Tài liệu Ngữ văn chuyên sâu ôn thi vào lớp 10 năm 2025 - 2026 có đáp án
Tài liệu luyện thi vào 10 môn Ngữ văn theo cấu trúc mới
Tài liệu Ngữ văn chuyên sâu ôn thi vào lớp 10 năm 2025 - 2026 có đáp án bao gồm lý thuyết và các bài tự luyện giúp các nắm vững các dạng bài Đọc hiểu, dạng bài nghị luận xã hội..., giúp các em ôn tập và làm quen với nhiều dạng câu hỏi môn Văn, chuẩn bị cho kì thi vào lớp 10 sắp tới đạt kết quả cao. Mời thầy cô và các em tải về xem trọn bộ tài liệu.
TÀI LIỆU CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN ÔN THI VÀO 10
MỤC LỤC
CHUYÊN ĐỀ 1: ĐỌC HIỂU
Dạng câu hỏi |
Trang |
Dạng câu hỏi |
Trang |
Dạng câu hỏi phân biệt các thể loại văn học, thể thơ
|
3 |
Dạng câu hỏi xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng |
14 |
Dạng câu hỏi xác định câu chủ đề của văn bản |
8 |
Dạng câu hỏi xác định nội dung của từ/cụm từ khóa
|
22 |
Dạng câu hỏi xác định nội dung chính của văn bản |
8 |
Dạng câu hỏi đưa ra cách hiểu/ suy nghĩ của bản thân |
23 |
Dạng câu hỏi đặt nhan đề |
9 |
Dạng câu hỏi giải thích ý kiến tác giả |
24 |
Dạng câu hỏi xác định ngôi kể |
10 |
Dạng câu hỏi rút ra bài học / thông điệp cho bản thân |
26 |
Dạng câu hỏi xác định từ ngữ/hình ảnh biểu đạt nội dung trong văn bản |
11 |
Dạng câu hỏi đồng tình/ không đồng tình với 1 ý kiến/ quan điểm. |
27 |
Dạng câu hỏi xác định phương thức lập luận |
12 |
Dạng câu hỏi nhận xét về tình cảm của tác giả |
28 |
BẢNG HỆ THỐNG KIẾN THỨC 6-9 CẦN GHI NHỚ |
29 |
CHUYÊN ĐỀ 2: DẠNG BÀI VĂN
NLVH |
NLXH |
||
Phương pháp phân tích tác phẩm thơ |
34 |
Phương pháp làm dạng đề: Nghị luận về 1 hiện tượng xã hội |
83 |
Phương pháp phân tích tác phẩm truyện |
57 |
Phương pháp làm dạng đề: Nghị luận về 1 tư tưởng đạo lý |
97 |
CHUYÊN ĐỀ 3: DẠNG ĐOẠN VĂN
NLVH |
NLXH |
||
Phương pháp phân tích tác phẩm thơ |
107 |
Phương pháp làm dạng đề: Nghị luận về 1 tư tưởng đạo lý |
124 |
Phương pháp phân tích tác phẩm truyện |
116 |
Phương pháp làm dạng đề: Nghị luận về 1 hiện tượng xã hội |
128 |
CHUYÊN ĐỀ 4: ĐỀ LUYỆN
PHẦN 1: Dạng bài văn NLXH, đoạn văn NLVH
Đề |
Trang |
Đề |
Trang |
1 |
131 |
9 |
177 |
2 |
137 |
10 |
183 |
3 |
142 |
11 |
188 |
4 |
148 |
12 |
194 |
5 |
153 |
13 |
200 |
6 |
159 |
14 |
206 |
7 |
164 |
15 |
211 |
8 |
171 |
|
|
PHẦN 2: Dạng đoạn văn NLXH, bài văn NLVH
Đề |
Trang |
Đề |
Trang |
1 |
218 |
9 |
268 |
2 |
225 |
10 |
275 |
3 |
231 |
11 |
281 |
4 |
239 |
12 |
288 |
5 |
244 |
13 |
294 |
6 |
251 |
14 |
301 |
7 |
256 |
15 |
307 |
8 |
263 |
|
CHUYÊN ĐỀ I: PHƯƠNG PHÁP CHINH PHỤC PHẦN ĐỌC HIỂU ĐỀ THI
Mẹo, phương pháp nhanh cho học sinh ôn thi vào 10
1. Dạng câu hỏi phân biệt các thể loại văn học
-Tác phẩm văn học bao gồm: tự sự, trữ tình, kịch. + Các thể loại trữ tình: ca dao, thơ cách luật, thơ tự do, thơ trào phúng… + Các thể loại tự sự: truyện, ngắn, tiểu thuyết, truyện vừa, bút kí, phóng sự… + Các thể loại kịch: Bi kịch, hài kịch. Mẹo: khi làm dạng này các em không nên đọc văn bản trước, mà đọc câu hỏi ở đề bài trước để tránh trường hợp phải đọc lại rất tốn thời gian |
