục tiêu sống: những suy nghĩ, hành động tích cực của con người, hướng đến những điều tốt đẹp và cao cả.

Mục tiêu sống ảnh hưởng quan trọng đến suy nghĩ và hành động của con người đặc biệt là các bạn thanh niên hiện nay.

b. Phân tích

- Biểu hiện của người sống có mục tiêu

+ Biết phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống của mình, nỗ lực hết sức để mong muốn đạt được những thành tựu cho riêng mình.

+ Khi vấp ngã không chán nản, buông xuôi mà tìm cách đứng dậy sau vấp ngã để đi tiếp con đường mình đã chọn.

- Ý nghĩa của việc xác định mục tiêu sống

+ Mang đến cho con người những thành quả sau bao nỗ lực, cố gắng.

+ Giúp chúng ta tôi luyện những phẩm chất quý giá: chăm chỉ, cần cù, lạc quan.

+ Khiến chúng ta được người khác yêu thương, tin tưởng và học tập theo.

c. Chứng minh

Học sinh lấy dẫn chứng về những người trẻ sống có lí tưởng, có mục tiêu nổi bật, tiêu biểu mà được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Trong xã hội vẫn còn nhiều người sống không có ước mơ, hoài bão, vô cảm hoặc có ước mơ nhưng không cố gắng thực hiện mà chỉ hão huyền, viển vông về một cuộc sống tốt đẹp hơn → những người này đáng bị phê phán, chỉ trích.

3. Kết đoạn

Khái quát lại tầm quan trọng của mục tiêu sống, đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Câu 2.

1. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả Kim Lân và truyện ngắn Làng: Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân đã ca ngợi về tinh thần cách mạng và lòng yêu nước đó của người dân Việt Nam, cụ thể là nói về một người nông dân có tình cảm gắn bó với làng, với quê hương và đất nước sâu sắc.

- Giới thiệu nội dung cần phân tích: tâm trạng ông Hai khi hay tin làng chợ Dầu theo giặc.

2. Thân bài:

a. Khái quát về nhân vật ông Hai:

– Truyện kể về ông Hai, một người yêu làng và gắn bó với làng, lúc nào ông cũng khoe về làng của mình – Ông cứ kể say sưa trong niềm nhớ thương về làng mà không cần biết người nghe có chú ý hay không.

– Ông tự hào về làng mình từ cơ sở vật chất cho tới cái sinh phần của tổng đốc làng ông, vinh dự vì làng có bề dày lịch sử. Sau cách mạng ông khoe về tinh thần cách mạng của làng ông, ngay cả cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập, ông khoe những hố, ụ và hào.

b. Phân đoạn trích

– Khi về nhà, ông nằm vật ra giường, đêm đó trằn trọc không ngủ được, ông điểm lại từng người: Ông điểm

lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn không tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy.

- Ông bắt đầu lo lắng:

+ Lo cho mình và gia đình: “Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian, rồi đây biết làm ăn buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy.”

+Lo cho bà con trong làng: “Lại còn nhiều người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?”

- Vợ của ông trở về nhà cũng buồn bã, trẻ con cũng im lặng, không đứa nào dám vui đùa, nghịch ngợm như mọi ngày.

=> Không gia đình ảm đạm, buồn bã, không dám nói, không dám nhìn nhau.

=> Tâm trạng ông Hai cũng như cả gia đình ông lâm vào trạng thái buồn bã, chán nản, bị ám ảnh, day dứt và mặc cảm với thân phận là người của làng Việt gian bán nước.

3. Kết bài:

– Khẳng định giá trị nghệ thuật và nội dung của truyện ngắn: tác giả đã cho người đọc hình dung được một thời kì chống Pháp sôi nổi của nhân dân, tinh thần trung kiên với Cách mạng và một lòng theo Bác, kháng chiến đến cùng

– Qua diễn biến tâm trạng của ông Hai ta thấy được tình yêu làng sâu sắc và tình yêu nước thiết tha gắn với tinh thần kháng chiến của ông.

