Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hưng Yên 2024

Sáng 4/6, các thí sinh tỉnh Hưng Yên sẽ làm bài thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn năm học 2024 - 2025. VnDoc sẽ gửi tới các bạn Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Hưng Yên năm 2024 kèm đáp án tham khảo sau khi hết thời gian làm bài. Mời các bạn theo dõi.

1. Đáp án Đề thi vào 10 Văn Hưng Yên 2024

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1.

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

Câu 2.

Câu thơ chứa cặp từ trái nghĩa trong đoạn trích:

- Câu thơ: có thể khổng lồ, có thể bé li ti

- Cặp từ trái nghĩa: khổng lồ ›‹ bé li ti.

Câu 3.

- Biện pháp nhân hóa: tươi niềm kiêu hãnh.

- Tác dụng: giúp hình ảnh trở nên hấp dẫn, thú vị, thu hút người đọc, người nghe, biểu đạt trở nên tinh tế, trôi chảy, đồng thời thông qua hình ảnh chiếc lá, nhà thơ bày tỏ quan niệm, ước muốn của mình đối với cuộc đời: phải sống một cuộc sống đầy ý nghĩa, không sợ gian nan, luôn kiêu hãnh đối đầu với thử thách.

Câu 4.

- "Lúc non tơ ánh bình minh": khi còn nhỏ: thời kì tác giả cảm nhận được niềm vui, niềm hạnh phúc, tất cả tinh túy của trời đất, của cuộc sống như chiếc lá non mới nhú, trần đầy sức sốc, niềm hân hoan, phấn khởi. - "lúc rách nát gió vỏ, bão quật": khi trưởng thành: nói lên những khó khăn, gian truân của cuộc đời khiến con người cảm thấy tổn thương, bế tắc, tuyệt vọng như những chiếc lá úa tàn, rách nát trước cơn gió, cơn bão dữ dội

- "lúc cao xanh" chỉ lúc còn sống, "lúc về đất vô hình": khi về già, thời điểm khi mất đi.

Câu 5.

HS dựa vào nội dung câu thơ, đưa ra suy nghĩ, cách hiểu phù hợp.

Gợi ý:

- Câu thơ “Tôi đã đọc đời mình trên lá" thể hiện cuộc đời con người qua chiếc lá, mang những phẩm chất của chiếc lá, những khó khăn, thử thách trong cuộc sống đại diện cho gió bão, qua đó để thể hiện tích cách, ước mơ, khao khát, quan điểm về cuộc đời của tác giả.

- Học sinh tự đưa ra bài học. Sau đây là gợi ý: ý chí nghị lực, vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

II. LÀM VĂN

Câu 1

1. Giới thiệu vấn đề: rèn thói quen tốt là việc cần thiết với mỗi người.

2. Giải thích

- Thói quen là những nếp sống, phương pháp làm việc được lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuộc sống và công tác lâu dần thành quen, khó thay đổi.

- Thói quen tốt những thói quen mang lại nhiều lợi ích cho con người về các phương diện như sức khỏe, lao

động, học tập,...

3. Bàn luận

- Tạo cho mình thói quen tốt và làm việc theo thói quen sẽ giúp chúng ta tiến gần và đạt được các mục tiêu đã đặt ra trong cuộc sống.

- Người sống với những thói quen tốt sẽ hình thành tính kỉ luật, sự ngăn nắp, cuộc sống luôn sạch đẹp, hạn chế được những mệt mỏi, lo toan.

- Người có thói quen tốt sẽ duy trì được cuộc sống lạc quan, vui vẻ, truyền năng lượng tích cực cho những người xung quanh.

- Để hình thành thói quen tốt, chúng ta cần nhận thức được lợi ích cả chúng để có động lực rèn luyện; cố gắng mỗi ngày, đều đặn, chăm chỉ thực hiện hành vi để hình thành thói quen; bền bỉ, kiên trì, không bị nản lòng. HS lấy dẫn chứng minh họa phù hợp.

- Mỗi người cần có ý thức tránh xa các thói quen xấu, hình thành thói quen tốt.

4. Tổng kết vấn đề.

Câu 2

1. Mở bài:

- Giới thiệu truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi: là tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê nhà văn nữ chuyên viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ nơi tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống Mĩ.

- Giới thiệu nhân vật: Phương Định là một nữ chiến sĩ thanh niên xung phong xinh đẹp, trong sáng, giàu tình cảm và dũng cảm, ngoan cường, là hình tượng tiêu biểu của thế hệ trẻ thời kì kháng chiến chống Mỹ.

2. Thân bài:

a) Vẻ đẹp nhật vật Phương Định

- Hoàn cảnh sống và chiến đấu

+ Xuất thân là con gái Hà Nội, Phương Định tham gia thanh niên xung phong, ở trên một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn.

