Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Ôn tập vào lớp 10 môn Ngữ văn: Các dạng bài văn nghị luận

Các dạng bài văn nghị luận

Văn nghị luận là dạng văn thường xuất hiện trong các bài thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn. Để giúp các em nắm vững dạng văn này, VnDoc xin giới thiệu tài liệu Các dạng bài văn nghị luận thường gặp trong đề thi vào lớp 10. Tài liệu giúp các em củng cố kiến thức, luyện đề và rèn luyện kĩ năng thi vào lớp 10 môn Văn. Tài liệu gồm nhiều dạng văn nghị luận đa dạng phong phú để rèn luyện chuẩn bị tốt cho kì thi vào lớp 10 THPT sắp tới. Mời các bạn tham khảo chi tiết.

1. Nghị luận về một tư tưởng đạo lý

1. Đặc điểm

2. Nội dung

  • Vấn đề nhận thức: lí tưởng, mục đích sống, nghề nghiệp, ước mơ...
  • Vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách: lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng; tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn; thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi...
  • Vấn đề về các quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em...
  • Vấn đề về các quan hệ xã hội: tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn...
  • Vấn đề về cách ứng xử, đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống.

3. Hình thức

  • Dạng ngắn: Một câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn, châm ngôn, câu thơ...
  • Dạng dài: Một bài thơ/truyện ngắn mang ý nghĩa triết lí...

4. Cách làm bài

a) Mở bài:

  • Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận
  • Nêu vấn đề cần nghị luận ra (trích dẫn)
  • Phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận (có tính chuyển ý)

b) Thân bài:

* Bước 1: Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (...).

Tùy theo yêu cầu đề bài có thể có những cách giải thích khác nhau:

  • Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.
  • Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.
  • Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập.

* Lưu ý: Tránh sa vào cắt nghĩa từ ngữ (theo nghĩa từ vựng).

* Bước 2: Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (...)
Bản chất của thao tác này là giảng giải nghĩa lí của vấn đề được đặt ra để làm sáng tỏ tới cùng bản chất của vấn đề. Phần này thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao? (Vì sao?) Vấn đề được biểu hiện như thế nào? Có thể lấy những dẫn chứng nào làm sáng tỏ?

* Bước 3: Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến...):

  • Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế của vấn đề.
  • Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề đang bàn luận (...)
  • Mở rộng vấn đề

* Bước 4: Rút bài học nhận thức và hành động

  • Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm, ... (Thực chất trả lời câu hỏi: từ vấn đề bàn luận, hiểu ra điều gì? Nhận ra vấn đề gì có ý nghĩa đối với tâm hồn, lối sống bản thân?...)
  • Bài học hành động – Đề xuất phương châm đúng đắn, phương hướng hành động cụ thể (Thực chất trả lời câu hỏi: Phải làm gì? ...)

c) Kết bài:

  • Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài (...)
  • Lời nhắn gửi đến mọi người (...)

5. Luyện tập

Đề bài: Nêu suy nghĩ của em về câu nói: Theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu nói: Theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

Đam mê: khao khát, ý muốn của con người muốn đạt được một mục tiêu nào đó, được làm nghề gì đó hoặc trở thành người như nào đó.

b. Phân tích

Người có đam mê mới có động lực làm việc, học tập và cống hiến cho xã hội. Khi mỗi con người trên con đường thực hiện đam mê của mình cũng chính là đóng góp cho xã hôi, cho đất nước phát triển.

Khi có đam mê, chúng ta mới có sự kiên trì, nhẫn nại để vươn lên, vượt qua những khó khăn gian khổ để hướng đến thành công. Đam mê không chỉ giúp con người sống tốt hơn mà còn khiến cho chúng ta rèn luyện, tích lũy cho bản thân mình nhiều giá trị tốt đẹp.

Người sống có đam mê sẽ thấy cuộc sống tươi đẹp hơn, nhiều màu sắc hơn.

c. Chứng minh

Học sinh lấy dẫn chứng về những con người sống có đam mê nổi bật, tiêu biểu mà được nhiều người biết đến.

d. Phản đề

Trong xã hội vẫn còn nhiều người sống không có đam mê, ước mơ, hoài bão, vô cảm hoặc có đam mê nhưng không cố gắng thực hiện mà chỉ hão huyền, viển vông về một cuộc sống tốt đẹp hơn → những người này đáng bị phê phán, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: câu nói: Theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn; và rút ra bài học cho bản thân.

Đề bài: Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu ngạn ngữ Hi Lạp: "Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào".

