Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Khánh Hòa 2024

Sáng 3/6, các thí sinh Khánh Hòa bắt đầu làm bài thi môn Văn kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025. VnDoc sẽ gửi tới các bạn Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Khánh Hòa năm 2024 kèm đáp án tham khảo sau khi hết thời gian làm bài. Mời các bạn theo dõi.

1. Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Khánh Hòa 2024

Câu 1.

Thể thơ tự do.

Câu 2.

Phép liệt kê: nắng, gió và tím

Câu 3.

Cảm xúc, tình cảm của nhân vật trữ tình: cô đơn, khắc khoải và phảng phất nỗi buổi

Câu 4.

HS đưa ra quan điểm cá nhân (đồng tình không đồng tình/ đồng tình một phần) và đưa ra lí giải phù hợp.

Gợi ý:

- Đồng tình với quan điểm của tác giả bởi tình mà bỏ qua mất.

- Không đồng tình với quan điểm vì những điều giản dị thường đơn giản nên ai cũng có thể hiểu được.

- Đồng tình một phần vì những điều giản dị xung quanh ta dễ hiểu, tuy nhiên vì nhỏ bé nên chúng ta vô tình bỏ qua dẫn đến không thể hiểu hết ý nghĩa, giá trị của nó. Bởi vậy, chúng ta cần có con mắt thường, một tâm hồn nhạy cảm để hiểu, để cảm nhận hết những điều giản dị xung quanh mình.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

Yêu cầu về hình thức: Đoạn văn khoảng 200 chữ, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ. Đảm bảo đủ 3 phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.

Yêu cầu về nội dung: Làm sáng tỏ được ý nghĩa của việc biết trân trọng những điều bình dị.

1. Giới thiệu vấn đề: ý nghĩa của việc biết trân trọng những điều bình dị.

2. Giải thích:

- Bình dị là những giản dị, nhỏ bé trong cuộc sống nhưng có ý nghĩa tích cực, lớn lao đối với con người.

3. Bàn luận

- Ý nghĩa của việc trân trọng những điều bình dị trong cuộc sống:

+ Những điều tốt đẹp bình dị sẽ khơi dậy và bồi đắp cho chúng ta tình yêu và nghị lực vượt lên trên khó khăn trong cuộc sống.

+ Những điều tốt đẹp bình dị sẽ thức tỉnh chúng ta về những giá trị sống mà mình đeo đuổi. Thành công, hạnh phúc không chỉ là những điều lớn lao, vĩ đại mà có khi bắt đầu từ những điều tốt đẹp nhỏ bé, bình dị.

+ Những điều tốt đẹp bình dị sẽ ươm mầm, vun đắp nên những giá trị lớn lao, góp phần làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp.

HS lấy dẫn chứng minh họa phù hợp.

- Nêu phản đề: Có những người không biết trân trọng, nâng niu,... không biết tạo ra những điều tốt đẹp trong cuộc sống, cần phải giáo dục, uốn nắn, thức tỉnh...

4. Kết đoạn: Bài học nhận thức và hành động

Câu 2.

Dàn ý tham khảo

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả: Nguyễn Quang Sáng (1932 - 2014), ông từng tham gia kháng chiến và giữ nhiều trọng trách quan trọng. Cuộc đời nhà văn trải qua biết bao nhiêu năm tháng kháng chiến của cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

- Giới thiệu tác phẩm: Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” sáng tác năm 1966 ca ngợi tình cha con, tình đồng chí trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Đặc biệt, nhân vật ông Sáu đã để lại cho người đọc rất nhiều ấn tượng.

II. Thân bài

* Phân tích hình tượng ông Sáu trong Chiếc lược ngà:

1. Tâm trạng của ông Sáu

- Khi đi bộ đội thì con gái ông mới được 1 tuổi, niềm yêu thương con và nhớ con da diết

- Khi về đến nhà bé Thu không nhận ra mình vì vết thẹo không giống người trong hình. Con bé chạy đi, xa lánh, không nhận ông Sáu là cha, thậm chí còn hỗn, nói trổng khiến ông cảm thấy buồn tủi.

