Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hà Giang 2024

Sáng 5/6, các thí sinh Hà Giang bắt đầu làm bài thi môn Văn kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2024. VnDoc sẽ gửi tới các bạn Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hà Giang năm 2024 kèm đáp án tham khảo sau khi hết thời gian làm bài. Mời các bạn theo dõi.

1. Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Hà Giang 2024

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1.

- Tác phẩm: Chiếc lược ngà.

- Tác giả: Nguyễn Quang Sáng.

Câu 2

Lời dẫn trực tiếp: Yêu nhớ tặng Thu con của ba.

Câu 3.

Khi nhớ con anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt.

Câu 4.

Tình cảm của anh Sáu dành cho con trong đoạn trích: yêu thương, nhớ nhung và cũng vô cùng mong ngóng được về gặp con để tặng con cây lược.

Câu 5.

HS viết thành đoạn văn, sau đây là một vài gợi ý: Hành động thể hiện tình yêu thương cha mẹ:

- Yêu quý, kính trọng cha mẹ.

- Giúp đỡ cha mẹ những việc trong khả năng của mình.

- Chăm sóc cha mẹ khi cha mẹ đau ốm.

- Học tập tốt, tu dưỡng đạo đức để cha mẹ vui lòng.

-...

II. LÀM VĂN

Cách giải:

* Yêu cầu về hình thức:

- Bài viết đảm bảo cấu trúc của một bài văn gồm 3 phần:

+ Mở bài: nêu được vấn đề.

+ Thân bài: triển khai được vấn đề.

+ Kết bài: khái quát được vấn đề.

- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Gợi ý

I. Mở bài: giới thiệu về tác giả Chính Hữu, bài thơ Đồng chí.

II. Thân bài: phân tích chi tiết tác phẩm và nêu cảm nhận về bài thơ

1. Cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính

a. Tình đồng chí của người lính bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân

- Ngay từ những câu thơ mở đầu, tác giả đã lí giải cơ sở hình thành tình đồng chí thắm thiết, sâu nặng của anh và tôi – của những người lính cách mạng:

“Quê hương tôi nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.”

+ Thành ngữ “nước mặn đồng chua”, hình ảnh “đất cày lên sỏi đá”

+ Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình như lời kể chuyện

=> Các anh ra đi từ những miền quê nghèo đói, lam lũ - miền biển nước mặn, trung du đồi núi, và gặp gỡ nhau ở tình yêu Tổ quốc lớn lao. Các anh là những người nông dân mặc áo lính – đó là sự đồng cảm về giai cấp.

- Cũng như giọng thơ, ngôn ngữ thơ ở đây là ngôn ngữ của đời sống dân dã, mộc mạc:

“Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”.

=> Đến từ mọi miền đất nước, vốn là những người xa lạ, các anh đã cùng tập hợp trong một đội ngũ và trở nên thân quen.

b. Cùng chung mục đích, lí tưởng chiến đấu:

“Súng bên súng, đầu sát bên đầu”

- Điệp từ, hình ảnh sóng đôi mang ý nghĩa tượng trưng => Tình đồng chí, đồng đội được hình thành trên cơ sở cùng chung nhiệm vụ và lí tưởng cao đẹp. Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu, các anh đã cùng tập hợp dưới quân kì, cùng kề vai sát cánh trong đội ngũ chiến đấu để thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng của thời đại.

c. Cùng chia sẻ mọi gian lao, thiếu thốn

- Mối tính tri kỉ của những người bạn chí cốt được biểu hiện bằng một hìn ảnh cụ thể, giản dị, gợi cảm:“Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”.

=> Chính trong những ngày gian khó, các anh đã trở thành tri kỉ của nhau,để cùng chung nhau cái giá lạnh mùa đông, chia nhau cái khó khăn trong một cuộc sống đầy gian nan.

- Dòng thơ thứ bảy trong bài thơ “Đồng chí” là một điểm sáng tạo, một nét độc đáo qua ngòi bút của Chính Hữu:

+ Dòng thơ được tách riêng độc lập, là một câu đặc biệt gồm từ hai âm tiết đi cùng dấu chấm than, ngân vang như tiếng gọi tha thiết, tạo một nút nhấn, lắng lại.