DÀN Ý THAM KHẢO

1. Giải thích:

  • Học hành là quá trình học và thực hành để mở mang kiến thức, nâng cao trình độ hiểu biết của mỗi người.
  • Rễ đắng và quả ngọt là hình ảnh ẩn dụ chỉ công lao học hành và kết quả học tập.
  • Câu ngạn ngữ thể hiện nhận thức sâu sắc về qui luật của học vấn và vai trò quan trọng của việc học hành đối với mỗi người.

2. Phân tích – Chứng minh.

Ý 1: Học hành có những chùm rễ đắng cay

  • Việc học đòi hỏi tốn thời gian, công sức, trải qua cả một quá trình.
  • Quá trình học tập có những khó khăn, vất vả, gian nan: chiếm lĩnh tri thức, luyện tập, thực hành... Để có thể giỏi giang, thành công đòi hỏi phải từng bước chinh phục những bậc thang học vấn.
  • Quá trình học tập có khi phải trải qua những thất bại, phải nếm vị cay đắng: điểm kém, bị quở mắng, thi hỏng....

Ý 2: Vị ngọt của quả tri thức hái được từ việc học hành

  • Vị ngọt của kết quả học tập trước hết là người học được nâng cao hiểu biết của bản thân, giàu có hơn về tri thức và tâm hồn, tự tin hơn trong cuộc sống.
  • Thành quả học tập mang lại niềm vui, niềm tự hào cho bản thân và gia đình. thầy cô giáo, nhà trường, quê hương...
  • Thành công trong học tập cũng chắp cánh cho những ước mơ, khát vọng mới trên con đường lập nghiệp.
  • Phải biết chấp nhận đắng cay trong giai đoạn đầu để sau đó hưởng thành quả tốt đẹp lâu dài.

* Dẫn chứng:

  • Ê-đi-xơn phải trải qua hàng nghìn thí nghiệm, phải tìm tòi không ngừng để phát minh ra bóng đèn điện.
  • Măc-xim Gorki phải kiếm sống đủ thứ nghề vất vả nhưng không nguôi khát vọng học tập. Bằng con đường tự học đầy gian truân, say mê đọc sách tiếp cận ánh sáng văn minh nhân loại và trở thành nhà văn vĩ đại của nhân loại. (Bút danh: Gor-ki có nghĩa là cay đắng)
  • Mạc Đĩnh Chi bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để lấy ánh sáng đọc sách, sau đỗ trạng nguyên.

3. Đánh giá – mở rộng

  • Câu nói bao hàm một nhận thức đúng đắn, một lời khuyên tích cực: nhận thức được quá trình chiếm lĩnh tri thức, mỗi người cần có bản lĩnh, chủ động vượt qua khó khăn để thu nhận được thành quả tốt đẹp trong học tập.
  • Trong thực tế, nhiều người lười biếng không chịu khó học hỏi, trau dồi kiến thức, không biết biến nhựa đắng thành quả ngọt dâng cho đời; hay có những người ỷ lại người khác, không nỗ lực, dẫn đến những hành động gian lận, không trung thực trong học tập
  • Kết quả học tập nếu không từ công sức bản thân sẽ không bền, sẽ có lúc phải trả giá, sẽ trở thành kẻ kém cõi trong cái nhìn của mọi người.

4. Bài học:

* Nhận thức: xem câu ngạn ngữ là phương châm nhắc nhở, động viên bản thân trong quá trình học tập.

* Hành động: rèn ý thức vươn lên trong học tập, không đầu hàng gian nan thử thách, luôn hướng tới những ước mơ, khát vọng hái quả ngọt từ học vấn để thành công.

Đề bài: Anh / chị nghĩ như thế nào về câu nói:

“Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”

(Trích Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm)

DÀN Ý THAM KHẢO

  1. Giải thích:

– Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội.

– Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng thử thách, gian nan.

  1. Phân tích – chứng minh:

Ý 1: Đời người cần trải qua những thử thách để trưởng thành:

Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp. Trong cuộc chiến tranh vệ quốc, họ sống thật đẹp và hào hùng. (Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc, Nguyễn Viết Xuân “nhằm thẳng quân thù mà bắn”…)

– Trong gian khó, con người được rèn luyện như thép được tôi trong lửa; thực tế gian nan giúp con người hình thành được nhiều phẩm chất đáng quý: ý chí, nghị lực, bản lĩnh, sáng tạo, năng động,v.v…

Ý 2: Không cúi đầu trước giông tố, vẻ đẹp nhân cách con người tỏa sáng:

– Dù trong hoàn cảnh nào, khi con người không cúi đầu trước thử thách, con người sẽ trưởng thành và nhân cách sẽ tỏa sáng (Ngô Bảo Châu và công trình nghiên cứu về Bổ đề cơ bản…, )

– Không cúi đầu trước gian khó, trước hết con người phải vượt lên chính mình, chiến thắng bản thân, xông xáo năng động trong cuộc sống. Đó cũng là sống đẹp.

