Bộ 35 đề Văn ôn thi vào 10 Đọc hiểu nghị luận xã hội năm 2025 có đáp án
Bộ 35 đề Văn ôn thi vào 10 Đọc hiểu nghị luận xã hội năm 2025 có đáp án giúp các em nắm vững các dạng bài, ôn tập và làm quen với nhiều dạng câu hỏi môn Văn, chuẩn bị cho kì thi vào lớp 10 sắp tới đạt kết quả cao. Mời thầy cô và các em tải về xem trọn bộ tài liệu.
Chuyên đề ôn thi vào 10 môn Ngữ văn có đáp án
1. Đề ôn thi vào 10 môn Ngữ văn - Đề 1
Phần I. Đọc - hiểu (6.0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:
Trong điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam nói riêng và bối cảnh toàn cầu nói chung, càng ngày chúng ta càng nhận ra tầm quan trọng của việc học các kĩ năng sống để ứng phó với sự thay đổi, biến động của môi trường kinh tế, xã hội và thiên nhiên. Đặc biệt là với lứa tuổi dậy thì, khi các em bước vào giai đoạn khủng hoảng lứa tuổi quan trọng của cuộc đời. Từ những phân tích trên cho thấy, tuổi trẻ hiện nay phải tự đương đầu với nhiều vấn đề tâm lí xã hội phức tạp trong cuộc sống. Ngoài kiến thức, mỗi học sinh đều cần trang bị cho mình những kĩ năng để ngày càng hoàn thiện bản thân và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học là giúp các em có khả năng: Làm chủ bản thân, thích ứng và biết cách ứng phó trước những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Rèn cách sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng; mở ra cơ hội, hướng suy nghĩ tích cực, tự tin, tự quyết định và lựa chọn những hành vi đúng đắn... Những người có kĩ năng sống là những người biết làm cho mình và người khác cùng hạnh phúc. Họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính họ. Các cá nhân thiếu kĩ năng sống là một nguyên nhân làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội. Giáo dục kĩ năng sống có thể thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực và do vậy sẽ làm giảm bớt tệ nạn xã hội. Kĩ năng sống góp phần thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội, ngăn ngừa các vấn đề về sức khỏe, xã hội và bảo vệ quyền con người. Giáo dục kĩ năng sống giúp con người sống an toàn, lành mạnh và có chất lượng trong một xã hội hiện đại.
(Trích “Cẩm nang Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học”, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr.9)
Câu 1 (0.5 điểm). Xác định vấn đề nghị luận của ngữ liệu trên?
Câu 2 (0.5 điểm). Theo ngữ liệu, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học nhằm hướng tới mục tiêu nào?
Câu 3 (1.0 điểm). Chỉ ra và gọi tên 02 (hai) phép liên kết trong ba câu văn sau: Những người có kĩ năng sống là những người biết làm cho mình và người khác cùng hạnh phúc. Họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính họ. Các cá nhân thiếu kĩ năng sống là một nguyên nhân làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội.
Câu 4 (1.0 điểm). Tại sao tác giả lại cho rằng: "Giáo dục kĩ năng sống giúp con người sống an toàn, lành mạnh và có chất lượng trong một xã hôi hiện đại"?
Câu 5 (1.0 điểm). Tác giả đã gửi gắm những thông điệp gì qua ngữ liệu trên? Thông điệp nào có ý nghĩa nhất đối với em? Vì sao?
Phần II. Viết (4.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm). Từ nội dung ngữ liệu phần đọc - hiểu, kết hợp với hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến “Rèn luyện kỹ năng sống cũng quan trọng như việc tích lũy kiến thức”.
Câu 2. Em hãy phân tích bài thơ “Hành quân giữa rừng xuân” của Lê Anh Xuân
HÀNH QUÂN GIỮA RỪNG XUÂN
Rừng xa vọng tiếng chim gù,
Ngân nga tiếng suối, vi vu gió ngàn.
