Bộ 23 đề thi thử vào 10 môn Văn theo cấu trúc đề minh họa của Bộ năm 2025
Bộ đề minh họa thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2025 có đáp án
Bộ 23 đề thi thử vào 10 môn Văn theo cấu trúc đề minh họa của Bộ năm 2025 có đáp án giúp các em nắm vững các dạng bài, ôn tập và làm quen với nhiều dạng câu hỏi môn Văn, chuẩn bị cho kì thi vào lớp 10 sắp tới đạt kết quả cao. Mời thầy cô và các em tải về xem trọn bộ tài liệu.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 120 phút
(Theo cấu trúc đề minh họa của Bộ năm 2025)
Hình thức: Tự luận
Thời gian: 120 phút
Bảng năng lực và cấp độ tư duy
TT |
Năng lực |
Mạch nội dung |
Số câu |
Cấp độ tư duy |
||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Tổng % |
|||||||
Số câu |
Tỉ lệ |
Số câu |
Tỉ lệ |
Số câu |
Tỉ lệ |
|||||
I |
Năng lực Đọc |
Thơ Đường luật (ngoài SGK) |
5 |
2 |
10% |
2 |
20% |
1 |
10% |
40% |
II |
Năng lực Viết |
Viết đoạn văn NL văn học |
1 |
5% |
5% |
10% |
20% |
|||
Viết Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng, đạo lí |
1 |
7.5% |
10% |
22.5% |
40% |
|||||
Tỉ lệ |
|
22.5% |
35% |
42.5% |
100% |
|||||
Tổng |
7 |
100% |
Bản đặc tả yêu cầu các kĩ năng kiểm tra, đánh giá
TT |
Kĩ năng |
Đơn vị kiến thức/Kĩ năng |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận Dụng
|
|||||
1
|
1.Đọc hiểu
|
Thơ Đường luật (ngoài SGK)
|
Nhận biết: - Xác định được phương thức biểu đạt, thể thơ của văn bản/đoạn trích thơ Đường/thơ Đường luật Trung đại Việt Nam. - Xác định được đề tài; chi tiết, hình ảnh nghệ thuật đặc sắc của văn bản/đoạn trích. - Chỉ ra được thông tin trong văn bản/đoạn trích. Thông hiểu: - Hiểu được đặc sắc về nội dung của văn bản/đoạn trích: bức tranh thiên nhiên, đời sống; tâm sự của tác giả… - Hiểu được đặc sắc về nghệ thuật của văn bản/đoạn trích: hình ảnh, ngôn ngữ, biện pháp tu từ… - Hiểu được một số đặc trưng của thơ Đường/thơ Đường luật Trung đại Việt Nam. Vận dụng: - Nhận xét ý nghĩa, giá trị của các yếu tố nội dung, hình thức của văn bản/đoạn trích. - Rút ra được thông điệp, bài học cho bản thân từ nội dung văn bản/đoạn trích. Vận dụng cao: - Vận dụng kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống, hiểu biết về văn học để nhận xét, đánh giá ý nghĩa, giá trị của văn bản, hoặc vấn đề rút ra từ văn bản. |
2 câu
|
2 câu
|
1 câu |
|
2 |
Viết |
Viết đoạn văn NL văn học |
Nhận biết: - Giới thiệu được vấn đề nghị luận. - Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Thông hiểu: - Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. Vận dụng: - Nêu được những bài học rút ra từ vấn đề nghị luận. - Thể hiện được sự đồng tình/không đồng tình đối với thông điệp được gợi ra từ vấn đề nghị luận. Vận dụng cao: - Đánh giá được đặc sắc của vấn đề nghị luận. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt. |
1* |
1* |
1* |
1 |
|
|
Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng, đạo lí |
Nhận biết: - Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận. - Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận. - Giới thiệu được vấn đề xã hội và mô tả được những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết. - Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận. Thông hiểu: - Giải thích được những khái niệm liên quan đến vấn đề nghị luận. - Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội. - Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận. - Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, hợp logic. Vận dụng cao: - Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm; vận dụng hiệu quả những kiến thức Tiếng Việt lớp 10 để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết.. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết về vấn đề xã hội. |
1* |
1* |
1* |
1 |
Ghi chú: Phần viết có 02 câu bao hàm cả 4 cấp độ.
-----------------------------------------------------------------
ĐỀ SỐ 1
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
QUÊ CÁT
(Nguyễn Trọng Tạo)
Quê cát đựng một trời gió cát
Bãi lau thưa nhọn hoắt nắng hè
Nhà bạn nhỏ bên kia con đường đất
Mà muốn sang, tìm trước bóng cây che.