CÔNG THỨC: Bước 1: Quan sát kĩ đặc điểm văn bản dung lượng, hình thức(văn xuôi hay thơ), ngôn ngữ, ngôi kể, nhân vật…. Bước 2: Đối chiếu với kiến thức lý thuyết thể loại mình đã học Bước 3: Thể loại của văn bản là:…. (nếu là thơ, thì đếm số chữ trong câu xuyên suốt văn bản đề bài cho là xác định được. VD1: 7 chữ 1 dòng xuyên suốt văn bản⇒ thơ 7 chữ VD2: dòng 3 chữ, dòng 7 chữ, dòng 1 chữ…⇒thơ tự do) Mẹo: đề thi họ ít khi hỏi những kiến thức cao siêu lắm, đặc biệt là năm đầu thi chương trình mới ví dụ: bút kí,tuỳ bút, thơ trung đại, phóng sự, tiểu thuyết,tản văn… Chủ yếu thi truyện, thơ hiện đại ⇒ vì vậy nếu yếu quá, đọc không hiểu văn bản các em ghi bừa: truyện ngắn (nếu là 1 đoạn văn xuôi) hoặc thơ thì tỉ lệ trúng cao hơn (đây là phương pháp lụi bừa nên các em không nên lạm dụng nhé) |
Bảng hệ thống kiến thức thể loại (bắt buộc nhớ)
Phân loại |
Thể loại |
Đặc điểm |
Ví dụ |
Truyện trung đại |
Truyền kì
|
Các tác phẩm thơ trong văn học trung đại, thường có cách xứng hô đặc biết: Nàng/ chàng/ thiếp…Sử dụng nhiều ngôn ngữ trung đại, cách ví von sử dụng nhiều điển cố, điển tích
|
Bài:Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) Chàng quỳ xuống đất vâng lời dạy. Nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng mà rằng: Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rối. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng. |
Truyện hiện đại |
Truyện lịch sử |
Là tác phẩm kể lại về các nhân vật lịch sử trong quá khứ, được các nhà văn viết lại mang bóng dáng của người anh hùng khi xưa, hay liên quan tới các trận chiến, gươm, đao, nhân vật sử dụng ngôn ngữ Trung đại: tôi/ vua/ thần/lính... |
Bài: Lá cờ thuê sáu chữ vàng(Nguyễn Huy Tưởng) Lính ập đến giữ lấy Hoài Văn. Thực ra, vì nể chàng là một vương hầu, nên họ đã để cho chàng đứng đấy từ sáng. Nay thấy Hoài Văn làm quá, viên tướng nói: Quân pháp vô thân, Hầu không có phận sự ở đây, nên trở ra cho anh em làm việc. Nhược bằng khinh thường phép nước, anh em tất phải chiếu theo thượng lệnh. |
Truyện ngắn (hay thi) |
Là một tác phẩm văn chương có cốt truyện ngắn gọn, tập trung vào một sự kiện hay một đoạn thời gian ngắn trong cuộc sống của các nhân vật. Truyện ngắn thường có ít nhân vật và gắn kết nhanh chóng, với một cái kết s úc tích. ⇒Mẹo: có nhân vật, có 1 chuỗi các sự việc và dẫn đến 1 kết thúc |
Bài: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi ra gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt. Sơn tung chăn tỉnh dậy, nhưng khôg bước xuống giường ngay như mọi khi, còn ngồi thu tay vào trong bọc, bên cạnh đứa em bévẫn nắm tay ngủ kỹ. Chị Sơn và mẹ Sơn đã trở dậy, đang ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Sơn nhìn thấy mọi người đã mặc áo rét cả rồi. |
|
Tiểu thuyết |
Là một loại tác phẩm văn chương dài, thường bao gồm nhiều nhân vật và có cốt truyện phức tạp và có thể kéo dài qua nhiều chương. Mẹo: thường ở phần trích nguồn họ sẽ hay để “trích trong chương/phần…” ⇒ta xác định được ngay là tiểu thuyết