+ Công việc: phải chạy lên cao điểm giữa ban ngày phơi mình ra giữa vùng trọng điểm đánh phá của máy bay địch, khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom nổ. Sau đó báo về đơn vị biết để lấp hố bom thông đường...

=> Công việc đặc biệt nguy hiểm, luôn phải mạo hiểm với cái chết, căng thẳng thần kinh.

- Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của Phương Định

+ Phương Định vẫn hay nhớ về một thời học sinh hồn nhiên, vô tư bên người mẹ thân thương trong một căn buồng nhỏ nằm trên một đường phố yên tĩnh hồi ở Hà Nội còn thanh bình trước chiến tranh. Những kỉ niệm ấy luôn sống lại trong cô giữa chiến trường dữ dội => Nó là niềm khao khát làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến trường.

+ Là cô gái yêu đời, hồn nhiên, giàu cá tính, hay hát hay cười một mình, hay ngắm mình trong gương. Tự đánh giá mình là một cô gái khá, có hai bím tóc dài, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Mắt dài, màu nâu hay nheo lại như chói nắng và được các anh chiến sĩ nhận xét là “có cái nhìn sao mà xa xăm”.

+ Chị có cái điệu đà của một cô gái Hà Nội nhưng đáng yêu, hồn nhiên và chân thực. Điểm xinh xắn và điệu đà được cánh pháo thủ và lái xe quan tâm, khi đó chị cảm thấy ấm lòng và tự tin hơn.

- Phân tích vẻ đẹp về phẩm chất của Phương Định:

+ Phương Định là một cô gái có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc

+ Sau mỗi trận bom, chị cùng đồng đội phải lao ra trọng điểm, đo và ước tính khối lượng đất đá bị bom địch đào xới, đếm những quả bom chưa nổ và dùng những khối thuốc nổ đặt vào cạnh nó để phá => Đó là công việc mạo hiểm với cái chết luôn gần kề tạo áp lực khiến thần kinh vô cùng căng thẳng.

+ Thực hiện công việc đó, Phương Định và đồng đội phải vô cùng bình tĩnh và họ đã thực sự bình tĩnh, ung dung một cách lạ thường.

+ Thậm chí, với họ, công việc ấy đã trở thành bình thường: “Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng có nhiều quả bom chưa nổ, nhưng nhất định sẽ nổ... Rồi khi xong việc, quay lại nhìn đoạn đường một lần nữa, thở phào, chạy về hang”..

+ Có những lúc chị nghĩ đến cái chết nhưng chỉ “mờ nhạt”, mục đích hoàn thành nhiệm vụ luôn được chị đặt lên trên.

=> Ấy vậy mà Phương Định vẫn đùa vui trong gian khổ, coi thường thương tích, coi rằng công việc của mình cũng có cái thú vị riêng.

=> Là một cô gái dũng cảm, kiên cường.

- Tình cảm gắn bó với đồng chí, đồng đội:

+ Giống như hai người đồng đội trong tổ trinh sát, Phương Định yêu mến những người đồng đội trong tổ và cả đơn vị của mình.

+ Đặc biệt, cô yêu mến và cảm phục tất cả những người chiến sĩ mà hằng đêm cô gặp trên trọng điểm của những con đường vào mặt trận.

+ Phương Định đã lo lắng, sốt ruột khi đồng đội lên cao điểm chưa về.

+ Chị yêu thương và gắn bó với bạn bè nên có những nhận xét tốt đẹp đầy thiện cảm về Nho, phát hiện ra vẻ đẹp dễ thương ”nhẹ, mát như một que kem trắng” của bạn.

+ Chị còn hiểu và đồng cảm sâu sắc với những sở thích và tâm trạng của chị Thao.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật

+ Nhân vật được xây dựng qua điểm nhìn, ngôn ngữ, nghệ thuật miêu tả tâm lý và tính cách nhân vật sâu sắc

+ Ngôn ngữ trần thuật phù hợp, ngôn ngữ nhân vật trẻ trung, tự nhiên, giàu nữ tính

+ Thế giới tâm hồn phong phú, trong sáng

b) Liên hệ các nhân vật khác, suy nghĩ về thế hệ trẻ Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước:

+ Là thế hệ chịu nhiều đau thương, gian khổ, hy sinh

+ Ngợi ca tinh thần đồng đội, tình yêu nước của họ.

+ Là thế hệ anh hùng sẵn sàng ra đi không tiếc thân mình

+ Thế hệ trẻ trung, phẩm chất sáng ngời của những cô gái thanh niên xung phong: trẻ tuổi, giàu nhiệt huyết, yêu cuộc đời

3. Kết bài

- Ngòi bút miêu tả tâm lý nhân vật sinh động, tác giả đã làm hiện lên cô nữ thanh niên xung phong vô cùng đáng yêu, trẻ trung và đầy nhiệt huyết, hào hùng.