- Trong khi ăn cơm ông đã nóng vội, không kiềm chế được mà đánh bé Thu, ông cảm thấy rất hối hận nhưng cũng chỉ vì ông thương con quá mà thôi.

- Khát khao lớn nhất của ông hiện giờ là được nghe con gái gọi một tiếng Ba, chính tình cha con sâu nặng đã khiến ông kiên trì đến tận bây giờ

- Trước khi ông Sáu lên đường, bé Thu đã khiến anh và mọi người vô cùng bất ngờ khi cất tiếng gọi anh Sáu là ba. Ông cảm thấy hạnh phúc vô cùng.

- Ở chiến trường ông rất nhớ con, muốn được ôm con, hôn con. Ông dồn hết tình cảm để làm một cây lược bằng ngà voi tặng con.

=> Ông Sáu là một người cha trên cả tuyệt vời, vĩ đại, yêu thương con cái hết mực.

2. Cảm nhận về nhân vật ông Sáu

- Hình ảnh giản dị, bình thường nhưng tình yêu thương của ông dành cho con là vô bờ bến

- Hình ảnh người chiến sĩ, người cha đã làm nổi bật lên tình cảm cha con của con người

- Ông Sáu luôn dành tình cảm yêu thương sâu sắc nhất dành cho con và gia đình mình

- Ông Sáu là một người chiến sĩ uy nghiêm trên chiến trường nhưng ông rất tình cảm đối với con.

3. Nghệ thuật

- Nhà văn đã đặt nhân vật vào tình huống truyện bất ngờ để từ đó bộc lộ nội tâm nhân vật.

- Nghệ thuật xây xựng nhân vật tài tình, miêu tả tâm lý sâu sắc, chân thực.

III. Kết bài

- Nhân vật ông Sáu đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

- Nhân vật ông Sáu - người cha giàu tình yêu thương con, ông là hình ảnh tiêu biểu của con người Việt Nam sẵn sàng hi sinh tất cả vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

- Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã khắc họa sinh động mà không kém phần chân thực hình ảnh người cha vĩ đại cùng với tình yêu to lớn dành cho con của mình.

2. Đề thi vào 10 Văn Khánh Hòa 2024

Lịch thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025 tỉnh Khánh Hòa:

Ngày thiBuổi thiMôn thiThời gian làm bàiThời gian phát đềBắt đầu tính giờ làm bài
3/6/2024SángNgữ Văn120 phút07 giờ 5508 giờ 00
ChiềuToán120 phút13 giờ 5514 giờ 00
4/6/2024SángTiếng Anh60 phút07 giờ 5508 giờ 00
ChiềuMôn chuyên150 phút13 giờ 5514 giờ 00

3. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 Văn Khánh Hòa 2023

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1

Từ mượn ngôn ngữ châu Âu: shipper, app

Câu 2

Theo đoạn trích, nguyên nhân dẫn đến sự tranh cãi giữa anh shipper và cô gái nhận hàng là vì không có tiền lẻ trả lại, anh shipper tự động làm tròn 1 nghìn khi thanh toán với khách, khách hàng đã cho rằng đó là hành động không thành thật.

Câu 3

- Biện pháp tu từ so sánh: “1 nghìn” được so sánh với “một mồi lửa kích thích sự tự ái của cả hai phía”

- Tác dụng: Nhằm nhấn mạnh giá trị như một chất xúc tác của 1 nghìn. 1 nghìn ở đây không lớn về mặt vật chất, nhưng nó lại khiến cho cuộc tranh cãi không đáng có nổ ra.

Câu 4

- Theo em, trong mối quan hệ ứng xử giữa người với người, việc phân định rạch ròi đúng - sai là cần thiết nhưng đôi khi sự phân định ấy lại không quan trọng bằng những tình cảm đáng có hơn.