|
Bài: Hoàng tử bé (antoine de saint-expéry) Hồi lên sáu, có lần tôi đã nhìn thấy một bức tranh tuyệt đẹp trong một cuốn sách nói về Rừng hoang nhan đề "Những chuyện có thật". Nó vẽ một con trăn đang nuốt một con thú. Đây là bản sao của bức tranh đó. Người ta nói trong sách: "Con trăn nuốt chửng cả con mồi mà không nhai. Sau đó nó không thể nhúc nhích được nữa và nó nằm ngủ sáu tháng liền trong khi chờ tiêu hoá." |
|
Truyện khoa học viễn tưởng |
Là thể loại truyện hư cấu, tưởng tượng của người viết dựa trên tri thức khoa học. Với nền tảng là những lí thuyết khoa học nên có những giả tưởng trong truyện khoa học viễn tưởng có thể thành sự thật: Con vật khổng lồ, cỗ máy hiện đại… M ẹo: là loại văn xuôi tả những điều vô lý, ảo tưởng |
Bài: Hai vạn dặm dưới đáy biển (Jules Verne, 1870), Nó lao vào các khối thịt đó mà chém thành hai khúc đầy máu đỏ lòm. Đuôi cá đập vào vỏ tàu rất mạnh nhưng chẳng hề gì. Diệt xong con này, tàu lại xông đến con khác, lúc chạy tới, lúc chạy lui, lúc ngoan ngoãn tuân theo bàn tay hoa tiêu lặn xuống sâu để dượt theo kẻ địch, lúc lại nổi lên mặt biển, khi tấn công chính diện, khi thì đánh ngang sườn. Mũi tàu băm vằm lũ cá một cách đáng sợ. Trên mặt biển nổi lên tiếng ầm ầm như sấm, tiếng rít, tiếng rống của loài cá khi giãy chết! Đuôi cá quẫy mạnh làm mặt biển trước đó phẳng lặng giờ sủi bọt lên như chảo nước sôi. |
|
|
Là thể loại văn chương ghi lại những suy nghĩ, trải nghiệm cá nhân, và quan sát của tác giả về cuộc sống hàng ngày. Bút kí thường không có cốt truyện rõ ràng, tập trung vào việc miêu tả và phân tích cảm xúc, ý kiến và quan điểm cá nhân. |
Bài: Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường) |
|
Tuỳ bút |
Là một thể loại văn chương tự do, tác giả có thể viết về bất kỳ chủ đề nào mà họ muốn, không bị ràng buộc bởi hình thức hay cấu trúc nghiêm ngặt. |
Bài: Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân), “Chuyện cơm hến”(Hoàng Phủ Ngọc Tường). |
|
Tản văn |
Là lối viết chú trọng ghi lại những gì người viết đã trải qua, nghe thấy, nhìn thấy, cảm thấy để thể hiện được tình cảm, ý nghĩ mang màu sắc cá nhân, là thể loại phi hư cấu (không có yếu tố hư cấu) trong khi truyện ngắn cho phép người viết được hư cấu ngay cả khi câu chuyện dựa trên một số yếu tố có thật. |
Bài: Bản tin về hoa anh đào (Nguyễn Vĩnh Nguyên) |
|
Kịch |
Hài kịch |
Hài Kịch là xung đột trong lời nói và hành động, gây ra tiếng cười cho người khác. Mẹo: các nhân vật đối thoại với nhau, đọc xong ta thấy vui |
Bài: Trưởng giả học làm sang, Lão hà tiện |
Bi kịch |
Nhân vật có xung đột gay gắt giữa những khát vọng cao đẹp của con người với tình thế bi đát của thực tại dẫn tới sự thảm bại hay cái chết của nhân vật. Mẹo: Các nhân vật đối loại với nhau, đọc xong ta thấy buồn |
Bài: Romeo và Giu liet, Lơxit |
|
Thơ trung đại |
Thất ngôn tứ tuyệt đường luật |
Số câu trong bài: 4 câu Số chữ trên 1 câu: 7 chữ |