Mùa xuân đẫm lá nguỵ trang,
Đường ra tiền tuyến nở vàng hoa mai.
Ba lô nặng, súng cầm tay,
Đường xa biết mấy dặm dài nhớ thương.
Giờ này mẹ ở quê hương,
Cũng chừng đang dõi theo đường ta đi.
Đêm mưa, ngày nắng sá gì,
Quân thù còn đó, ta đi chưa về.
Chim rừng thánh thót bên khe,
Nhìn lên xanh biếc bốn bề rừng xuân.
(Trích tuyển tập “Thơ Lê Anh Xuân”, NXB Giáo dục, 1981)
Tri thức ngữ văn về tác giả.
Lê Anh Xuân (1940 - 1968) tên thật là Ca Lê Hiến, sinh ngày 5 tháng 6 năm 1940 tại quê hương Đồng Khởi - Bến Tre. Ông cũng là một chiến sĩ, hy sinh ngày 21 tháng 5 năm 1968 tại ấp Phước Quảng, xã Phước Lợi, huyện Cần Đước, tỉnh Long An trong một trận càn của quân đội Mỹ và đã được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Nhà nước và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vì những đóng góp to lớn của mình cho dân tộc. Các tác phẩm nổi tiếng: “Nhớ mưa quê hương” (1961), “Trở về quê nội” (1965), “Nguyễn Văn Trỗi” (Trường ca -1968) …
-------HẾT--------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH 10
I. ĐỌC HIỂU (4.0điểm)
Câu |
Yêu cầu cần đạt |
Điểm |
|||
1 |
- Xác định đúng vấn đề nghị luận của ngữ liệu Vai trò/ Tầm quan trọng/ Sự cần thiết của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học. |
0,5
|
|||
2 |
- Chỉ ra đúng mục tiêu của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học: Theo đoạn trích, mục tiêu của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học là giúp các em có kĩ năng làm chủ bản thân, thích ứng và biết cách ứng phó trước những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, rèn cách sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng; mở ra cơ hội, hướng suy nghĩ tích cực, tự tin, tự quyết định và lựa chọn những hành vi đúng đắn... |
0,5 |
|||
3 |
Chỉ ra và gọi tên đúng mỗi phép liên kết - Phép thế ở câu 1 và câu 2: Từ “Họ” ở câu 2 thay thế cho cụm từ “Những người có kĩ năng sống” ở câu 1. - Phép lặp ở câu 1 và câu 3: Cụm từ “kĩ năng sống” ở câu 1 được lặp lại ở câu 3. |
1,0 |
|||
4 |
Giải thích đúng điều tác giả nói. + Vì đó là nội dung giáo dục hướng cho con người biết sống vui khỏe, làm chủ và bảo vệ chính mình. + Giáo dục kĩ năng sống còn giúp chúng ta có những suy nghĩ tích cực, tự tin, tự quyết định và lựa chọn những hành vi đúng đắn trong những tình huống cụ thể của cuộc sống. |
1.0 |
|||
5 |
- Trả lời đúng các thông điệp + Kỹ năng sống có vai trò rất quan trọng đối với tất cả mọi người, nhất là giới trẻ. + Phải có mục đích sống, có lý tưởng và có hướng đi đúng đắn. + Mỗi người cần phải làm chủ bản thân mình, có suy nghĩ tích cực, tự tin và luôn chịu khó học hỏi, tự xây dựng kỹ năng cho riêng mình. + Mỗi người cần thường xuyên trau dồi, rèn luyện, bồi dưỡng kĩ năng sống – kĩ năng mềm để dễ dàng thích nghi với cuộc sống hiện đại. - Chọn và lý giải đúng |
1,0 |
|||
PHẦN VIẾT (6.0điểm) |
|
||||
1 |
Từ nội dung ngữ liệu phần đọc – hiểu, kết hợp với hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến “Rèn luyện kỹ năng sống cũng quan trọng như việc tích lũy kiến thức”. |
|
|||