- Qua nhân vật Phương Định chúng ta còn cảm nhận được hình ảnh, tâm hồn thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mĩ hào hùng gian khó. Họ là những con người Việt Nam anh hùng, là những ngôi sao xa xôi mãi lung linh,tỏa sáng.

2. Đề thi vào 10 Văn Hưng Yên 2024

Lịch thi vào lớp 10 THPT công lập tại Hưng Yên năm học 2024 - 2025

Lich thi vao lop 10 Hung Yen nam 2024

3. Đáp án đề vào lớp 10 môn Văn tỉnh Hưng Yên năm 2023

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.

Câu 2:

- Phân tích cấu tạo câu:

Tuổi đôi mươi // là tuổi tạo tiền đề

CN                              VN

- Xét theo cấu tạo ngữ pháp đây là câu đơn.

Câu 3:

- Phép thế: đây.

- Phép lặp: bạn.

Câu 4:

Điệp cấu trúc: Hãy..

- Tác dụng:

+ Tạo nhịp điệu cho câu văn.

+ Sử dụng phép Điệp cấu trúc nhằm nhấn mạnh phải tận dụng thời gian trẻ tuổi để sống, làm việc một cách có

Câu 5:

- Đồng tình với tác giả

- Vì:

+ Thời gian trôi qua là một đi không trở lại, tuổi trẻ đã qua sẽ vĩnh viễn không quay về.

+ Bởi vậy chúng ta phải sống nhiệt thành, tâm huyết, cố gắng và nỗ lực hết mình ngay tại thời điểm này để sau không phải hối tiếc.

II. LÀM VĂN

Câu 1

*Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Niềm hi vọng sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn. (Mở đoạn các em có thể khẳng định vấn đề để dẫn vào bài làm)

*Bàn luận vấn đề.

a. Giải thích

- Hi vọng là niềm tin, sự tin tưởng vào những điều tốt đẹp sẽ đến, sống lạc quan, không ngừng nỗ lực để có được cuộc sống tốt đẹp hơn.

b. Phân tích

+ Vì sao cần có niềm hi vọng trong cuộc sống:

  • Nếu không có hi vọng, chúng ta sẽ không có động lực để cố gắng vươn lên, vượt qua khó khăn.
  • Biết hi vọng, con người sẽ lạc quan hơn, sống vui vẻ hơn, tận hưởng được trọn vẹn vẻ đẹp cuộc sống.

+ Ý nghĩa của hi vọng:

  • Người có hi vọng, cố gắng vươn lên sẽ được mọi người yêu quý, ngưỡng mộ và học tập
  • Truyền cảm hứng, thông điệp tốt đẹp đến với mọi người, tạo ra một xã hội tốt đẹp hơn.

c. Dẫn chứng hứng minh

d. Phản biện

- Vẫn còn nhiều người có lối sống tiêu cực, bi quan, gặp chút khó khăn là bỏ cuộc, không phấn đấu, dựa dẫm vào người khác.

- Có những người sống trong ảo tưởng về cuộc sống tốt đẹp mà không cố gắng vươn lên,…

=> Đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, chỉ trích.

*Kết thúc vấn đề: Khẳng định lại tầm quan trọng của hi vọng và rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Câu 2

1. Mở bài:

  • Giới thiệu bài thơ: là một tác phẩm hay, độc đáo, mới lạ về đề tài mùa thu.
  • Giới thiệu 2 khổ thơ đầu: Cảnh sắc giao mùa khi đất trời chuyển từ mùa hạ sang mùa thu.

2. Thân bài:

a. Những biểu hiện đầu tiên của mùa thu

- Những tín hiệu vô hình trong thiên nhiên:

  • Hương ổi: mùi hương bình dị, dân dã đặc trưng của mùa thu miền Bắc khi mùa ổi chín.
  • Động từ “phả”: sự lan tỏa, trộn lẫn: gợi tả về một không gian dường như mang cả hương thơm của mùa thu, của sự trong lành
  • Gió se: gió hơi lạnh, khô, là gió heo may của mùa thu, không phải cơn gió nam của mùa xuân hay gió bắc mùa đông.
  • Sương: hiện tượng ngưng tụ hơi nước khi thời tiết chuyển lạnh vào buổi tối và sáng sớm.
  • Động từ “chùng chình”: chuyển động chậm rãi, thong thả, nhân hóa cho hình ảnh, sương như có tâm hồn.

- Cảm xúc của tác giả:

  • Giật mình nhận ra mùa thu đang về qua từ “bỗng”
  • Câu hỏi tu từ “Hình như thu đã về”: sự ngỡ ngàng, khó tin, tâm hồn thi sĩ cũng như biến chuyển cùng đất trời.

