Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn An Giang 2024

Sáng 3/6, các thí sinh tỉnh An Giang bắt đầu làm bài thi môn Văn kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025. VnDoc sẽ gửi tới các bạn Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh An Giang năm 2024 kèm đáp án tham khảo sau khi hết thời gian làm bài. Mời các bạn theo dõi.

1. Đáp án đề thi vào 10 môn Văn An Giang 2024

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1.

Phương thức biểu đạt chính:

Câu 2.

Các nhân vật xuất hiện trong đoạn trích trên: nhân vật tôi (Phương Định), chị Thao, Nho.

Câu 3.

Phân loại theo cấu tạo, các câu: “Gió.”, “Mưa.” thuộc câu đặc biệt.

Câu 4.

- Từ “lúi húi” là từ tượng hình. Từ ngữ diễn tả hình dáng, gợi tả dáng vẻ của chị Thao.

- Từ “lạnh canh” là tử tượng thanh. Từ “lanh canh” diễn tả âm thanh gỗ trên nóc hang.

Câu 5.

- Từ “ngôi sao” trong câu “Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố” là danh từ chỉ sự vật. Đây là vật thể xuất hiện trên bầu trời vào ban đêm và phát ra ánh sáng.

- Từ “ngôi sao” trong “Những ngôi sao xa xôi” là hình ảnh ẩn dụ cho vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất anh hùng của những nữ thanh niên xung phong.

Câu 6.

Gợi ý:

+ Cô vui thích cuống cuồng trước một cơn mưa đá.

+ Cô hồi tưởng về quá khứ, về tuổi học sinh, về căn nhà nhỏ bên quảng trường thành phố. Cô nhớ khuôn cửa sổ, nhớ những ngôi sao trên bầu trời Hà Nội, nhớ bà bán kem với lũ trẻ con háo hức vây quanh. Đó là những kí ức làm tươi mát tâm hồn cô trong hoàn cảnh chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh.

=> Vào chiến trường 3 năm, phải trải qua nhiều gian khổ, thiếu thốn song Phương Định vẫn giữ gìn vẹn nguyên, thế giới tâm hồn mình. Vẻ đẹp tâm hồn nhạy cảm, mơ mộng, giàu yêu thương. Đây là một minh chứng cho sức sống mãnh liệt của cô gái trẻ này.

II. LÀM VĂN

- Hoa là sách người

* Yêu cầu về hình thức:

- Bài viết đảm bảo cấu trúc của một bài văn gồm 3 phần: +Mở bài: nêu được vấn đề.

+ Thân bài: triển khai được vấn đề.

+ Kết bài: khái quát được vấn đề.

- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

* Yêu cầu về nội dung:

Bài viết đảm bảo những nội dung sau đây:

1. Mở bài:

+ Thanh Hải: Là một nhà thơ cách mạng, sự nghiệp thơ văn của ông gắn với 2 cuộc kháng chiến của dân tộc. Thanh Hải để lại một số lượng tác phẩm không nhiều nhưng vẫn tạo được dấu ấn riêng nhờ vẻ đẹp bình dị, trong sáng, ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu, cảm xúc chân thành, đằm thắm.

+ Tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ được viết vào tháng 11 năm 1980 – thời điểm Thanh hải ốm nặng và chỉ mấy tuần lễ sau ông qua đời.

- Nêu vấn đề nghị luận: Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ của nhà thơ Thanh Hải qua đoạn trích.

2. Thân bài:

a. Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên:

- Bài thơ được mở ra bằng khung cảnh thiên nhiên tươi sáng và tràn đầy sức sống:

“Mọc giữa dòng sông xanh

............................

Hót chi mà vang trời"

+ Cấu trúc đảo ngữ ở câu thơ 1,2 gợi sức sống mạnh mẽ đến bất ngờ, khiến bông hoa như có cội rễ, tràn đầy sức xuân, sắc xuân.

+ Các hình ảnh “dòng sông” “bông hoa” “bầu trời” “chim chiền chiện” thật binh dị và gợi cảm, đã tái hiện một không gian cao rộng của mùa xuân với những hình ảnh đặc trưng của xứ Huế.

+ Màu sắc: “sông xanh” “hoa tím biếc” rất hài hòa, tươi sáng. Dòng sông xanh đã trở thành cái nền cho sắc tím của hoa, làm nổi bật vẻ đẹp sống động của mùa xuân.

+ Âm thanh: tiếng chim chiền chiện: là tín hiệu của một buổi sớm mùa xuân trong trẻo, mát lành; gợi không gian cao rộng của bầu trời tươi sáng, ấm áp; gợi liên tưởng đến những không đầy ắp màu xanh của một khu vườn quê với những vòm cây xanh mát hay một cánh đồng rộng lớn, bình yên.