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Bày tỏ suy nghĩ về vấn đề bằng lập luận chặt chẽ với lí lẽ, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục. Dưới đây là gợi ý triển khai: * Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận * Thân đoạn: - Giải thích: Kỹ năng sống là các kỹ năng mà con người tự trang bị cho bản thân để giải quyết các vấn đề, các tình huống đặt ra trong đời sống thường nhật như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng sinh tồn... Kỹ năng sống được hình thành không phải một sớm một chiều mà cần có thời gian rèn luyện, bồi đắp qua thực tế, qua việc con người tiếp xúc, hành xử hằng ngày. + Kiến thức là những hiểu biết, những tri thức được lấy từ sách vở. Để có kiến thức, mỗi người phải không ngừng tiếp thu từ sách vở, tích lũy những hiểu biết về nhiều mặt của cuộc sống + “Việc rèn luyện kỹ năng sống cũng cần thiết như việc tích lũy kiến thức”: khẳng định vai trò và ý nghĩa quan trọng của việc trau dồi kỹ năng sống và tri thức, tránh lối sống lệch lạc, thiên về những kiến thức sách vở mà thiếu đi những kỹ năng đời thường. - Phân tích lí giải vấn đề: Tại sao rèn luyện kỹ năng sống cũng cần thiết như tích lũy kiến thức? Để giải quyết những tình huống trong đời sống, đạt đến những thành công trong sự nghiệp, con người không chỉ cần đến kiến thức. + Kiến thức là nền tảng hiểu biết, cần thiết cho việc giải quyết những vấn đề chuyên môn. Nhưng để đối phó với những vấn đề phát sinh vô cùng phong phú của đời sống, con người cần phải trang bị cho mình những kỹ năng sống khác. Bởi vì nếu chỉ có kiến thức mà không có kĩ năng sống, con người sẽ trở nên thụ động trong những kiến thức mình có mà không thể vận dụng nó vào thực tế cuộc sống. + Trang bị nhiều kỹ năng sống giúp con người luôn bình tĩnh, chủ động, xử lí nhanh nhạy, khéo léo trong mọi tình huống; kết nối, xây dựng và duy trì những mối quan hệ tốt đẹp; hoàn thiện năng lực, tính cách, khẳng định và nâng cao giá trị bản thân để có được thiện cảm trong mắt mọi người. D/C: Chẳng hạn, trong học tập, để có thể giải quyết tốt một bài tập nhóm được giao, mỗi học sinh không chỉ cần trang bị những kiến thức nền tảng mà còn cần phải có kỹ năng làm việc nhóm, tương tác với các bạn khác trong nhóm. + Cân bằng giữa kiến thức và kỹ năng sống giúp cuộc sống con người thêm ý nghĩa và có thể tạo ra nhiều giá trị thực sự trong cuộc sống. - Phê phán những lối sống lệch lạc, chỉ chú trọng vào những kiến thức sách vở mà thiếu đi những kỹ năng sống (căn bệnh lý thuyết, căn bệnh của nhiều sinh viên khi ra trường không có kinh nghiệm giải quyết những vấn đề thực tiễn của công việc và đời sống). - Bài học nhận thức – hành động: + Nhận thức: Kỹ năng sống có vai trò rất quan trọng đối với tất cả mọi người, nhất là giới trẻ. + Cách thức để trang bị kỹ năng sống: Bên cạnh thời gian dành cho học tập, tích lũy kiến thức sách vở, mỗi người cũng cần dành thời gian để tham gia các hoạt động xã hội, giao tiếp với những người xung quanh. Mỗi người cũng có thể tự trang bị kỹ năng sống bằng cách quan sát, học hỏi những điều hay, điều tốt từ những người xung quanh mình, tự trải nghiệm cuộc sống với những hoạt động như đi du lịch, tham gia các chương trình, hoạt động đoàn thể, cộng đồng. * Kết đoạn: Khẳng định việc tự trang bị kỹ năng sống là cần thiết. Câu nói đưa ra là một bài học vô cùng có ý nghĩa, đặc biệt đối với thế hệ trẻ ngày nay, khi mà những kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử dần bị coi nhẹ. |
