Bộ 20 đề ôn thi vào 10 môn Ngữ văn các trường năm 2025 - 2026 có đáp án
Bộ đề luyện thi vào 10 môn Ngữ văn theo cấu trúc mới
Bộ 20 đề ôn thi vào 10 môn Ngữ văn các trường năm 2025 - 2026 có đáp án giúp các em nắm vững các dạng bài, ôn tập và làm quen với nhiều dạng câu hỏi môn Văn, chuẩn bị cho kì thi vào lớp 10 sắp tới đạt kết quả cao. Mời thầy cô và các em tải về xem trọn bộ tài liệu.
ĐỀ SỐ 1
UBND HUYỆN CHI LĂNG TRƯỜNG THCS XÃ QUAN SƠN
|
KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2025-2026 MÔN: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 120 phút Đề thi gồm 02 trang, 07 câu |
I. Đọc hiểu (4,0 điểm)
Cho đoạn thơ sau:
BÀI THƠ QUÊ HƯƠNG
…Quê hương tôi có Trường Sơn một dải,
Có Hồng Hà lại có Cửu Long Giang
Có Hà Nội có Hồ Tây, hồ Kiếm.
Chợ Đồng Xuân bày đủ mặt hàng.
Quê hương tôi có sầu riêng, măng cụt
Lòng bưởi đào, lòng gấc đỏ như son.
Có gạo tám xoan thổi nồi đồng điếu,
Cam xã Đoài ai bóc cũng thơm ngon.
Cánh đồng nào cũng chôn vàng, giấu bạc,
Bờ biển nào cũng ngời chói ngọc châu.
Có thanh quế ngửi qua là khỏi bệnh,
Có cây lim đóng cả một thân tàu.
Quê hương tôi có những người con gái
“Một ngày hai bữa cơm đèn…”
Cách sông cái cũng bắc cầu dải yếm,
Cho chàng sang đính ước chuyện nhân duyên.
Trong bụng mẹ đã từng mê tiếng hát,
Nên quê tôi ai cũng biết làm thơ.
Những đứa trẻ nằm nôi hay đặt võng
Sớm hay chiều, đều mượn cánh cò đưa.
Khi có giặc những tre làng khắp nước,
Đều xả thân làm ngọn mác, mũi chông
Những trai gái thôn Đoài, xóm Bắc
Thoắt vươn vai thành những anh hùng.
(Trích Hoàng Xuân, Nguyễn Bính – thơ và đời, NXB Văn học, 2003)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 (0,5 điểm)
Xác định thể thơ của đoạn thơtrên.
Câu 2 (0,5 điểm)
Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ trên là ai?
Câu 3 (1,0 điểm)
Nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong khổ thơ:
Quê hương tôi có sầu riêng, măng cụt
Lòng bưởi đào, lòng gấc đỏ như son.
Có gạo tám xoan thổi nồi đồng điếu,
Cam xã Đoài ai bóc cũng thơm ngon.
Câu 4 (1,0 điểm)
Đọc khổ thơ cuối, em cảm nhận được vẻ đẹp gì ở con người “quê hương tôi”?
Câu 5 (1,0 điểm)
Đoạn thơ đã khơi gợi trong em tình cảm, suy nghĩ gì về quê hương, đất nước?
Viết (6,0 điểm)
Câu 6 (2,0 điểm): Em hãy viết một đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về hình ảnh quê hương đoạn thơ sau:
Cánh đồng nào cũng chôn vàng, giấu bạc,
Bờ biển nào cũng ngời chói ngọc châu.
Có thanh quế ngửi qua là khỏi bệnh,
Có cây lim đóng cả một thân tàu.
Câu 7 (4,0 điểm)
Hiện nay, môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề, khí hậu đang có những biến đổi bất thường. Là một học sinh, em hãy viết một bài văn( khoảng 600 chữ) đề xuất những giải pháp nào để bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu?”
-----------------------------------------HẾT---------------------------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm
Họ và tên học sinh :……………………………………SBD:………………
Đáp án và Hướng dẫn chấm
1. HƯỚNG DẪN CHUNG
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng bộ môn Ngữ văn, giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm. Khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Điểm toàn bài là tổng điểm của 07 câu, để điểm lẻ đến 0,25.