- Ví dụ như trong đoạn trích trên, vì 1 nghìn mà anh shipper bị khóa tài khoản và mất việc, hay cũng chỉ vì 1 câu nói lúc nóng giận mà làm mất tình hàng xóm xây dựng mấy chục năm,... Trong những trường hợp đó, chỉ cần chúng ta bình tĩnh lại, nói chuyện một cách chân thành thì mọi chuyện sẽ không đi đến chiều hướng gây tổn hại nhiều đến như vậy. Khi đó, chuyện rạch ròi đúng – sai ở đây hoàn toàn không cần thiết.

II. LÀM VĂN

Câu 1

*Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: "Ý nghĩa của sự khoan dung"

*Bàn luận vấn đề

Giải thích và nêu biểu hiện

- Sự khoan dung là gì? Khoan dung là tấm lòng rộng lượng, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm của người khác; đồng thời người có sự khoan dung là người có tấm lòng nhân hậu với mọi người.

- Biểu hiện: Sống vị tha, nhân ái, sẵn sàng tha thứ cho lỗi lầm của người khác,...

Trình bày ý nghĩa của sự khoan dung:

- sự khoan dung là một trong những đức tính tốt, là biểu hiện của lối sống đẹp, vị tha, vì người khác.

- Trong cuộc sống, ai cũng có lúc phạm phải sai lầm, nên việc bao dung, tha thứ là điều cần thiết đối với con người.

- sự khoan dung, tha thứ cho những sai lầm của người khác sẽ khiến cho mối quan hệ giữa con người trở nên tốt đẹp hơn.

- Nếu không biết tha thứ, bỏ qua cho người khác và hẹp hòi, con người sẽ luôn sống trong sự hận thù, mối quan hệ giữa con người sẽ trở nên áp lực, căng thẳng.

Bài học nhận thức và hành động:

- Chúng ta cần mở rộng lòng mình để sẵn sàng tha thứ, bỏ qua sai lầm của người khác.

- Giúp đỡ người khác nhận ra và khắc phục những sai lầm.

*Kết thúc vấn đề: Khẳng định lại ý nghĩa của sự khoan dung. Liên hệ bản thân.

Câu 2

a) Mở bài

Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm:

  • Y Phương là một nhà thơ đặc trưng cho người dân tộc, thơ ông là tiếng nói được phát từ sâu thẳm trái tim, vừa gần gũi, giản dị nhưng cũng chứa đựng nhiều giá trị nhân văn sâu sắc.
  • “Nói với con” là một bài thơ hay của Y Phương nói lên tình cảm thiêng liêng giữa cha và con. Bài thơ giống như lời chia sẻ, trò chuyện của một người đi trước với người đi sau, của một người cha dành cho đứa con máu mủ của mình, những kỷ niệm khó quên.
  • Khái quát nội dung khổ 1: Người cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng: Con lớn lên trong tình yêu thương,sự nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lao động nên thơ của quê hương.

b) Thân bài

* Luận điểm 1: Tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái là sâu sắc và vô hạn

- Ngay từ những câu đầu tiên lời thơ đã giống như một lời tự sự:

“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười”

- Một đứa trẻ khi ngày từ khi được hình thành lên từ trong bụng mẹ đã mang rất nhiều tâm sự, yêu thương, bao bọc của những người thân yêu, của cha mẹ.

- Mở rộng lời bài hát “Nhật ký của mẹ” do nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung sáng tác có những câu sau: “Bao ngày mẹ ngóng, bao ngày mẹ trông, bao ngày mẹ mong con chào đời…” -> Đó chính là nỗi lòng yêu thương của bậc làm cha, làm mẹ dành cho hài nhi bé bỏng của mình.

- Hình ảnh một em bé chập chững biết đi những bước chân đầu tiên trên đường đời luôn được sự cổ vũ động viên từ những người thương yêu chính là cha mẹ.