⇒ Tác giả sử dụng những hình tượng vô hình, chỉ cảm nhận được qua khứu giác, cảm giác chứ không nhìn thấy, không cầm nắm được. Đây là một điểm đặc biệt so với việc dùng những hình ảnh quen thuộc để nói về mùa thu như hoa sữa, quả hồng, cốm non,… cho thấy sự tinh tế trong cảm xúc của tác giả.

b. Vẻ đẹp của thiên nhiên trong thời khắc giao mùa

  • Hình ảnh đối lập: sông “dềnh dàng” với chim “vội vã”. Dòng sông vào mùa thu bắt đầu chảy chậm rãi, đã qua rồi những cơn bão hè khiến sông cuộn trào. Chim thì lại vội vã bay về phương Nam tránh rét
  • Hình ảnh đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu: một hình ảnh liên tưởng sự níu kéo, lưu luyến của mùa hạ, gợi tả vẻ đẹp bầu trời đặc biệt. Một sắc mây không còn nóng bỏng đầy nắng của mùa hè nhưng cũng chưa nhẹ nhàng thanh thoát của mùa thu.

⇒ Thiên nhiên giao mùa đẹp kì lạ, độc đáo

3. Kết bài:

  • Hai khổ thơ cho thấy: tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ, vẻ đẹp của khoảnh khắc giao mùa.
  • Nghệ thuật: sử dụng hình ảnh, nhân hóa, liên tưởng.

4. Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Hưng Yên năm 2023

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Không ai trên đời có hai lần tuổi trẻ. Trong khi nhiều người trong tuổi trẻ lạc lối mất phương hướng, lãng phi thời gian, thì họ không biết rằng những gì họ đang làm hay không làm hôm nay sẽ ảnh hưởng rất nhiều trong cả cuộc đời còn lại. Qua 30 hay 40 tuổi, công việc cuộc sống của hầu hết mọi người đã ổn định, khó học thêm làm thêm được gì, và cuộc sống it cỏ những thay đổi to lớn.

Có thể bây giờ bạn không nhận ra, nhưng tuổi đôi mươi là tuổi tạo tiền đề. Đây là khoảng thời gian mà bạn xây dựng, gieo trồng, chứ không phải là thời gian nghỉ ngơi thu hưởng. Hãy tận dụng khoảng thời gian này để học hỏi, bước đi, làm thật nhiều thủ. Hãy đọc nhiều hơn, lăn lộn nhiều hơn, thực hành nhiều hơn. Chuẩn bị kiến thức, kỹ năng, mạng lưới hỗ trợ cho tương lai. Kỹ năng nếu không được học trong thời trẻ, thì sau này môi trường ổn định it va chạm rất khó để học lại được.

Tuổi trẻ đã qua sẽ không bao giờ trở lại, hãy sống như thể ta chỉ còn lại một ngày

(Trích Tuổi trẻ đã qua không trở lại bao giờ, Rosie Nguyễn, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?, NXB Hội Nhà văn, 2017, tr.136-137)

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2 (0,5 điểm). Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn dưới đây và cho biết, xét theo cấu tạo ngữ pháp câu văn đó thuộc kiểu câu gì?

Tuổi đôi mươi là tuổi tạo tiền đề.

Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra từ ngữ biểu hiện phép thể và phép lặp ở trong hai câu văn:

Có thể bây giờ bạn không nhận ra, nhưng tuổi đôi mươi là tuổi tạo tiền đề. Đây là khoảng thời gian mà bạn xây dựng, gieo trồng, chứ không phải là thời gian nghỉ ngơi thụ hưởng.

Câu 4 (1,0 điểm). Nêu tác dụng của phép điệp cấu trúc trong hai câu văn:

Hãy tận dụng khoảng thời gian này để học hỏi, bước đi, làm thật nhiều thứ. Hãy đọc nhiều hơn, lăn lộn nhiều hơn, thực hành nhiều hơn.

Câu 5 (1,0 điểm). Tác giả cho rằng: "Tuổi trẻ đã qua sẽ không bao giờ trở lại, hãy sống như thể ta chỉ còn lại một ngày để sống". Em có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Viết đoạn văn diễn dịch (khoảng 12 đến 15 dòng) với câu chủ đề: Niềm hi vọng sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn.

Câu 2 (4,0 điểm)

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

(Trích Sang thu, Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2023, tr.70)

Em hãy phân tích đoạn thơ trên; từ đó, nhận xét ngắn gọn về tình yêu thiên nhiên của tác giả

Đề Văn thi vào 10 Hưng yên 2023

Đề Văn thi vào 10 Hưng yên 2023

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi vào 10 môn Văn

    Xem thêm