Quê cát những thân tre thắp lửa
Mỗi trưa hè đẩy cửa nhìn ra
Cây rơm nắng vàng hươm sắc lúa
Một vùng trưa chan chứa tiếng gà.
Quê cát những thân dừa cặm cụi
Như mẹ hiền sớm tối nuôi con
Chịu cát bỏng một đời thân mẹ
Vẫn quanh năm ngọt nước cho buồng non
Quê cát nắng từng cơn bỏng rát
Mà quân thù hòng cướp giọt nước trong
Chúng đâu hiểu từ trong lòng cát
Đạn bất ngờ thiêu chúng giữa tầng không.
Xác máy bay cùng hố bom tội lỗi
Cát cứ vùi như cát có bàn tay
Lớp trẻ chúng tôi lớn lên làm chiến sĩ
Cát quê hương thành chuyện kể đường dài…
Diễn Châu, 1969
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):
Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Chỉ ra những hình ảnh gợi về miền quê cát bình dị, thân thương của tác giả được nhắc đến trong hai khổ thơ đầu.
Câu 3. Em hiểu như thế nào về hai câu thơ:
Quê cát nắng từng cơn bỏng rát
Mà quân thù hòng cướp giọt nước trong
Câu 4. Phân tích tác dụng của việc lặp lại từ “quê cát” trong các khổ thơ.
Câu 5. Từ văn bản, anh/chị có suy nghĩ gì về vai trò của quê hương đối với mỗi con người.
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo thể hiện trong tác phẩm “Quê cát”.
Câu 2. (4,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận xã hội (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của em về tình trạng nghiện thuốc lá điện tử ở một bộ phận học sinh hiện nay.
---------------- HẾT ----------------
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
|
|
|
|
I |
|
ĐỌC HIỂU |
4.0 |
|
1 |
Thể thơ: Tự do Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không đúng đáp án: không cho điểm. |
0,5 |
2 |
Những hình ảnh gợi về miền quê cát bình dị, thân thương của tác giả: - bãi lau nhọn hoắt - đường đất - thân tre thắp lửa - cây rơm - nắng vàng - lúa vàng hươm Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời từ 04 chi tiết hoặc như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời được 02 chi tiết: 0,25 điểm |
0,5 |
|
3 |
Hiểu về hai câu thơ: Quê cát nắng từng cơn bỏng rát - Vùng quê cát nắng cháy bỏng rát, người dân nơi đây vừa gánh chịu sự khắc nghiệt của thời tiết, vừa chịu sự đàn áp của giặc ngoại xâm. - Hai câu thơ khắc hoạ những khó khăn, khổ cực của người dân quê cát, khơi gợi niềm cảm thông xót xa cho người đọc. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án: 1,0 điểm - Học sinh chỉ nêu được chủ đề về lòng hiếu thảo của anh Hết: 0,5 điểm. |
1,0 |
|
4 |
Phân tích tác dụng của việc lặp lại từ “quê cát” trong các khổ thơ. - Biện pháp điệp cấu trúc : “Quê cát những…” - Tác dụng + Nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng về một miền quê nhiều nắng gió, cằn cỗi mà bền bỉ kiên cường. + Tạo nhịp điệu cho bài thơ. + Qua đó thể hiện tình yêu quê hương sâu nặng, tha thiết của tác giả. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án: 1,0 điểm - Học sinh nêu được phẩm chất mà không nhận xét: 0,25 điểm. - Học sinh nhận xét mà không chỉ ra được phẩm chất nổi bật của nhân vật: 0,75 điểm |
0,25
0,75 |
|
5 |
Suy nghĩ về vai trò của quê hương đối với mỗi con người: – Quê hương là nơi ta sinh ra, là nơi gắn liền với những năm tháng ấu thơ tươi đẹp, nơi bồi dưỡng tâm hồn và nhân cách của ta trong những thời khắc đầu đời. – Quê hương là nơi có gia đình, có hàng xóm láng giềng, có hơi ấm của sự chở che, tình yêu thương. – Quê hương là bến đỗ của con người sau những giông bão của cuộc đời. Hướng dẫn chấm - Học sinh rút ra được thông điệp: 0,25 điểm. - Học sinh lí giải thuyết phục: 0,75 điểm. - Học sinh có thể rút ra thông điệp khác so với đáp án nhưng phù hợp với nội dung văn bản thì giám khảo vẫn cho điểm. |
|
|
II |
|
LÀM VĂN |
|
|
1 |
Viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo thể hiện trong tác phẩm “Quê cát”. |
2.0 |
a) Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn Xác định đúng yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn (khoảng 200 chữ). Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. |
0,25 |
||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo thể hiện trong tác phẩm “Quê cát”.