→ Chi bằng vài nét phác, tác giả đã vẽ ra được khung cảnh mùa xuân tuyệt đẹp, đủ đầy hình ảnh, âm thanh, màu sắc, ứ đầy sức sống và đậm đà nét Huế.

- Đối diện với vẻ đẹp ấy là cảm xúc say sưa, tươi vui của nhà thơ đang hòa mình vào đất trời:

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: có thể là giọt mưa xuân long lanh, có thể là âm thanh tiếng chim đang rót giữa đất trời. Ta không chỉ nghe thấy mà con nhìn thấy cả giọt âm thanh trong vắt.

+ Đại từ “tôi” + hành động “tôi hứng” thể hiện sự chiếm lĩnh, giao hòa của tác giả với mùa xuân. Câu thơ biểu hiện niềm say sưa, ngây ngất của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời.

b. Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân đất nước:

- Nhà thơ khám phá, ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân đất nước:

“Mùa xuân ... ... xôn xao”

+ Hệ thống điệp từ “mùa xuân”, “lộc”: gợi quang cảnh mùa xuân tươi đẹp, tràn đầy sức sống của chồi non lộc biếc; gợi những thành quả trong công cuộc xây dựng đất nước.

+Hình ảnh “người cầm súng” “người ra đồng”: được liệt kê để vẽ lên hình ảnh đất nước tưng bừng, nhộn nhịp với hàng vạn con người đang góp sức mình cho mùa xuân của dân tộc. Hình ảnh “người cầm súng”: phản ánh hiện thực gian khổ của chiến tranh [chiến tranh biên giới phía Bắc, phía Tây – Nam]. Lộc trên lưng vừa là hình ảnh cảnh lá ngụy trang vừa là mùa xuân mà họ mang lại cho đất nước. H/a “người ra đồng”: không khí lao động ở hậu phương. “Lộc trải dài nương mạ”: mang đến những cánh đồng xanh tươi, những vụ mùa no ấm, mang lại sự sống.

+ Điệp từ “tất cả” + lặp cấu trúc ngữ pháp + các từ láy “hối hả” “xôn xao” diễn tả nhịp sống sôi động, tưng bừng, tràn đầy niềm vui, hạnh phúc.

- Từ đó, thi nhân bày tỏ niềm tự hào về quê hương, đất nước và niềm tin vào tương lai:

“Đất nước ... ... phía trước”

+ Tính từ “vất vả” “gian lao”: đúc kết quả khử, lịch sử dân tộc đầy đau thương, mất mát song cũng rất đáng tự hào. Đó là 4 ngàn năm dựng và giữ nước gian khổ mà hào hùng của cha ông ta.

→ Đoạn thơ bộc lộ lòng biết ơn, tự hảo, kiêu hãnh với các thế hệ đã làm nên lịch sử hào hùng của đất nước. +So sánh “đất nước như vì sao” gợi vẻ đẹp tươi sáng của đất nước trên con đường đi tới tương lai; gợi niềm tin của tác giả vào 1 ngày mai tươi đẹp, phồn vinh của quê hương, đất nước.

→ Giọng thơ vừa tha thiết, sôi nổi, vừa trang trọng đã gói trọn yêu mến, tự hào, tin tưởng của nhà thơ đề đất nước.

c. Khát vọng, lí tưởng sống cao đẹp của nhà thơ:

+ Mùa xuân đất nước đã khơi dậy trong lòng nhà thơ những khát vọng sống cao quý: “Ta làm...... xao xuyến” + Điệp từ “ta làm”, lặp cấu trúc, liệt - giúp tác giả bày tỏ ước nguyện được hiến dâng cuộc đời mình cho quê hương, xứ sở.

+ các hình ảnh “con chim hói một cảnh hoa" nốt nhạc trần" giản dị tự nhiên mà đẹp, thể hiện ước nguyện khiêm nhường mà đáng quý.

+ Có sự ứng đối với các hình ảnh ở đầu bài thơ -> lí tưởng cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên, tất yếu; gợi liên tưởng đến mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người – đất nước.

→ Tấm lòng thiết tha được hòa nhập, được cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước.

- Khát vọng sống đẹp được nâng lên thành lí tưởng sống cao cả” “Một mùa xuân... ... khi tóc bạc”

+“Mùa xuân nho nhỏ”: ẩn dụ cho những gì đẹp nhất, tinh túy nhất của cuộc đời con người để góp phần làm nên mùa xuân của đất nước. Là cách nói khiêm nhường, giản dị, gợi một tâm hồn đẹp, một lối sống đẹp, một nhân cách đẹp “lặng lẽ dâng cho đời”.

