Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

39 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn năm 2024

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn được VnDoc sưu tầm và đăng tải bao gồm 39 đề thi khác nhau có đáp án cho các em ôn tập và luyện đề. Đề thi vào lớp 10 môn Văn này sẽ giúp các bạn học sinh tự ôn luyện và hệ thống lại kiến thức, chuẩn bị tốt cho ôn thi vào lớp 10 các trường THPT. Mời các bạn tải về để xem trọn bộ 39 đề thi.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn số 1

I. Đọc hiểu văn bản (3,0 điểm):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Con ếch nghễnh ngãng và bài học mặc kệ những lời đàm tiếu

Một đàn ếch đang di chuyển qua cánh rừng thì 2 con ếch không may bị rơi xuống hố sâu. Những con ếch khác cùng xem cái hố sâu đến chừng nào và kết luận rằng, hố quá sâu để có thể vượt ra ngoài. Chúng khuyên 2 con ếch kia rằng hãy giữ sức, vì chẳng có hy vọng gì đâu. Phớt lờ những lời nói đó, 2 con ếch bị rơi xuống hố vẫn nỗ lực tìm cách nhảy ra khỏi hố. Những con ếch trên miệng hố, không những không động viên mà còn khuyên chúng hãy từ bỏ đi. Một trong 2 con ếch sau vài lần thử nhảy đã kiệt sức và chấp nhận buông xuôi. Trong khi đó, con ếch còn lại càng nhảy càng hăng hơn và cuối cùng nó lấy hết sức nhảy vọt ra khỏi cái hố. Khi ra ngoài, những con ếch khác hỏi rằng: "Cậu không nghe thấy chúng tôi nói gì sao?". Con ếch nhỏ đã giải thích rằng, vì nó bị điếc nên nó nghĩ rằng cả đàn ếch đã cổ vũ nó cố gắng nhảy ra ngoài.

Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của câu chuyện trên là gì?

Câu 2 (0,5 điểm): Nêu nội dung chính của câu chuyện trên.

Câu 3 (1,0 điểm): Bài học được rút ra qua câu chuyện là gì?

Câu 4 (1,0 điểm): Nêu cảm nhận của em về hình ảnh chú ếch con nhảy vọt ra khỏi cái hố.

II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện trên.

Câu 2 (5,0 điểm): Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.

Gợi ý đáp án Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn số 1

Câu 1:

- Nói sống sượng

- Ý nghĩa: thiếu sự nhã nhặn, thiếu sự tế nhị tối thiểu.

- Phương châm hội thoại liên quan: phương châm lịch sự.

Câu 2: Xuất xứ tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”.

Chuyện người con gái Nam Xương là một trong hai mươi truyện (truyện thứ mười sáu) in trong tác phẩm Truyền kì mạn lục. Truyền kì mạn lục (nghĩa là ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền). Tác phẩm viết bằng chữ Hán, khai thác các truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử, dã sử của Việt Nam. Nhân vật chính thường là những người phụ nữ đức hạnh, khao khát cuộc sống yên bình, hạnh phúc nhưng các thế lực bạo tàn và cả lễ giáo khắc nghiệt lại xô đẩy họ vào những cảnh ngộ éo le, oan khuất, bất hạnh.

Câu 3: Viết văn bản nghị luận về chủ đề an toàn giao thông.

Đây là dạng bài nghị luận xã hội. Khi làm bài tập này, các em cần đảm bảo được hai yêu cầu chính sau đây:

* Về hình thức: Trình bày bài viết đúng với yêu cầu của đề: văn bản nghị luận gồm có ba phần (mở bài, thân bài và kết bài) vào khoảng một trang giấy.

* Về nội dung: Bài làm cần đảm bảo được một số ý sau:

- Thế nào là an toàn giao thông?

An toàn giao thông là yên ổn, tránh được tai nạn, tránh được thiệt hại trong quá trình tham gia giao thông.

- Tác hại của tai nạn giao thông: Mất an toàn giao thông đang là tình trạng phổ biến đáng báo động ở nước ta hiện nay. Tai nạn giao thông xảy ra liên tục ở các địa phương, đặc biệt là xảy ra ở các trục đường giao thông chính quan trọng và các thành phố lớn. Giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt... thường xuyên xảy ra tai nạn. Ví dụ: Theo báo cáo của Uy ban An toàn giao thông quốc gia trong 6 tháng đầu năm 2009 toàn quốc xảy ra 6.231 vụ tai nạn giao thông. Cụ thể:

+ Tai nạn giao thông đường bộ: 5.648 vụ. Tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng: 85 vụ (chết 253 người, bị thương 246 người).