0.25
0.5
0.5
0.25
0.25
0.25 |
||||
2 |
Yêu cầu về kỹ năng:HS phải biết sử dụng kỹ năng làm văn nghị luận văn học để viết bài văn hoàn chỉnh; lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, rõ ràng, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu. Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo một số ý cơ bản sau đây: |
|
|||
* Mở bài Giới thiệu tên bài thơ, tác giả và nếu cảm nghĩ chung của em về bài thơ. * Thân bài 1. Đặc sắc về chủ đề văn bản: - Chủ đề: Bài thơ “Hành quân giữa rừng xuân” đã trở tiếng lòng, tâm hồn, là những cảm nhận sâu sắc của ông về cuộc đời người lính. - Phân tích chủ đề a. Hình ảnh người lính hành quân giữa rừng xanh. - Âm thanh: Tiếng chim gù, tiếng suối: Rộn rã, tươi vui - Hình ảnh: Đẫm lá ngụy trang, vàng hoa mai: Màu sắc tươi sáng, thắp lên hi vọng về ngày toàn thắng. - Biện pháp nhân hóa “ngân nga tiếng suối”, ẩn dụ “mùa xuân”: chỉ mùa xuân của tuổi trẻ, mùa xuân của đát trời, mùa xuân của non sông, “tiền tuyến nở vàng hoa mai”: tin vui thắng lợi, sao vàng tung bay. -> Thiên nhiên tươi đẹp, con người lạc quan, cùng hòa tấu tạo nên bức tranh tươi vui, rạng rỡ, tràn đầy hi vọng. Hiện ra trên trang thơ, trong lòng người đọc hôm nay vẫn còn mãi bức tranh thiên nhiên góp nhặt, nâng niu từng chi tiết với đầy đủ âm thanh, màu sắc vô cùng thi vị, quyện vào nhau làm nền cho con người trên con đường hướng về tương lai đầy rạng rỡ, thắm thiết. b. Tâm tình người lính - Hình ảnh: Ba lô trên vai, tay súng: Ý chí và tấm lòng vác cả non sông trên lưng để chiến đấu chống giặc, cứu nước. - Tâm tư: Nhớ thương, mẹ ở quê nhà: Tình yêu thăm thẳm, chất chưa nỗi nhớ, lo lắng về mẹ già của người lính => Đáng quý, đáng trân trọng. -> Biện pháp ẩn dụ, so sánh (nhớ thương dài như mấy dặm đường xa xôi) nhấn mạnh tâm hồn cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ. c. Ý chí của người lính - Hình ảnh: Đêm mưa, ngày nắng: ẩm dụ những khó khăn, vất vả của người lính trên đường đánh giặc. - Lòng quyết tâm: Quân thù còn đó, ta đi chưa về: mạnh mẽ, ý chí sắt đá, lời thề sắt son với non sông, Tổ quốc. - Hình ảnh: Chim rừng thánh thót, bốn bề rừng xuân: Niềm hân hoan nối tiếp lên đường và hi vọng thắng lợi nối liền hành trình các anh đi. + Liên hệ với hình ảnh người lính trong các bài thơ như “Đồng chí” của Chính Hữu, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật… -> Khắc họa rõ nét tinh thần của những người lính trẻ đối với tổ quốc, non sông. 2. Đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ - Thể thơ: Thể thơ lục bát với âm điệu tha thiết, sâu lắng đã giúp cho nhà thơ diễn tả hiện thực và bộc lộ cảm xúc về cuộc đời người lính.
