Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Lào Cai 2024

Sáng 4/6, các thí sinh tỉnh Lào Cai bắt đầu làm bài thi môn Ngữ văn Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025. VnDoc sẽ gửi tới các bạn Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Lào Cai năm 2024 kèm đáp án tham khảo sau khi hết thời gian làm bài. Mời các bạn theo dõi.

1. Đáp án đề thi vào 10 Văn Lào Cai 2024

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1.

Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 2.

Những câu thơ miêu tả vẻ đẹp người con gái trong văn bản:

Con gái đẹp trong sương gió đông sang

Tước vỏ cây thêu áo đẹp năm tháng

Câu 3.

Biện pháp nhân hóa: Ngô lúa “cười reo”

Tác giả đã thổi hồn vào cây ngô ngọn lúa để thể hiện niềm vui

Câu 4.

Qua đoạn thơ, tác giả thể hiện:

- Niềm tự hào: Khi muốn hát vang lên bài ca ca ngợi những công lao, những hi sinh mất mát; những con người ghi mình vào lịch sử dân tộc

- Niềm hạnh phúc khi vụ mùa bội thu, niềm mong ước ấm no, hạnh phúc cho mọi người

II. LÀM VĂN

Câu 1.

1. Giới thiệu vấn đề: Ý nghĩa của lòng dũng cảm

2. Bàn luận: Ý nghĩa của lòng dũng cảm

a. Giải thích

- Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn, dám đối đầu với mọi thử thách gây cản trở, làm khó dễ cho bản

thân; dám lao vào làm những điều mà người khác e sợ.

b. Phân tích

Ý nghĩa của lòng dũng cảm:

- Khả năng vượt qua khó khăn, thử thách:

+ Lòng dũng cảm giúp con người đối mặt với những trở ngại trong cuộc sống một cách mạnh mẽ và quyết đoán.

+ Nhờ có lòng dũng cảm, con người không lùi bước trước khó khăn mà sẽ dũng cảm đương đầu và tìm cách giải quyết.

- Động lực để đạt được thành công:

+ Lòng dũng cảm là yếu tố quan trọng giúp con người đạt được mục tiêu và ước mơ của mình.

+ Nhờ có lòng dũng cảm, con người dám chấp nhận rủi ro, dám theo đuổi lý tưởng và dám thực hiện những điều mà họ cho là đúng đắn.

- Nền tảng cho một cuộc sống ý nghĩa:

+ Lòng dũng cảm giúp con người sống một cuộc sống không hối tiếc, dám sống theo lý tưởng của mình và dám làm những điều mà họ cho là đúng đắn.

+ Nhờ có lòng dũng cảm, con người có thể tạo ra những giá trị tích cực cho bản thân, cho cộng đồng và cho xã hội.

Học sinh tự lấy dẫn chứng về ý nghĩa của lòng dũng cảm đối với cuộc sống con người.

c. Phản đề

- Một số người chưa nhận thức được ý nghĩa của lòng dũng cảm, còn hèn nhát, sợ hãi trước mọi thứ.

HS lấy dẫn chứng minh họa phù hợp.

3. Tổng kết vấn đề

Câu 2.

a) Mở bài

- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm

+ Viễn Phương là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước.

+ Bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào viếng lăng Bác, đặc biệt là hai khổ thơ cuối.

- Dẫn dắt, giới thiệu hai khổ cuối: Hai khổ thơ cuối thể hiện sâu sắc lòng thành kính và niềm xúc động của nhà thơ và mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.

b) Thân bài

* Cảm xúc của nhà thơ khi ở trong lăng:

- Khổ thơ thứ ba diễn tả thật xúc động cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào lăng viếng Bác. Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian ở bên trong lăng Bác đã được nhà thơ gợi tả rất đạt:

"… Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng diệu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim”

+ Cụm từ “giấc ngủ bình yên” diễn tả chính xác và tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm và ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác.