* Dẫn chứng:

– Thực tế học tập, lao động của lớp trẻ hiện nay có bao tấm gương sống đẹp:

+ Những thủ khoa đại học nhà nghèo vượt khó:

°Lê Minh Khiết – HS trương THPT chuyên Lê Khiết ( Quảng Ngãi) với hattrick thủ khoa: Thủ khoa Tốt nghiệp THPT (56 điểm), thủ khoa Đại học Ngoại thương TPHCM (28,5 điểm), thủ khoa Đại học Y dược TPHCM (29,5 điểm).

°Vũ Văn Thanh,HS trường THPT Tô Hiệu, huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) nhà nghèo, vừa đi học vừa làm thêm phụ hồ để có tiền phụ giúp gia đình và trang trải việc học, tự học và đỗ hai trường đại học: đỗ thủ khoa Đại học Hải Phòng và đỗ Đại học Ngoại thương (cơ sở Hà Nội).

+ Những người chiến đấu với căn bệnh nan y để sống có ích thật đáng khâm phục…:

°Sự kiện tại TPHCM, với chủ đề “Vượt lên và chiến thắng”, 150 bệnh nhân ung thư đã tham gia thi đá bóng để chiến đấu với bệnh tật. Dù không thể bước nhanh hơn, dù các đấu thủ đã hoàn tất phần thi, một bệnh nhân 60 tuổi vẫn không bỏ cuộc và chia sẻ: “Tôi không thi để thắng thua với người khác, tôi chỉ muốn chiến thắng bản thân mình”.

  1. Bình luận:

– Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: sống không sợ gian nan, thử thách, phải có nghị lực và bản lĩnh. Câu nói ngắn gọn nhưng cô đúc, có nghĩa giáo dục sâu sắc đối với thế hệ trẻ.

– Phê phán lối sống hèn nhát, cầu an, ngại khó…

  1. Bài học:

* Nhận thức: Gian nan là thử thách của cuộc đời, con người được tôi luyện trong thử thách sẽ trưởng thành.

* Hành động: dám nghĩ – dám làm, phải năng động, phải rèn luyện tu dưỡng những phẩm chất cần có ở những con người của thời đại mới có khả năng vượt qua mọi thử thách để thành công.

ĐỀ BÀI: Trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến sau: “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa” (Sách Dám thành công)

DÀN Ý THAM KHẢO

  1. Giải thích câu nói:

– Niềm tin vào bản thân: Đó là niềm tin vào chính mình, tin vào năng lực, trí tuệ, phẩm chất, giá trị của mình trong cuộc sống. Đó còn là mình hiểu mình và tự đánh giá được vị trí, vai trò của mình trong các mối quan hệ của cuộc sống.

– Khi đánh mất niềm tin là ta đánh mất tất cả. – đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác.

Câu nói là lời nhắc nhở mỗi chúng ta hãy có niềm tin vào bản thân. Đó cũng là bản lĩnh, là phẩm chất, là năng lực của mỗi người, là nền tảng của niềm yêu sống và mọi thành công.

  1. Phân tích, chứng minh:

(Vì sao đánh mất niềm tin vào bản thân là sẽ đánh mất nhiều thứ quý giá khác?)

Ý 1: Niềm tin vào bản thân là niềm tin cần thiết nhất trong mọi niềm tin.

– Niềm tin vào bản thân không chỉ đem lại niềm tin yêu cuộc sống, yêu con người, hi vọng vào những gì tốt đẹp mà còn là nền tảng của mọi thành công.

– Để có được thành công, có cuộc sống tốt đẹp, con người phải biết dựa vào chính bản thân mình chứ không phải dựa vào ai khác, khách quan chỉ là điều kiện tác động, hỗ trợ chứ không phải là yếu tố quyết định thành công.

Ý 2: Đánh mất niềm tin hoặc không tin vào chính khả năng của mình thì con người sẽ không có ý chí, nghị lực để vươn lên

– “Thiếu tự tin là nguyên nhân của phần lớn thất bại” (Bovee). Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, đầy những dư vị đắng cay, ngọt ngào, hạnh phúc và bất hạnh, thành công và thất bại, và có những lúc sa ngã, yếu mềm… Nếu con người không có ý chí, nghị lực, niềm tin vào bản thân sẽ không đủ bản lĩnh để vượt qua, không khẳng định được mình, mất tự chủ, dần buông xuôi, rồi dẫn đến đánh mất chính mình.