2. Đề thi vào 10 môn Văn Thái Nguyên 2024

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn văn Thái Nguyên 2024

Lịch thi vào 10 Thái Nguyên 2024

Lich thi vao lop 10 Thai Nguyen nam 2024 - 2025

3. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Thái Nguyên 2023

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận

Câu 2:

Tác giả từ khi còn rất trẻ đã tham gia các dự án cộng đồng vì muốn giúp đỡ những đứa trẻ có cùng cảnh ngộ như mình, vì muốn tạo ra điều có ích cho người khác.

Câu 3:

Học sinh trình bày theo ý hiểu của bản thân mình, có lý giải phù hợp.

Gợi ý:

Nghịch cảnh được nhắc đến trong bài ý chỉ những khó khăn, trắc trở, những hoàn cảnh éo le, trớ trêu mà con người sẽ gặp phải trong cuộc sống.

Câu 4:

Học sinh đưa ra quan điểm cá nhân: đồng tỉnh, không đồng tình, đồng tình một phần; có lý giải phù hợp.

Gợi ý:

  • Đồng tình. Cuộc sống rất kì diệu. Ở đó luôn chứa đựng những điều bí ẩn. Con người muốn có một cuộc sống đúng nghĩa thì cần phải không ngừng cố gắng học hỏi, không ngừng khám phá. Mỗi lần như vậy chúng ta sẽ nhận được những giá trị tuyệt vời mà cuộc sống mang lại.
  • Đồng tình một phần. Cuộc sống không chỉ là hành trình học hỏi và khám phá. Cuộc sống đôi khi còn được thể hiện qua những phút giây dừng lại, sống chậm lại, lắng mình để cảm nhận những vẻ đẹp bình dị và nhỏ bé.

Phần II;

Câu 1: Viết đoạn văn về sự tự lập

Gợi ý cách viết

1. Mở đoạn

Giới thiệu vấn đề nghị luận: tính tự lập.

2. Thân đoạn:

- Giải thích: Tính tự lập là sự tự ý thức học tập, làm việc, tạo dựng cuộc sống của mình mà không dựa dẫm hay phụ thuộc vào bất kì ai.

- Biểu hiện của tự lập:

  • Thể hiện qua ý thức chủ động trong cuộc sống của bản thân: tự đặt ra mục tiêu, xây dựng kế hoạch, sống có kỉ luật,...
  • Thể hiện qua những việc làm đơn giản như: chủ động hoàn thành bài tập về nhà, tự giặt quần áo, dọn dẹp nhà cửa,...

- Ý nghĩa của tự lập:

  • Hoàn thiện nhân cách bản thân.
  • Rèn luyện tính chịu khó, kiên trì.
  • Có bản lĩnh vượt qua khó khăn, vươn tới thành công.

- Phản đề: phê phán lối sống ỷ lại, thiếu tự lập, sống lười biếng, bê tha.

3. Kết đoạn:

Khẳng định lại vấn đề nghị luận.

Câu 2: 5 điểm

1. Mở bài:

  • Giới thiệu bài thơ: là một tác phẩm hay, độc đáo, mới lạ về đề tài mùa thu.
  • Giới thiệu 2 khổ thơ đầu: Cảnh sắc giao mùa khi đất trời chuyển từ mùa hạ sang mùa thu.

2. Thân bài:

a. Những biểu hiện đầu tiên của mùa thu

- Những tín hiệu vô hình trong thiên nhiên:

  • Hương ổi: mùi hương bình dị, dân dã đặc trưng của mùa thu miền Bắc khi mùa ổi chín.
  • Động từ “phả”: sự lan tỏa, trộn lẫn: gợi tả về một không gian dường như mang cả hương thơm của mùa thu, của sự trong lành
  • Gió se: gió hơi lạnh, khô, là gió heo may của mùa thu, không phải cơn gió nam của mùa xuân hay gió bắc mùa đông.
  • Sương: hiện tượng ngưng tụ hơi nước khi thời tiết chuyển lạnh vào buổi tối và sáng sớm.
  • Động từ “chùng chình”: chuyển động chậm rãi, thong thả, nhân hóa cho hình ảnh, sương như có tâm hồn.