=> Không khí gia đình tuy nhỏ bé nhưng thật ấm áp, êm đềm, hạnh phúc.

* Luận điểm 2: Con lớn lên trong cuộc sống lao động nên thơ của quê hương.

- Tác giả lại gieo vào lòng người đọc những tình cảm thân thuộc, tình cảm đồng bào, tình làng nghĩa xóm đầy quý mến, trân trọng.

“Người đồng mình thương lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”

- Tác giả kể về những kỷ niệm, những cánh rừng đầy hoa, những con đường thân thuộc gần gũi, giản dị, nhưng sâu sắc chứa đựng biết bao tình nghĩa.

“Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát”

- Động từ “ken, cài” ngoài nghĩa miêu tả còn nói lên tình cảm gắn bó quấn quýt trong lao động, làm ăn của đồng bào quê hương.

“Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng”

- Rừng núi quê hương đẹp, thơ mộng, trữ tình đã che chở nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống.

-> Tác giả muốn qua những câu thơ này để gợi nhớ cho con phải biết yêu thương xóm làng, yêu thương những con người gắn bó với mình, những người tuy không cùng chung dòng máu nhưng lại thân thiết hơn cả ruột thịt.

=> Đoạn thơ khẳng định con lớn lên trong sự nuôi dưỡng của cha mẹ và sự đùm bọc của quê hương bản làng.

* Đặc sắc nghệ thuật

  • Từ ngữ giàu hình ảnh, sức gợi cảm.
  • Cách nói phù hợp với người miền núi.
  • Thể thơ tự do phóng khoáng, cụ thể, giàu sức khái quát, vừa mộc mạc nhưng giàu chất thơ.
  • Các phép tu từ so sánh, điệp ngữ.

c) Kết bài

  • Khái quát giá trị nội dung khổ 1 bài Nói với con
  • Nêu cảm nhận của em.

4. Đề thi vào lớp 10 môn Văn Khánh Hòa 2023

I. ĐỌC HIỂU (3,00 điểm)

Đọc đoạn trích:

Câu chuyện của anh shipper và cô gái nhận hàng cũng chỉ xoay quanh 1 nghìn đồng. Vì không có tiền lẻ trả lại, anh shipper tự động làm tròn 1 nghìn khi thanh toán với khách. Cô gái cho rằng đấy là hành động không thành thật. Cả hai tranh cãi qua lại và kết thúc bằng việc cô gái thông báo cho app giao hàng, người shipper bị khóa tài khoản.

[...] 1 nghìn đứng ở trong câu chuyện này như một mồi lửa kích thích sự tự ái của cả hai phía. Người thì không chấp nhận vì 1 nghìn mà bị coi như kẻ gian dối. Người lại không chấp nhận việc mình đúng nhưng bị coi là kẹt xin. Đứng giữa lằn ranh lý - tình, 1 nghìn quá nhỏ để phân định đúng - sai, nhưng lại quá lớn để làm tổn thương đến lòng tự trọng của mỗi người.

(Trích Lý lẽ của 1 nghìn đồng, Hik, https://phunuvietnam.vn/, 22/05/2023)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Chỉ ra hai từ mượn của ngôn ngữ châu Âu được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, nguyên nhân dẫn đến sự tranh cãi giữa anh shipper và cô gái nhận hàng là gì?

Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu sau:

1 nghìn đứng ở trong câu chuyện này như một mồi lửa kích thích sự tự ái của cả hai phía.

Câu 4. Theo em, trong mối quan hệ ứng xử giữa người với người, sự phân định rạch ròi đúng - sai có cần thiết không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,00 điểm)

Câu 1 (2,00 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của sự bao dung.

Câu 2 (5,00 điểm)

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười

Người đồng mình yêu lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng

Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.

(Trích Nói với con, Y Phương, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2022, tr.72)

đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Khánh Hoà 2023

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi vào 10 môn Văn

    Xem thêm