- Bút pháp: Bút pháp hiện thực - bi tráng nhưng không kém phần lãng mạn. Lê Anh Xuân thật tài tình khi sử dụng những hình ảnh về núi rừng, thiên nhiên tuyệt đẹp để nói lên khát vọng mãnh liệt của lính hành quân. - Ngôn ngữ và hình ảnh thơ: + Những những chi tiết, hình ảnh tuy giản đơn, mộc mạc nhưng chứa đựng tấm lòng, tình yêu thương to lớn của tác giả dành cho người lính, quê hương, đất nước và con người Việt Nam. + Hình ảnh thơ cô đọng, mộc mạc, giản dị, chân thực song rất lãng mạn. - Ngôn ngữ thơ hàm súc, súc tích, có khi dồn nén, giàu sức biểu cảm. -> Những sáng tạo độc đáo của bài thơ tạo nên nét riêng cho phong cách thơ Lê Anh Xuân. * Kết bài - Khẳng định lại giá trị của đoạn thơ. - Cảm xúc hoặc lời nhắn gửi tới mọi người. |
0.5
2.0
1.0
0.5 |
2. Đề ôn thi vào 10 môn Ngữ văn - Đề 2
Phần I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.
Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.
Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.
Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời.
(Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập 2, NXB
Giáo dục, 2015, tr.70 – 71)
Câu 1 (0.5 điểm) Xác định vấn đề chính của ngữ liệu trên ?
Câu 2 (0.5 điểm). Trong đoạn văn thứ nhất, người có tính khiêm tốn có biểu hiện như nào?
Câu 3. (1.0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp liệt kê được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất?
Câu 4. (1.0 điểm) Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói sau: “Tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước nhỏ giữa đại dương bao la”.
Câu 5. (1.0 điểm) Anh/chị có đồng tình với ý kiến: Dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi? Vì sao?
Phần II. LÀM VĂN (6.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm) : Từ những thông tin của văn bản phần đọc hiểu, anh / chị hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội (7-10 câu) bàn về “Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời”.
Câu 2 (4.0 điểm):
Em hãy phân tích bài thơ “Hành quân giữa rừng xuân” của Lê Anh Xuân
HÀNH QUÂN GIỮA RỪNG XUÂN
Rừng xa vọng tiếng chim gù,
Ngân nga tiếng suối, vi vu gió ngàn.
Mùa xuân đẫm lá nguỵ trang,
Đường ra tiền tuyến nở vàng hoa mai.
Ba lô nặng, súng cầm tay,
Đường xa biết mấy dặm dài nhớ thương.
Giờ này mẹ ở quê hương,
Cũng chừng đang dõi theo đường ta đi.
Đêm mưa, ngày nắng sá gì,
Quân thù còn đó, ta đi chưa về.
Chim rừng thánh thót bên khe,
Nhìn lên xanh biếc bốn bề rừng xuân.
(Trích tuyển tập “Thơ Lê Anh Xuân”, NXB Giáo dục, 1981)
Tri thức ngữ văn về tác giả.
Lê Anh Xuân (1940 - 1968) tên thật là Ca Lê Hiến, sinh ngày 5 tháng 6 năm 1940 tại quê hương Đồng Khởi - Bến Tre. Ông cũng là một chiến sĩ, hy sinh ngày 21 tháng 5 năm 1968 tại ấp Phước Quảng, xã Phước Lợi, huyện Cần Đước, tỉnh Long An trong một trận càn của quân đội Mỹ và đã được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Nhà nước và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vì những đóng góp to lớn của mình cho dân tộc. Các tác phẩm nổi tiếng: “Nhớ mưa quê hương” (1961), “Trở về quê nội” (1965), “Nguyễn Văn Trỗi” (Trường ca -1968) …
- Chúc các em làm bài tốt –
Mời các bạn xem đáp án và các đề tiếp theo trong file tải