2. Hướng dẫn chấm
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
|
ĐỌC HIỂU |
4,0 |
|
1 |
Thể thơ 8 chữ |
0,5 |
2 |
Nhân vật trữ tình: tôi/tác giả |
0,5 |
|
3 |
- Biện pháp tu từ liệt kê: sầu riêng, măng cụt, lòng bưởi đào, lòng gấc, gạo tám xoan, cam xã Đoài - Tác dụng: + Làm cho câu thơ trở nên sinh động, hấp dẫn, gợi hình, gợi cảm. + Diễn tả một cách chi tiết, đầy đủ, cụ thể những đặc sản mà “quê tôi” có. Qua đó, khẳng định sự giàu có, trù phú, đẹp đẽ của quê hương “tôi”. + Thể hiện tình yêu, lòng tự hào của tác giả về quê hương mình.
|
0,5
0,5 |
|
4 |
Khổ thơ cuối khắc họa hình ảnh con người quê hương “tôi” là: - Họ là những con người anh dũng, kiên cường, bất khuất. - Họ có tinh thần yêu nước, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc. |
1,0 |
|
5 |
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, miễn là hiểu vấn đề, trình bày được những tình cảm đẹp, nhân văn về quê hương, đất nước. Gợi ý Bài thơ đã khơi gợi tình cảm, suy nghĩ về quê hương, đất nước: - Yêu mến, tự hào về quê hương đất nước tươi đẹp, anh hùng, giàu truyền thống… - Cố gắng học tập, rèn luyện để xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh. - Sẵn sàng đứng lên bảo vệ quê hương, đất nước nếu cần. |
1,0 |
|
II |
|
VIẾT |
|
|
1 |
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn Mở đoạn nêu được vấn đề. Thân đoạn triển khai được vấn đề. Kết đoạn khái quát được vấn đề: Hình ảnh của quê hương trong đoạn thơ. |
0,25 |
b. Xác định đúng yêu cầu của đề Trình bày cảm nghĩ về một đoạn thơ 8 chữ. |
|||
c. Nội dung Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau, miễn đảm bảo được các ý cơ bản theo gợi ý sau: * Mở đoạn: Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả, đoạn thơ và cảm xúc về hình ảnh quê hương trong đoạn thơ. * Thân đoạn: Lần lượt trình bày cảm xúc, suy nghĩ về những nét độc đáo về hình ảnh quê hương: - Quê hương đẹp đẽ, giàu có, trù phú: Cánh đồng có bạc vàng, bờ biển có ngọc châu, rừng có quế, có lim… - Hình ảnh ấy được khắc họa bằng qua các biện pháp tư từ liệt kê, nói quá, thể thơ 8 chữ… - Thể hiện tình yêu, lòng tự hào về quê hương của tác giả. * Kết bài: Khẳng định giá trị của đoạn thơ và rút ra bài học, liên hệ. |
1,5 |
||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt |
0,25 |
||
e. Sáng tạo: - Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận - Có cách diễn đạt mới mẻ.
|
|||
|
2 |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát được vấn đề. |
0,25 |
b. Xác định đúng yêu cầu của đề Suy nghĩ về ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, đề xuất các giải pháp. |
0,25 |
||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. Có thể triển khai dàn bài theo gợi ý sau: * Mở bài: Giới thiệu về vấn đề ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậyu * Thân bài: Đảm bảo các nội dung cơ bản: 1. Giải thích vấn đề - Biến đổi khí hậu: Là sự thay đổi của khí hậu do tác động của con người, chủ yếu là do việc thải ra quá nhiều khí nhà kính như CO2. Biến đổi khí hậu gây ra nhiều hệ lụy như nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng, thiên tai ngày càng khốc liệt. - Ô nhiễm môi trường: Là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất thải từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người. Ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và các loài sinh vật khác. 2. Phân tích vấn đề - Thực trạng: + Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng khoảng 1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. + Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Mực nước biển dâng cao đe dọa các khu vực ven biển, hạn hán và lũ lụt diễn ra thường xuyên hơn. + Ô nhiễm môi trường ở Việt Nam cũng đang ở mức báo động. Các thành phố lớn thường xuyên bị ô nhiễm không khí, nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề. - Nguyên nhân: + Sử dụng quá mức nhiên liệu hóa thạch. + Phá rừng và khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức. + Ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn hạn chế. - Hậu quả: + Thiên tai, dịch bệnh gia tăng. + Mất đa dạng sinh học. + Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. + Kinh tế bị thiệt hại nặng nề. - Ý kiến trái chiều và phản biện: + Một số người cho rằng biến đổi khí hậu là một quá trình tự nhiên, không phải do con người gây ra. + Có ý kiến cho rằng việc bảo vệ môi trường sẽ cản trở sự phát triển kinh tế. + Các bằng chứng khoa học đã chứng minh rằng biến đổi khí hậu chủ yếu là do hoạt động của con người. + Bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế không phải là hai mục tiêu đối lập nhau. Chúng ta hoàn toàn có thể phát triển kinh tế bền vững mà vẫn bảo vệ được môi trường. 