+ Điệp từ “dù là” + hình ảnh tương phản “tuổi hai mươi” — “khi tóc bạc” khẳng định sự tồn tại bền vững của những khát vọng và lí tưởng sống ấy. Cả cuộc đời mình ở ; vẫn muốn chắt chiu những gì tốt đẹp nhất để hiến

→ Khổ thơ là lời tổng kết của nhà thơ về đời mình. Cho đến tận cuối đời ông vẫn khát khao cống hiến cho đất nước.

3. Tổng kết vấn đề.

2. Đề thi vào 10 môn Văn An Giang 2024

Lịch thi vào lớp 10 tỉnh An Giang 2024:

Ngày

Buổi

Môn thi

Thời gian làm bài

Giờ mở đề tại phòng Hội đồng

Giờ phát đề tại phòng thi

Giờ bắt đầu làm bài

Hết giờ làm bài

02/6/2024

Chiều

Từ 14 giờ: Thí sinh có mặt tại Hội đồng coi thi để nghe sinh hoạt

03/6/2024

Sáng

Ngữ văn

120 phút

7 giờ 40 phút

7 giờ 55 phút

8 giờ 00 phút

10 giờ

00 phút

Chiều

Tiếng Anh

60 phút

13 giờ 55 phút

14 giờ 10 phút

14 giờ

15 phút

15 giờ

15 phút

04/6/2024

Sáng

Toán

120 phút

7 giờ 40 phút

7 giờ 55 phút

8 giờ 00 phút

10 giờ

00 phút

Chiều

Môn chuyên

150 phút

13 giờ 55 phút

14 giờ 10 phút

14 giờ

15 phút

16 giờ

45 phút

3. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 Văn An Giang 2023

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính: tự sự.

Câu 2:

Cách giải:

Danh từ: thầy giáo,

Động từ: chạy.

Tính từ: khó.

Câu 3:

Trong vai họ hàng thầy đã gọi nhân vật tôi là bác.

Câu 4:

Nội dung chính của văn bản:

Câu 5:

Trưởng từ vựng xưng hô: vợ, bác, cậu, mình, chị, con.

Câu 6:

Câu nói của người chồng cho thấy anh là người tôn sư trọng đạo, trân trọng và tôn quý những gì thầy đã giảng dạy cho mình. Qua đó còn thấy được nhân vật tôi là người sống “biết trước biết sau”, trân trọng, biết ơn công lao người đã dìu dắt mình.

II. LÀM VĂN

1. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả Kim Lân và truyện ngắn Làng: Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân đã ca ngợi về tinh thần cách mạng và lòng yêu nước đó của người dân Việt Nam, cụ thể là nói về một người nông dân có tình cảm gắn bó với làng, với quê hương và đất nước sâu sắc.

2. Thân bài:

a. Khái quát về nhân vật ông Hai:

— Truyện kể về ông Hai, một người yêu làng và gắn bó với làng, lúc nào ông cũng khoe về làng của mình – Ông cứ kể say sưa trong niềm nhớ thương về làng mà không cần biết người nghe có chú ý hay không. b. Tình cảm của ông Hai đối với làng chợ Dầu:

– Ông tự hào về làng mình từ cơ sở vật chất cho tới cái sinh phần của tổng đốc làng ông, vinh dự vì làng có bề dày lịch sử. Sau cách mạng ông khoe về tinh thần cách mạng của làng ông, ngay cả cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập, ông khoe những hố, ụ và hảo.

c. Diễn biến tâm lý của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng theo Tây:

– Khi ông nghe tin làng mình theo Tây, “cổ họng ông nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân”, ông lặng đi tưởng như không thở được

– Ông hỏi đi hỏi lại nhiều lần rồi lẳng lặng bỏ đi trong nỗi đau đớn và nhục nhã khi biết làng mình theo giặc – Khi về nhà, ông nằm vật ra giưởng, đêm đó trằn trọc không ngủ được.

+ Ông nhìn đám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng Việt gian rồi khóc.

+ Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn không tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy.

+ Tâm trạng ông bị ám ảnh, day dứt và mặc cảm với thân phận là người của làng Việt gian bán nước.