+ Bác còn mãi với non sông đất nước như trời xanh còn mãi mãi, Người đã hóa thành thiên nhiên, đất nước, dân tộc. Tác giả đã rất đúng khi khẳng định Bác sống mãi trong lòng dân tộc vĩnh hằng như trời xanh không bao giờ mất đi.

* Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ trước lúc khi trở về miền Nam:

– Khổ thơ thứ tư (khổ cuối) diễn tả tâm trạng lưu luyến của nhà thơ. Muốn ở mãi bên lăng Bác, nhưng tác giả cũng biết rằng đến lúc phải trở về miền Nam, chỉ có cách gửi lòng mình bằng cách hóa thân, hòa nhập vào những cảnh vật ở bên lăng Bác để luôn được ở bên Người.

“Mai về niềm Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”

– Từ “muốn làm” được lặp đi lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ thể hiện được ước muốn, sự tự nguyện của tác giả. Hình
ảnh cây tre lại xuất hiện khép bài thơ lại một cách khéo léo.

– Tác giả muốn làm con chim, làm đóa hoa, làm cây tre trung hiếu, muốn được gắn bó bên Bác:

“Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta

Ta bỗng lớn ở bên Người một chút”

* Những việc mà thế hệ trẻ cần làm để xứng đáng với công lao to lớn của Bác

- Học tập tốt, rèn luyện đạo đức, trau dồi kiến thức và kỹ năng để trở thành những người có ích cho xã hội.

- Noi theo tấm gương đạo đức của Bác, sống trong sạch, giản dị, không ngừng rèn luyện bản thân để trở thành những người cộng sản chân chính.

- Góp phần bảo vệ và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

- Luôn ghi nhớ công lao to lớn của Bác Hồ và thế hệ cha ông, tiếp tục đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước.

c) Kết bài

– Qua hai khổ thơ cuối, nhà thơ đã thể hiện được niềm xúc động tràn đầy và lớn lao trong lòng khi viếng lăng Bác, thể hiện được những tình cảm thành kính, sâu sắc với Bác Hồ.

– Bài thơ có giọng điệu phù hợp với nội dung bài tình cảm, cảm xúc. Đó là giọng vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết đau xót tự hào.

2. Đề thi vào 10 Văn Lào Cai 2024

Lịch thi vào lớp 10 Lào Cai năm học 2024 - 2025

Ngày

Buổi

Môn thi

Thời gian làm

04/6/2024

Sáng

Ngữ văn

120 phút

Chiều

Toán

120 phút

05/6/2024

Chiều

Ngoại ngữ

90 phút

3. Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Lào Cai năm 2023

PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.

Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả điều thi. Cánh điều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.

Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác điều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi, điều ơi! Bay đi!”. Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.

(Tạ Duy Anh, Cánh diều tuổi thơ, dẫn theo Tiếng Việt 4, tập 1, tr.160, Nxb Giáo dục, 2019)

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2 (0,5 điểm). Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn sau: Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ.

Câu 3 (1,0 điểm). Xác định nội dung chính của đoạn trích?

Câu 4 (1,0 điểm). Từ đoạn trích trên, tác giả đã gửi gắm thông điệp gì?

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của khát vọng trong cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu...

(Hữu Thỉnh, Sang thu, SGK Ngữ văn 9, tập 2, tr.48, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2019)

Từ đó, nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ trong khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu.

Văn vào 10 Lào Cai

4. Đáp án đề vào lớp 10 môn Văn tỉnh Lào Cai năm 2023

I. Đọc hiểu

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả

Câu 2. Tác dụng: Gợi vẻ đẹp của bầu trời đêm. Tấm thảm nhung có đặc tính mềm, mịn; bầu trời đêm cũng mịn và không một gợn mây, mở ra không gian cao rộng.

Câu 3. Nội dung chính của đoạn trích: Nêu lên ước mơ của con người lúc tuổi thơ.

Câu 4.

Qua hình ảnh cánh diều tác giả muốn nói:

+ Cánh diều là những kỉ niệm tuổi thơ của tác giả với những người bạn nơi thôn quê. Đó là kí ức đẹp theo tác giả suốt đời.