– Khi đã đánh mất chính mình là đánh mất tất cả, trong đó có những thứ quý giá như: tình yêu, hạnh phúc, cơ hội… thậm chí cả sự sống của mình. Vì vậy, con người biết tin yêu vào cuộc sống, tin vào sức mạnh, khả năng của chính mình, biết đón nhận những thử thách để vượt qua, tất yếu sẽ đạt đến bến bờ của thành công và hạnh phúc.

Ý 3: Niềm tin vào bản thân giúp con người vượt lên mọi thử thách và trưởng thành:

– Trong cuộc sống, có biết bao con người không may mắn, họ phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách, bất hạnh. Nhưng càng khó khăn, bản lĩnh của họ càng vững vàng. Họ tin vào ý chí, nghị lực, khả năng của bản thân và họ đã vượt lên, chiến thắng tất cả.

  1. Đánh giá – mở rộng:

– Ý kiến chứa đựng một triết lí nhân sinh sâu sắc, hướng con người biết nhận ra và có ý thức gìn giữ chân giá trị của cuộc sống

Phê phán: Trong thực tế cuộc sống, có những người mới va vấp, thất bại lần đầu nhưng không làm chủ được mình, không tin vào mình có thể gượng dậy mà từ đó dẫn đến thất bại:

+ Một học sinh nhút nhát, e sợ, không tin vào năng lực bản thân mình khi đi thi sẽ dẫn đến làm bài không tốt. Cũng có những học sinh thi trượt, tỏ ra chán nản, không còn niềm tin vào bản thân, dễ bỏ cuộc nên sẽ khó có được thành công.

+ Một người khi làm việc, không tự tin vào mình, không có chính kiến của mình mà phải thực hiện theo ý kiến tham khảo của nhiều người khác thì dẫn đến tình trạng “đẽo cày giữa đường”, “lắm thầy thối ma”.

+ Có những người từ nhỏ được sống trong nhung lụa, mọi việc đều có người giúp việc hoặc bố mẹ lo , khi gặp khó khăn họ có thể làm chủ được bản thân, tự mình độc lập để vượt qua?

  1. Bài học:

* Nhận thức:

– Tự tin, khiêm tốn, cẩn trọng là những đức tính đáng quý của con người. Nó dẫn con người ta đến bến bờ thành công và được mọi người quý trọng.

– Tuy nhiên, đừng quá tự tin vào bản thân mình mà dẫn đến chủ quan, đừng quá tự tin mà bước sang ranh giới của tự kiêu, tự phụ sẽ thất bại.

* Hành động:

– Học sinh, sinh viên, những người trẻ tuổi phải luôn tự đặt câu hỏi cho mình: phải làm gì để xây dựng niềm tin trong cuộc sống?

– Phải cố gắng học tập và rèn luyện tư cách đạo đức tốt. Việc học phải đi đôi với hành, dám nghĩ, dám làm, tự tin, yêu đời, yêu cuộc sống. Phải biết tránh xa các tệ nạn xã hội, phải luôn làm chủ bản thân.

ĐỀ BÀI: Trình bày suy nghĩ của mình về câu nói: “Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn”.

DÀN Ý THAM KHẢO

  1. Giải thích câu nói:

– Ước mơ: là điều tốt đẹp ở phía trước mà con người tha thiết, khao khát, ước mong hướng tới, đạt được.

– Có người đã ví: “Ước mơ giống như ngọn hải đăng, chúng ta là những con thuyền giữa biển khơi bao la, ngọn hải đăng thắp sáng giúp cho con thuyền của chúng ta đi được tới bờ mà không bị mất phương hướng”. Sự ví von quả thật chí lí, giúp người ta hiểu rõ, hiểu đúng hơn về ước mơ của mình.

– Ước mơ đủ lớn: là ước mơ khởi đầu từ điều nhỏ bé, trải qua một quá trình nuôi dưỡng, phấn đấu, vượt những khó khăn trở ngại để trở thành hiện thực.

– Câu nói: đề cập đến ước mơ của mỗi con người trong cuộc sống. Bằng ý chí, nghị lực và niềm tin, ước mơ của mỗi người sẽ “đủ lớn”, trở thành hiện thực.

  1. Phân tích, chứng minh:

Có phải “Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn”?