+ Tai nạn giao thông đường sắt: 232 vụ (chết 99 người, bị thương 137 người).

+ Tai nạn giao thông đường thuỷ: 111 vụ (chết 125 người, bị thương 60 người).

+ Tai nạn hàng hải: 21 vụ (chết 6 người, bị thương 10 người).

- Bàn bạc mở rộng:

+ Hậu quả do tai nạn giao thông gây ra:

• Nhiều người thiệt mạng.

• Những người bị thương trở thành gánh nặng cho gia đình.

• Thiệt hại về vật chất.

• Gây ùn tắc giao thông, ảnh hưởng đến sức khoẻ, công việc của nhiều người.

+ Làm thế nào để lập lại an toàn giao thông?

• Xây dựng hạ tầng cơ sở giao thông.

• Nâng cao chất lượng các phương tiện giao thông.

• Đào tạo một cách bài bản những người làm chủ phương tiện giao thông.

• Giáo dục cho mọi người để nâng cao ý thức trong quá trình tham gia giao thông, phải chấp hành đúng luật lệ giao thông.

+ Liên hệ bản thân:

• Nghiêm túc chấp hành luật giao thông.

• Nhắc nhở mọi người xung quanh cùng thực hiện tốt luật giao thông

Câu 4: Cảm nghĩ sau khi học bài “Phong cách Hồ Chí Minh”.

Bài làm cần trình bày được những ý sau:

1. Đặt vấn đề: Giới thiệu một vài nét về tác giả, tác phẩm

- Phong cách Hồ Chí Minh được trích từ Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị, trong Hồ Chí Minh và văn hoá Việt Nam, Viện Văn hoá xuất bản, Hà Nội, 1990.

- Bài Phong cách Hồ Chí Minh đã giúp ta thấy Bác có lối sống rất bình dị, rất Việt Nam và rất phương Đông.

2. Giải quyết vấn đề

a) Cảm phục trước vốn tri thức sâu rộng của Bác

- Bác đã đi nhiều nước trên thế giới, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa cả phương Đông và phương Tây

- Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài: Pháp, Anh, Hoa, Nga..

- Người làm nhiều nghề khác nhau.

Ở đâu, Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người tiếp thu mọi cái đẹp, mọi cái hay của các nước. Điều đặc biệt là, tất cả các ảnh hưởng quốc tế không phải được học học một cách máy móc mà được nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng đồng thời cũng rất mới, rất hiện đại.

b) Cảm phục trước lối sống rất bình dị, rất phương Đông của Bác

- Nơi ở, làm việc của Ngài là căn nhà sàn bên cạnh cái ao: có phòng tiếp khách, phòng ngủ, phòng làm việc.

- Trang phục của Người hết sức giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp..

- Người ăn uống rất đạm bạc: cá kho, rau luộc, cà ghém, dưa muối…

3. Kết thúc vấn đề

- Cảm phục và học tập cách sống giản dị, thanh cao của Bác.

- Cảm phục và học tập tính học hỏi, nghiên cứu của Người khi có điều kiện tiếp xúc với các nền văn hóa của các nước trên thế giới

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn số 2

Câu 1: Giải thích ý nghĩa của thành ngữ sau và cho biết thành ngữ đó có liên quan đến phương châm hội thoại nào:

- Nói sống sương

Câu 2: Trình bày xuất xứ truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”.

Câu 3: Viết văn bản nghị luận (khoảng một trang giấy) về chủ đề an toàn giao thông.

Câu 4: Nêu cảm nghĩ của em sau khi học bài “Phong cách Hồ Chí Minh” của tác giả Lê Anh Trà.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn số 3

Câu 1. Giải thích ý nghĩa của thành ngữ sau và cho biết thành ngữ đó có liên quan đến phương châm hội thoại nào:

- Ông nói gà, bà nói vịt

Câu 2. Nêu chủ đề tác phẩm Chuyện Người con gái Nam Xương

Câu 3. Viết một văn bản thuyết minh (khoảng một trang giấy) về chủ đề tà áo dài Việt Nam

Câu 4. Phẩm chất và số phận người phụ nữ thời phong kiến qua nhân vật Vũ Nương trong Chuyện Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.

Tài liệu còn dài, mời các bạn tải về tham khảo

Chia sẻ, đánh giá bài viết
119
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi vào 10 môn Văn

    Xem thêm