+ Cánh diều tuổi thơ là nơi chở những khát vọng, những ước mơ của tác giả bay cao, bay xa.

II. PHẦN LÀM VĂN

Câu 1

1. Nêu vấn đề.

2. Giải thích vấn đề

– Khát vọng là những mong muốn lớn lao, tốt đẹp của mỗi con người, nó mang một sức thôi thúc mạnh mẽ mà khiến họ cần phải hành động để đạt được khát vọng của bản thân.

– Mỗi con người sẽ có những khát vọng riêng trong cuộc sống của mình. Khát vọng là động lực để con người phát triển và vươn tới thành công.

3. Phân tích, bàn luận vấn đề:

– Ý nghĩa của khát vọng trong cuộc sống.:

Có khát vọng tức là con người có những ước mơ. Một người sống không thể thiếu ước mơ vì những ước mơ, khát vọng giúp con người nỗ lực và phấn đấu không ngừng.

Có khát vọng, con người sẽ có sức mạnh để vượt qua những khó khăn, chông gai trong cuộc sống.

Con người có khát vọng là con người sống có lí tưởng riêng và những người như vậy nhất định sẽ thành công.

– Khát vọng khác với tham vọng. Cần phải tỉnh táo để không biến những khát vọng của mình thành những tham vọng.

– Phê phán những người sống không có khát vọng, sống như những cỗ máy.

– Liên hệ bản thân: Em đã phải là người sống có khát vọng chưa? Hãy chia sẻ về những khát vọng của mình?

Câu 2

I. Mở bài:

- Giới thiệu được bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh và nêu cảm nhận, ý kiến khái quát.

- 2 khổ thơ là những cảm xúc tinh tế của nhà thơ khi đất trời chuyển từ mùa hạ sang thu.

II. Thân bài:

1. Khổ 1

* Những cảm nhận tinh tế bất ngờ:

- Không có lá rụng của thơ xưa, không có màu vàng như trong "Thơ mới", Tác giả Hữu Thỉnh đã cảm nhận bằng các giác quan, lý trí về mùa thu sang rất riêng, rất mới và bằng sự rung động tinh tế.

+ Các giác quan như Khứu giác (mùi hương ổi) →xúc giác (gió se) →cảm nhận thị giác (sương chùng chình qua ngõ) →cảm nhận của lý trí (hình như thu đã về).

+ Tâm trạng bất ngờ, ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng “bỗng”, “hình như".

→Tác giả gắn bó với quê hương, yêu làng quê, thực sự yêu mùa thu nơi đây thì mới có cảm nhận tinh tế như vậy.

2. Khổ 2

- Bằng những cảm nhận từ các giác quan, lý trí và cảm xúc của tác giả về mùa thu như đã hòa chung vào cảnh vật xung quanh.

- Thiên nhiên và sự vật đang ở trong thời điểm giao mùa hạ - thu đã bắt đầu dần chuyển trạng thái : sông "dềnh dàng" - chim "bắt đầu vội vã", đám mây mùa hạ "vắt nửa mình sang thu".

- "chùng chình", "dềnh dàng", "vội vã", "vắt nửa mình" Hai khổ thơ vốn được tác giả sử dụng những từ ngữ dùng để chỉ trạng thái và tính chất của người để miêu tả về thiên nhiên, vì thế cảnh vật ở đây trở nên sống động và có hồn.

3. Giá trị nội dung và nghệ thuật

- Nghệ thuật: bài thơ hấp dẫn bởi những từ ngữ gợi cảm, gợi nhiều về cảnh về tình. Nhân hóa làm cho cảnh vật có hồn, gần gũi với cuộc sống.

- Nội dung: tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước.

III. Kết bài:

- Khẳng định giá trị nghệ thuật và nội dung bài thơ.

- Nêu cảm xúc khái quát.

-HẾT-

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi vào 10 môn Văn

    Xem thêm