+ Bên tai ông đầy rẫy tiếng chửi bọn Việt gian, ông chẳng làm được gì, chưa thể đối mặt với điều đó, ông chỉ biết cúi gằm mặt mà đi

+ Khi mụ chủ nhà muốn đuổi gia đình ông đi bởi ông là người làng Chợ Dầu, ông thoáng nghĩ về lại làng nhưng ông đã gạt phăng đi, ông dứt khoát “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thừ” d. Niềm sung sướng và vui mừng khi biết làng không phải Việt gian:

– Ông đi từ đầu làng tới cuối làng để khoe tin làng mình không theo giặc, ông tìm gặp ông Thứ để thanh minh về làng mình, khoe cả việc nhà ông bị đốt cháy một cách sung sướng, hả hê, bởi đó là minh chứng rõ nhất cho việc làng ông không phải Việt gian bán nước.

3. Kết bài:

– Khẳng định giá trị nghệ thuật và nội dung của truyện ngắn: tác giả đã cho người đọc hình dung được một thời kì chống Pháp sôi nổi của nhân dân, tinh thần trung kiên với Cách mạng và một lòng theo Bác, kháng chiến đến cùng

- Qua diễn biến tâm trạng của ông Hai ta thấy được tình yêu làng sâu sắc và tình yêu nước thiết tha gắn với tinh thần kháng chiến của ông.

4. Đề thi vào lớp 10 môn Văn An Giang 2023

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
AN GIANG

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
Năm học: 2023 - 2024
Khóa ngày 3/6/2023
Môn:
Ngữ văn
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian chép đề)

I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Đọc kĩ văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Niên khóa 1935 - 1936, có một giáo sư khoảng 40 tuổi, đậu như từ trường Thành Chung, Lạng Sơn đổi về dạy lớp tôi. Lần đầu gặp, tôi thấy ở người thầy giáo mới này một vẻ gì đó rất nho nhã, rất đáng yêu và dĩ nhiên đáng kính. Đó là thầy Hoàng Ngọc Phách, dạy môn văn.

Đến khi tôi lập gia đình, một điều không ngờ hóa ra ông trời run rủi thế nào mà vợ tôi lại là chị con bác của thầy Hoàng Ngọc Phách.

Một ngày Tết, ở thị xã Bắc Ninh, tôi và vợ đến chúc tết họ hàng nội ngoại thì người thầy rất kính yêu của mình lại chạy ngay ra cửa đón chào, gọi tôi bằng bác. Một điều "thừa bác”, hai điều “thưa bác” khiến lúc đầu tôi rất lúng túng, ngượng nghịu chưa biết xưng hô như thế nào. Còn vợ tôi thì cứ thản nhiên gọi thầy giáo của tôi bằng “cậu” và tự xưng là “chị”, mặc dù vợ tôi kém “cậu em” đến trên 20 tuổi. Thế mới biết, cách xưng hô ở ngôn ngữ của ta thật là khó vì nỗi quá chi li khe khắt, quá phức tạp trong quan hệ họ hàng, xã hội.

Tôi tự trấn tĩnh và nói với thầy:

- Năm mới, con đến chúc thầy và gia đình có nhiều sức khỏe và thành đạt trong mọi việc của đời sống ạ!

- Khi trở về nhà, vợ tôi phàn nàn:

- Sao mình lại xưng “con” với cậu ấy? Cậu ấy là em mình chứ

Tôi cười, đáp:

- Anh phải tôn trọng cái điều có trước. Trước khi làm chồng em, anh đã là học trò của ông Phách từ lâu rồi. Người thầy giáo ấy đã có công lớn đào tạo được ra anh hôm nay đấy em ạ!

(Theo hồi tưởng của nhà thơ Hoàng Cầm, trích Thầy tôi, NXB Trẻ, 2004)

Câu 1. Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản? (0,5 điểm)

Câu 2. Xác định từ loại (danh từ, động từ, tính từ) trong các từ sau: thầy giáo, chạy, khó, học trò. (0,5 điểm)

Câu 3. Với vai họ hàng, người thầy Hoàng Ngọc Phách gọi nhân vật “tôi” (học trò của mình) bằng gì? (0,5 điểm)

Câu 4. Nội dung chính của văn bản? (0,5 điểm)

Câu 5. Tìm các từ thuộc một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng đó. (1.0 điểm)

Câu 6. Em suy nghĩ như thế nào về lời đáp của nhân vật “tôi” với vợ: “Anh phải tôn trọng cái điều có trước. Trước khi làm chồng em, anh đã là học trò của ông Phách từ lâu rồi. Người thầy giáo ấy đã có công lớn đào tạo được ra anh hôm nay đấy em ạ! (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (6.0 điểm)

Cảm nhận về tâm trạng nhân vật ông Hai (trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân), từ lúc ông nghe tin làng mình theo giặc và khi tin ấy được cải chính. (1)

Văn An Giang

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi vào 10 môn Văn

    Xem thêm