|
0,5 |
||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận. * Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề cần nghị luận. Sau đây là một số gợi ý: - Tác giả là người có tình yêu quê sâu nặng: + Nhớ về miền quê với không gian khoáng đạt, mênh mông, gần gũi… + Thấu hiểu những vất vả, khổ cực của người dân quê cùng những đau thương mất mát do chiến tranh tàn phá. + Yêu thương, trân trọng và luôn khắc ghi trong lòng hình bóng quê hương. - Lời thơ, giọng thơ giản dị, chân thành, giàu cảm xúc. Hướng dẫn chấm - Trình bày được tương tự như đáp án: 1,0 điểm. - Trình bày được 1-2 ý như đáp án hoặc diễn đạt tương tự: 0,5 điểm - Trình bày lan man, không rõ ý: 0,25 điểm. |
0,5
|
||
đ. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: - Lựa chọn được thao tác lập luận, phương thức biểu đạt hợp lý để triển khai vấn đề. - Trình bày rõ quan điểm và hệ thống ý. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, hợp lý, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và bằng chứng. |
0,25 |
||
d. Diễn đạt Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp Tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. |
0,25 |
||
e) Sáng tạo Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,25 |
||
|
2 |
Viết bài văn nghị luận xã hội (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của em về tình trạng nghiện thuốc lá điện tử ở một bộ phận học sinh hiện nay. |
5.0 |
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận xã hội |
0,25 |
||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: tình trạng nghiện thuốc lá điện tử ở một bộ phận học sinh hiện nay. |
0,5 |
||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết. * Nêu vấn đề: tình trạng nghiện hút thuốc lá điện tử ở một bộ phận học sinh; Sự cần thiết phải giải quyết vấn đề 1. Giải thích + Thuốc lá điện tử là một loại mô phỏng điếu thuốc lá truyền thống. Nhưng khác với thuốc lá thường, thuốc lá điện tử không tạo khói mà tạo ra luồng hơi có mùi vị và cảm giác giống thuốc lá thật. Do không tạo khói khi hút, thuốc lá điện tử được các nhà sản xuất quảng cáo trên thị trường với khả năng loại bỏ các chất độc và mùi khó chịu chứa trong thuốc lá truyền thống. + Nghiện thuốc lá điện tử là trạng thái cảm giác luôn thèm và bị lệ thuộc vào nó, hút nhiều, hút không kiểm soát được. 2. Thực trạng của vấn đề: + Nghiện thuốc lá điện tử ngày càng phổ biến trong xã hội: từ các đô thị lớn tràn về các miền quê + Nghiện thuốc lá điện tử trẻ hoá ở độ tuổi: từ thanh niên xuống vị thành niên (Học sinh cấp ba, cấp hai…) + Tình trạng nghiện ngày càng đáng lo ngại: những biểu hiện nghiện đa dạng và ngày càng nguy hiểm như vật vã, ngủ li bì, trầm cảm, ảo giác, loạn thần 3. Hậu quả + Thể chất giảm sút, trường hợp nặng bị tai biến, đột quỵ, đột tử do sốc thuốc. + Tinh thần thiếu minh mẫn, hay bị kích động, rơi vào trạng thái lơ mơ, không làm chủ được cảm xúc… + Thiệt hại về kinh tế: tốn kém tiền mua thuốc lá điện tử; tốn kém tiền chữa bệnh, khắc phục hậu quả của chứng nghiện thuốc lá điện tử. 4. Nguyên nhân + Khách quan: Sự du nhập luồng văn hoá ngoại lai, hiện tượng bán tràn lan, không kiểm soát của các loại thuốc lá điện tử; Sự hấp dẫn của các loại hương vị, hình thức của thuốc lá điện tử + Chủ quan: Tâm lý tò mò, thích khám phá; đua đòi, a dua theo bạn bè; thiếu sự quản lí của gia đình, nhà trường, xã hội… 5. Biện pháp khắc phục + Đối với các cơ quan chức năng: cần thiết chặt quản lí việc mua bán thuốc lá điện tử, tăng cường tuyên truyền về tác hại của thuốc lá điện tử trên các phương tiện thông tin đại chúng, nâng cao mức phạt đối với những trường hợp liên quan đến sản xuất, buôn bán, sử dụng thuốc lá điện tử. + Đối với mỗi cá nhân: trang bị kiến thức, hiểu biết về tác hại của thuốc lá điện tử; tỉnh táo, sáng suốt, tránh bị dụ dỗ buôn bán, sử dụng thuốc lá điện tử; tham gia các hoạt động thể dục thể thao lành mạnh; khuyên nhủ bạn bè từ bỏ thuốc lá điện tử; … + Đối với bản thân: cần nhận thức rõ mối nguy hại của thuốc lá điện tử và nói không với thuốc lá điện tử; sống lành mạnh, có mục tiêu tốt đẹp… * Kết thúc vấn đề: - Khẳng định lại sự cần thiết phải quan tâm, giải quyết vân đề - Nêu thông điệp, kêu gọi mọi người hưởng ứng việc thực hiện những biện pháp nêu trên. |