+ Hai tiếng “Đồng chí” thật giản dị, đẹp đẽ, là điểm hội tụ, là nơi kết tinh bao tình cảm đẹp: tình giai cấp, tình bạn,tình người trong chiến tranh.

=> Dòng thơ thứ bảy có ý nghĩa như một bản lề gắn kết đoạn đầu và đoạn thứ hai của bài thơ, là điểm nhấn, là mạch cảm xúc chung cho toàn bài. Có thể nói, hai tiếng “Đồng chí” vang lên thật giản dị và mang ý nghĩa vô cùng thiêng liêng trong thơ ca kháng chiến.

2. Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí

a. Tình đồng chí của người lính Cách mạng được biểu hiện qua sự thấu hiểu những tâm tư, nỗi lòng của nhau:

- Các anh là những người lính gác tình riêng, ra đi vì nghĩa lớn, để lại sau lưng mảnh trời quê hương với bao băn khoăn, trăn trở.

- Hai chữ “mặc kệ” => Thái độ dứt khoát của người ra đi khi lí tưởng đã rõ ràng, mục đích đã chọn lựa:“Anh trai làng quyết đi giết giặc lập công”.

- Hình ảnh “gian nhà không” vừa gợi cái nghèo, cái xơ xác của những miền quê lam lũ, vừa gợi sự trống trải trong lòng người ở lại.

- “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” là cách nói tế nhị, giàu sức gợi. Quê hương nhớ người đi lính hay chính những người ra đi luôn nhớ về quê hương. Thủ pháp nhân hóa và hai hình ảnh hoán dụ đã biểu đạt sâu sắc tâm trạng, nỗi niềm của những người lính nơi chiến tuyến. Nhớ về quê hương cũng chính là cách tự vượt lên mình, vượt lên tình riêng vì sự nghiệp chung của đất nước.

b. Là đồng chí của nhau, họ cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời quân ngũ

“Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày”.

=> Những chi tiết tả thực, hình ảnh sóng đôi đã góp phần tái hiện chân thực những khó khăn, gian khổ của cuộc đời người lính trong buổi đầu kháng chiến. Các anh đã cùng nhau gánh vác, cùng nhau chịu đựng…Chính tình đồng đội đã giúp họ lên cái “buốt giá” của mùa đông chiến đầu để rồi tỏa sáng nụ cười và càng thương nhau hơn.

- Hình ảnh “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” có sức gợi nhiều hơn tả với nhịp thơ chảy dài. Đây là cách thể hiện tình cảm rất lính. “Tay nắm lấy bàn tay” để truyền cho nhau hơi ấm của tình đồng đội, truyền cho nhau sức mạnh của tình đồng chí. Cái nắm tay ấy còn là lời hứa hẹn lập công.

III. Kết bài: khẳng định giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật qua đó nếu cảm nhận của em về tác phẩm.

2. Đề thi vào 10 môn Văn Hà Giang 2024

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn năm 2024 Hà Giang

Lịch thi vào lớp 10 Hà Giang 2024

Ngày thiBuổi thiMôn thiThời gian làm bàiHình thứcHệ số điểm bài thi
Thứ 4 (5/6/2024)Sáng (8h)Ngữ văn120 phútTự luận1
Chiều (14h30')Toán120 phútTự luận1
Thứ 5 (6/6/2024)Sáng (8h)Môn chuyên150 phútTự luận2
Chiều (14h30')Tiếng Anh120 phútTự luận + trắc nghiệm1

4. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hà Giang 2023

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Tác phẩm: Những ngôi sao xa xôi.

- Tác giả: Lê Minh Khuê.

Câu 2:

Lời dẫn trực tiếp: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”.

Câu 3:

Nhân vật đôi khi “bò ra cười một mình” vì: những lời hát nhân vật tự bịa ra lộn xộn mà ngớ ngẩn khiến nhân vật tôi cũng phải ngạc nhiên.