3. Giải pháp 3.1. Tiết kiệm năng lượng: - Tắt đèn, quạt, điều hòa khi không sử dụng. - Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử. - Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện (đèn LED, tủ lạnh tiết kiệm năng lượng...). - Đi bộ, đi xe đạp hoặc sử dụng phương tiện công cộng thay vì xe máy cá nhân. 3.2. Giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng rác thải: - Phân loại rác tại nguồn. - Hạn chế sử dụng túi nilon, đồ nhựa dùng một lần. - Sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường (bình nước cá nhân, hộp cơm...). - Tái chế các vật liệu có thể tái chế (giấy, nhựa, kim loại...). - Tái sử dụng các vật dụng cũ (quần áo, sách vở...). 3.3. Trồng cây xanh: - Tham gia các hoạt động trồng cây của nhà trường, địa phương. - Trồng cây xanh tại nhà, trường học, thôn xóm. - Chăm sóc và bảo vệ cây xanh. 3.4. Nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường: - Tìm hiểu về biến đổi khí hậu và các giải pháp bảo vệ môi trường qua sách báo, internet, các chương trình giáo dục. - Chia sẻ kiến thức với bạn bè, gia đình và cộng đồng. - Tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường. * Kết bài:Khẳng định tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu. Đưa ra lời kêu gọi với mọi người. |
3,0
0,25
0,25
1,0
1,25
0,25 |
||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt |
0,25 |
||
e. Sáng tạo: - Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. - Có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng tiêu biểu…
|
0,25 |
-----------------------------------------HẾT---------------------------------
ĐỀ SỐ 2
SỞ GD&ĐT LẠNG SƠN TRƯỜNG PTDTNT THCS&THPT HUYỆN CHI LĂNG
|
KÌ THI TUYỂN SINH VĂN 10 THPT NĂM HỌC 2025 – 2026 Môn: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 120 phút Đề thi gồm có 02 trang, 07 câu
|
Phần Đọc hiểu (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Tổ quốc là tiếng mẹ
Ru ta từ trong nôi
Qua nhọc nhằn năm tháng
Nuôi lớn ta thành người
Tổ quốc là mây trắng
Trên ngút ngàn Trường Sơn
Bao người con ngã xuống
Cho quê hương mãi còn
Tổ quốc là cây lúa
Chín vàng mùa ca dao
Như dáng người thôn nữ
Nghiêng vào mùa chiêm bao …
(Trích Tổ quốc là tiếng mẹ - Nguyễn Việt Chiến, nguồn:https://www.thivien.net)
* Chú thích:
- Nguyễn Việt Chiến (sinh năm 1952) là nhà thơ hiện đại Việt Nam, được biết đến với những sáng tác giàu cảm xúc về quê hương, đất nước và con người Việt Nam. Ông có nhiều tác phẩm gắn liền với tinh thần yêu nước, ca ngợi vẻ đẹp của Tổ quốc và sự hy sinh của con người Việt Nam trong lịch sử.
- Đoạn thơ trích từ bài Tổ quốc là tiếng mẹ của Nguyễn Việt Chiến. Được sáng tác trong bối cảnh đất nước đổi mới, phát triển nhưng vẫn mang trong mình những giá trị truyền thống thiêng liêng.
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 (0,5 điểm. Xác định thể thơ của đoạn trích trên.
Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra trong đoạn trích những hình ảnh được so sánh với Tổ quốc.
Câu 3 (1,0 điểm). Nêu nội dung của những dòng thơ sau:
Tổ quốc là mây trắng
Trên ngút ngàn Trường Sơn
Bao người con ngã xuống
Cho quê hương mãi còn
Câu 4 (1,0 điểm). Nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ thể hiện qua việc lặp lại cụm từ Tổ quốc là ở khổ thơ (1), (2) và (3)
Câu 5 (1,0 điểm). Từ nội dung của đoạn thơ trên, em hãy rút ra bài học về những việc cần làm để thực hiện trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc.
Phần Viết (6,0 điểm
Câu 6. (2,0 điểm). Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Tổ quốc là tiếng mẹ
Ru ta từ trong nôi
Qua nhọc nhằn năm tháng
Nuôi lớn ta thành người
Câu 7. (4,0 điểm). Viết bài văn nghị luận xã hội(khoảng 600 chữ) bàn về vấn đề sau: Là một học sinh, em hãy đề xuất những giải pháp phù hợp để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam hiện nay.
-----------Hết-----------
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh...................................................SBD.............................................
Mời các bạn xem tiếp tài liệu trong file tải