1.0 |
||
đ. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: - Học sinh lựa chọn ít nhất được 2 luận điểm để bày tỏ được quan điểm của cá nhân. - Lựa chọn được thao tác lập luận, phương thức biểu đạt hợp lý để triển khai vấn đề nghị luận. - Trình bày rõ quan điểm và hệ thống ý. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, hợp lý, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và bằng chứng. Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ quan điểm của cá nhân nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. |
1,5
|
||
d. Diễn đạt Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp Tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. |
0,25 |
||
|
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; diễn đạt mới mẻ. |
0,5 |
|
Tổng điểm |
10.0 |
ĐỀ SỐ 2
PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
MUÔN VÀN TÌNH THÂN YÊU TRÙM LÊN KHẮP QUÊ HƯƠNG
- Việt Phương -
Trời đổ mưa, đi viếng Bác, đồng bào chờ, bị ướt
Bác thương đồng bào, con biết Bác không vui
Ngừng đập trái tim tột bậc con người
Cây cỏ đất trời không thật nữa
Mặt ta nhìn sắc màu cũng giả
Ôi ước gì không thật cả nỗi đau mồ côi
Con đóng cửa buồng, ở mình con với Bác
Chưa muốn cùng ai chia bớt nỗi đau này
Quanh người con và trong con tất cả đều bỗng khác
Bác qua đời rồi sao con vẫn ngồi đây
Con không thể nghĩ rằng Bác Hồ đã mất
Mà nắng vẫn chuyền như sóc giữa lùm cây.
Con chim đuôi dài được Bác chở che vẫn bay về trước cổng
Cây vú sữa đầu nhà đang xoè rộng tán sum suê
Bầy cá rô phi nhớ giờ Bác cho ăn lại ngoi lên đớp sóng
Con ra đường quen đứng ngóng Bác quay về
Hôm nay trên vườn ta trời uy nghi lồng lộng
Hàng bụt mọc trầm tư vút thẳng bên bờ ao
Gió heo may trong cành đa lao xao tìm gọi nắng
Lê-Nin trên bàn đang chờ đón Bác đi vào
Bác ơi lúa mùa này đồng thấp đồng cao lên đẹp lắm
Cơn bão vào đất liền đi chậm lại rồi tan
Mua bia đã bớt xếp hàng và anh em còn cố gắng
Đêm qua 140 bốt đồn thù bị ta đánh trong Nam
Con trữ các loại tin đứng chờ đây mong từ Bác một lời ánh sáng
Như từ lâu nay con thường vẫn hay làm
Bác lại về đi Bác ơi sau mấy ngày đi vắng
Khoẻ mạnh hồng hào trong nắng óng vườn cam
(Trích, Việt Phương, Cửa mở, NXB Văn học, 1970)
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):
Câu 1. Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Câu 2. Bài thơ gợi cảm hứng từ sự kiện nào của đất nước?
Câu 3. Em hiểu như thế nào về hai câu thơ:
Ngừng đập trái tim tột bậc con người
Cây cỏ đất trời không thật nữa
Câu 4. Phân tích tác dụng của nghệ thuật đối sử dụng trong hai câu thơ dưới đây:
Con không thể nghĩ rằng Bác Hồ đã mất
Mà nắng vẫn chuyền như sóc giữa lùm cây.
Câu 5. Từ văn bản, anh/chị có suy nghĩ gì về vai trò của vị lãnh tụ Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam ta?
PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ cảm nhận về hai câu thơ cuối trong bài thơ:
Bác lại về đi Bác ơi sau mấy ngày đi vắng
Khoẻ mạnh hồng hào trong nắng óng vườn cam
Câu 2. (4,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận xã hội (khoảng 600 chữ thuyết phục một người bạn từ bỏ một thói quen tuỳ tiện trong phát ngôn.
---------------- HẾT ----------------
Xem đáp án và toàn bộ tài liệu trong file tải
- Bộ 70 đề luyện thi vào lớp 10 THPT theo cấu trúc mới
- Bộ đề ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - 2026
- 50 Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn
- 39 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn năm 2025
- 20 Đề ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025
- Bộ đề đọc hiểu thể loại truyền kỳ lớp 9 ôn thi vào lớp 10
- Bộ 35 đề Văn ôn thi vào 10 Đọc hiểu nghị luận xã hội năm 2025 có đáp án
- Các chuyên đề ôn thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2025 - 2026 có đáp án