- Cảm xúc của tác giả:

  • Giật mình nhận ra mùa thu đang về qua từ “bỗng”
  • Câu hỏi tu từ “Hình như thu đã về”: sự ngỡ ngàng, khó tin, tâm hồn thi sĩ cũng như biến chuyển cùng đất trời.

⇒ Tác giả sử dụng những hình tượng vô hình, chỉ cảm nhận được qua khứu giác, cảm giác chứ không nhìn thấy, không cầm nắm được. Đây là một điểm đặc biệt so với việc dùng những hình ảnh quen thuộc để nói về mùa thu như hoa sữa, quả hồng, cốm non,… cho thấy sự tinh tế trong cảm xúc của tác giả.

b. Vẻ đẹp của thiên nhiên trong thời khắc giao mùa

  • Hình ảnh đối lập: sông “dềnh dàng” với chim “vội vã”. Dòng sông vào mùa thu bắt đầu chảy chậm rãi, đã qua rồi những cơn bão hè khiến sông cuộn trào. Chim thì lại vội vã bay về phương Nam tránh rét
  • Hình ảnh đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu: một hình ảnh liên tưởng sự níu kéo, lưu luyến của mùa hạ, gợi tả vẻ đẹp bầu trời đặc biệt. Một sắc mây không còn nóng bỏng đầy nắng của mùa hè nhưng cũng chưa nhẹ nhàng thanh thoát của mùa thu.

⇒ Thiên nhiên giao mùa đẹp kì lạ, độc đáo

3. Kết bài:

  • Hai khổ thơ cho thấy: tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ, vẻ đẹp của khoảnh khắc giao mùa.
  • Nghệ thuật: sử dụng hình ảnh, nhân hóa, liên tưởng.

4. Đề thi vào 10 môn Văn Thái Nguyên 2023

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Khi đã trưởng thành và nhìn lại quãng đường đã qua, tôi nhận ra chính nhờ đã trải qua những cô đơn, buồn tủi, nghèo khổ đó mà tôi dễ dàng cảm thông với người khác, có khả năng sống độc lập và có bản lĩnh đương đầu với gian khổ. Từ khi còn rất trẻ, tôi đã tham gia các dự án cộng đồng, vì muốn giúp đỡ những đứa trẻ có cùng cảnh ngộ như mình, vì muốn tạo ra điều có ích cho người khác. Tôi cũng nhận ra, mỗi chúng ta khi sinh ra đã được vũ trụ tặng cho những món quà vô giá ẩn trong bức màn bí ẩn của cuộc sống. Những nghịch cảnh mà ta phải đối mặt, những trải nghiệm mà ta có trong cuộc sống này chính là cách để ra khám phá ra món quà kì diệu đó của vũ trụ, phát huy hết sức mạnh và tiềm năng bên trong của mình. Và khi nhận ra cuộc sống chẳng qua chỉ là một hành trình học hỏi và khám phá, tôi đã biết cách sống hạnh phúc, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

(Trích Không có đỉnh quá cao, Giáo sư Phan Văn Trường và nhiều tác giả, NXB Trẻ, 2022, tr.19,20)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2 (0,5 điểm). Vì sao tác giả đã tham gia các dự án cộng đồng từ khi còn rất trẻ?

Câu 3 (1,0 điểm). Em hiểu như thế nào là "những nghịch cảnh mà ta phải đối mặt" trong cuộc sống?

Câu 4 (1,0 điểm). Em có đồng tình với quan điểm: "Cuộc sống là một hành trình học hỏi và khám phá" hay không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 15 - 20 dòng) về ý nghĩa của sự tự lập.

Câu 2 (5,0 điểm)

Trong bài thơ Sang thu, Hữu Thỉnh viết:

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió sẽ

Sương chung chinh qua ngôi

Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có dám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

(Trích Sang thu, Hữu Thỉnh, SGK Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2022, tr.70)

Phân tích bức tranh mùa thu trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên.Đáp án đề thi vào lớp 10 môn văn Thái Nguyên 2023

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi vào 10 môn Văn

    Xem thêm