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không Cô em xóm núi xay ngô tối Xay hết lò than đã rực hồng (Chiều tối – HCM) |
Thất ngôn bát cú đường luật |
Số câu trong bài: 8 câu Số chữ trên 1 câu: 7 chữ |
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà (Qua đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan) |
|
Thơ dân tộc |
Lục bát (hay thi) |
Câu trên: 6 chữ Câu dưới: 8 chữ ⇒Liên hoàn, lặp đi lặp lại đến hết bài |
Rằm xuân lồng lộng trăng soi Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân (Rằm tháng Giêng – Hồ Chí Minh) |
Song thất lục bát |
Song thất tức là hai câu 7 chữ rồi đến cặp lục – bát cứ như vậy đến hết bài. |
Ngòi đầu cầu nước trong như lọc, (Trích Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm) |
|
|
|
||
Thơ hiện đại (hay thi) |
4 chữ |
4 chữ 1 dòng đến hết |
Mắt cô sưởi ấm Tâm hồn trong em Khuôn mặt ngây thơ Loà nhoà mắt ướt (không tên) |
5 chữ |
5 chữ 1 dòng đến hết |
Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể (Sóng – Xuân Quỳnh) |
|
6 chữ |
6 chữ 1 dòng đến hết |
Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học con về rợp bướm vàng bay (Quê hương – Đỗ Trung Quân) |
|
7 chữ |
7 chữ 1 dòng đến hết |
Con ngoan nghĩa nặng vui lòng bố (Gia đình hạnh phúc- Hoàng Nguyên) |
|
Tự do |
Không quy định số chữ trong 1 câu |
Đi thôi em, đi để cảm nhận, đi để mà yêu (Không tên – Huỳnh Minh Nhật) |
Dạng câu hỏi xác định câu chủ đềcủa văn bản
- - Muốn xác định được câu chủ đề của đoạn chúng ta cần xác định xem đoạn văn đó trình bày theo cách nào. Nếu là đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch thì câu chủ đề thường ở đầu đoạn. Nếu là đoạn văn trình bày theo cách quy nạp thì câu chủ đề nằm ở cuối đoạn. - - Còn đoạn văn trình bày theo cách T-P-H ,song hành hay móc xích thì câu chủ đề là câu có tính chất khái quát nhất, khái quát toàn đoạn. Câu đó có thể nằm ở bất kỳ vị trí nào trong đoạn văn. |
CÔNG THỨC: Bước 1: Xác định hình thức đoạn văn: diễn dịch, quy nạp, tổng - phân- hợp …. Mẹo: căn cứ vào vị trí câu chủ đề (ở: đầu đoạn→diễn dịch, cuối đoạn→quy nạp, Đầu-cuối→tổng phân hợp) Bước 2: Câu chủ đề của đoạn trích là:…(chép đủ/nguyên văn cả câu ) |
Ví dụ: Con lớn hơn rồi hạnh phúc theo đó cũng lớn hơn, đủ đầy hơn nhưng nhiều khó khăn hơn. Hạnh phúc không phải là khi con cố gắng để trở nên mạnh mẽ, kiên cường để tiến về phía trước. Mà là khi con ngã đau có người nâng con dậy, đỡ lấy bờ vai nhỏ nhắn của con, thầm thì với con: “Gắng lên nào!” rồi cùng con tiến về phía trước, Là mỗi lần thất bại, mọi thứ xung quanh con sụp đổ, khi tất cả những nỗ lực của con trở về vạch xuất phát. Có người có thể ôm con để con khóc một trận thật to, nức nở, như trút hết những tủi thân ấm ức mà còn phải chịu đựng rồi vỗ về con: Rồi mọi chuyện sẽ ổn thôi! Là mỗi lần đổ vỡ, cãi nhau rồi chia tay... Người ta bỏ con lại với những giọt nước mắt nghẹn cứng cả tim. Có người dạy con cách yêu thì cũng có người làm con đau nhưng nếu con không biết đau con sẽ không biết được hạnh phúc thực sự là như thế nào?...