Câu 4:

Nội dung: Vẻ bề ngoài xinh đẹp của nhân vật “tôi” — Phương Định.

Câu 5:

HS qua đoạn trích nêu những suy nghĩ của bản thân về thế hệ thanh niên xung phong thời kì kháng khiến chống Mĩ.

Gợi ý:

- Họ là những cô gái trẻ trung, xinh đẹp còn mang trong mình những nét hồn nhiên, ngây thơ.

- Họ là những người lạc quan, yêu đời dù trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt.

II. LÀM VĂN

1. Mở bài:

- Giới thiệu chung về tác giả Thanh Hải và tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ.

- Giới thiệu 3 khổ thơ cần phân tích.

2. Thân bài

2.1 Khát vọng, lí tưởng sống cao đẹp của nhà thơ

- Mùa xuân đất nước đã khơi dậy trong lòng nhà thơ những khát vọng sống cao quý:

“Ta làm con chim hót

Ta làm một nhành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến”

+ Điệp từ “ta làm”, lặp cấu trúc, liệt kê -> giúp tác giả bày tỏ ước nguyện được hiến dâng cuộc đời mình cho quê hương, xứ sở.

+ Các hình ảnh “con chim hót” “một cành hoa” “nốt nhạc trầm”: giản dị, tự nhiên mà đẹp, thể hiện ước nguyện khiêm nhường mà đáng quý.

+ Có sự ứng đối với các hình ảnh ở đầu bài thơ -> lí tưởng cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên, tất yếu; gợi liên tưởng đến mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người – đất nước.

Tấm lòng thiết tha được hòa nhập, được cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước. Khát vọng sống đẹp được nâng lên thành lí tưởng sống cao cả”

“Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc”

+“Mùa xuân nho nhỏ”: ẩn dụ cho những gì đẹp nhất, tinh túy nhất của cuộc đời con người để góp phần làm nên mùa xuân của đất nước. Là cách nói khiêm nhường, giản dị, gợi một tâm hồn đẹp, một lối sống đẹp, một nhân cách đẹp “lặng lẽ dâng cho đời”.

+ Điệp từ “dù là” + hình ảnh tương phản “tuổi hai mươi” – “khi tóc bạc” khẳng định sự tồn tại bền vững của những khát vọng và lí tưởng sống ấy. Cả cuộc đời mình ông vẫn muốn chắt chiu những gì tốt đẹp nhất để hiến dâng cho đời.

=> Khổ thơ là lời tổng kết của nhà thơ về cuộc đời mình. Cho đến tận cuối đời ông vẫn khát khao cống hiến cho đất nước.

- Bài thơ khép lại trong giai điệu của khúc ca xuân xứ Huế:

“Mùa xuân ta xin hát

Câu nam ai nam bình

Nước non ngàn dặm mình

Nước non ngàn dặm tình

Nhịp phách tiền đất Huế”

+ Khúc Nam ai buồn thương da diết, khúc Nam bình êm ái, dịu ngọt: gợi con đường nhiều gian khổ, hi sinh mà đất nước đã đi qua; gợi mùa xuân hiện tại với cuộc sống thanh bình, no ấm.

+ Nhịp phách tiền rộn ràng trải khắp nước non ngàn dặm là giai điệu của một cuộc sống mới, sức sống mới. => Tình yêu đất nước, yêu cuộc đời đã giúp tâm hồn Thanh Hải bay lên với những khát vọng sống cao đẹp. 3. Kết bài:

- Nội dung: Bày tỏ lẽ sống đẹp đẽ, cao cả, đó là sẵn sàng dâng hiến cuộc đời mình cho đất nước, quê hương.

- Nghệ thuật:

+ Thể thơ 5 chữ, giàu nhịp điệu.

+ Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, trong sáng. +Cảm xúc chân thành, tha thiết.

5. Đề thi vào 10 môn Văn Hà Giang 2023

Đề Văn Hà Giang

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo

    Đề thi vào 10 môn Văn

    Xem thêm