(Nguồn: https://www.cuasotinhyeu.vn)
⇒ Câu chủ đề của đoạn trích là: Con lớn hơn rồi hạnh phúc theo đó cũng lớn hơn, đủ đầy hơn nhưng nhiều khó khăn hơn.
Dạng câu hỏi xác định nội dung chính của văn bản
- - Muốn xác định được nội dung của văn bản học sinh cần căn cứ vào tiêu đề của văn bản. Căn cứ vào những hình ảnh đặc sắc, câu văn câu thơ được nhắc đến nhiều lần. Đây có thể là những từ khóa chứa đựng nội dung chính của văn bản - - Đối với văn bản là một đoạn, hoặc một vài đoạn, việc cần làm là học sinh cần phải xác định được đoạn văn trình bày theo cách nào: diễn dịch, quy nạp, móc xích hay song hành…Xác định được kiểu trình bày đnạn văn học sinh sẽ xác định được câu chủ đề nằm ở vị trí nào. - -Thường câu chủ đề sẽ là câu nắm giữ nội dung chính của cả đoạn. Xác định bố cục của đoạn cũng là căn cứ để chúng ta tìm ra các nội dung chính của đoạn văn bản đó (chú ý đôi khi không phải cứ câu chủ đề là mang nội dung chính mà còn phải căn cứ vào các từ ngữ, hình ảnh, nhanh đề, chi tiết được lặp đi lặp lại nhiều lần , ý nghĩa bao hàm toàn bộ nội dung của văn bản nữa nhé). |
CÔNG THỨC: Bước 1: Đọc nhan đề + đọc văn bản để tóm tắt thành một câu khái quát nội dung bề mặt (căn cứ vào nhan đề/cụm từ khóa, hình ảnh được lặp lại, câu chủ đề…) Bước 2: Qua đó tác giả bộc lộ/gửi gắm thông điệp….(nội dung ngầm) |
Ví dụ: Con lớn hơn rồi hạnh phúc theo đó cũng lớn hơn, đủ đầy hơn nhưng nhiều khó khăn hơn. Hạnh phúc không phải là khi con cố gắng để trở nên mạnh mẽ, kiên cường để tiến về phía trước. Mà là khi con ngã đau có người nâng con dậy, đỡ lấy bờ vai nhỏ nhắn của con, thầm thì với con: “Gắng lên nào!” rồi cùng con tiến về phía trước; Là mỗi lần thất bại, mọi thứ xung quanh con sụp đổ, khi tất cả những nỗ lực của con trở về vạch xuất phát... Người ta bỏ con lại với những giọt nước mắt nghẹn cứng cả tim. Có người dạy con cách yêu thì cũng có người làm con đau nhưng nếu con không biết đau con sẽ không biết được hạnh phúc thực sự là như thế nào?
⇒ Nội dung chính của văn bản là: Lời tâm tình dạy bảo của người cha dành cho người con về những cung bậc khác nhau của hạnh phúc với những biểu hiện đa dạng và giá trị của hạnh phúc gắn với thời điểm khi con đã lớn khôn. Qua đó tác giả muốn gửi gắm thông điệp phải biết tự tin, cố gắng vững bước trên đôi chân của mình trong chặng đường đi tìm hạnh phúc.
Mời các bạn xem toàn bộ tài liệu trong file tải về