Ý 1: Ước mơ của mỗi người trong cuộc đời cũng thật phong phú.

– Có những ước mơ nhỏ bé, bình dị, có những ước mơ lớn lao, cao cả…

– Có ước mơ vụt đến rồi vụt đi; ước mơ luôn đồng hành cùng đời người; ước mơ là vô tận.

– Thật tẻ nhạt, vô nghĩa khi cuộc đời không có những ước mơ.

Ý 2: Ước mơ cũng như một cái cây- phải được ươm mầm rồi trưởng thành.

– Một cây sồi cổ thụ cũng phải bắt đầu từ một hạt giống được gieo và nảy mầm rồi dần lớn lên. Như vậy, ước mơ đủ lớn nghĩa là ước mơ bắt đầu từ những điều nhỏ bé và được nuôi dưỡng dần lên.

– Nhưng để ước mơ lớn lên, trưởng thành thì không dễ dàng mà có được. Nó phải trải qua bao bước thăng trầm, thậm chí phải nếm mùi cay đắng, thất bại. Nếu con người vượt qua được những thử thách, trở ngại, kiên trung với ước mơ, khát vọng, lí tưởng của mình thì sẽ đạt được điều mình mong muốn.

* Dẫn chứng:

+ Ước mơ của chủ tịch Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho dân mình. Trải qua bao gian khổ khó khăn và hi sinh, Người đã theo đuổi đến cùng điều mình mơ ước ước mơ đó đã trở thành hiện thực.

+ Nhiều nhà tư tưởng lớn, những nhà khoa học cho đến những người bình dân, thậm chí những thân thể khuyết tật… vẫn vươn tới, đạp bằng mọi khó khăn, cản trở trong cuộc sống để đạt được mơ ước của mình

Ý 3: Nhưng cũng có những ước mơ thật nhỏ bé, bình dị thôi mà cũng không dễ đạt được:

– Những em bé bị mù, những em bé tật nguyền do chất độc da cam, những em bé mắc bệnh hiểm nghèo… vẫn hằng ấp ủ những mơ ước, hi vọng.

– Nhưng cái chính là họ không bao giờ để cho ước mơ của mình lụi tàn hoặc mất đi.

Ý 4: Ước mơ không đến với những con người sống không lí tưởng, thiếu ý chí, nghị lực, lười biếng, ăn bám…

  1. Đánh giá – mở rộng:

– Lời bài hát “Ước mơ” cũng là lời nhắc nhở chúng ta: “Mỗi người một ước mơ, nhỏ bé mà lớn lao trong cuộc đời, ước mơ có thể thành, có thể không…”. Thật đúng vậy, mỗi một con người tồn tại trên cõi đời này phải có riêng cho mình ước mơ, hi vọng, lí tưởng, mục đích sống của đời mình.

– Phê phán: Ước mơ có thể thành, có thể không như ta phải biết giữ lòng tin với những ước mơ của mình . Nếu sợ ước mơ bị thất bại mà không dám ước mơ, hay không đủ ý chí, nghị lực mà nuôi dưỡng ước mơ “đủ lớn” thì thật đáng tiếc, đáng phê phán. Cuộc đời sẽ chẳng đạt được điều gì mình mong muốn và sống như thế thật tẻ nhạt, vô nghĩa.

  1. Bài học:

* Nhận thức: Nếu cuộc đời là chiếc thuyền thì ước mơ là ngọn hải đăng. Thuyền dẫu gặp nhiều phong ba, ngọn hải đăng sẽ là niềm tin, ánh sáng chỉ phương hướng cho thuyền. Mất ngọn hải đăng, con thuyền biết đi đâu về đâu? Vì thế, hai chữ “ước mơ” thật đẹp, thật lớn lao.

* Hành động:

– Mỗi người chúng ta hãy nuôi dưỡng cho mình một ước mơ, hi vọng. Nếu ai đó sống không có ước mơ, khát vọng thì cuộc đời tẻ nhạt, vô nghĩa biết nhường nào!

– Phải không ngừng học tập, rèn ý chí, trau dồi kĩ năng sống để biết ước mơ và biến ước mơ thành hiện thực.

Soạn bài: Nghị luận về một về vấn đề tư tưởng, đạo lý

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ

  1. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Thực hiện các yêu cầu sau đây để hiểu thế nào là một bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

  1. Đọc văn bản sau và cho biết nó bàn về vấn đề gì.

TRI THỨC LÀ SỨC MẠNH

Nhà khoa học người Anh Phơ-răng-xít Bê-cơn (thế kỉ XVI – XVII) đã nói một câu nổi tiếng: “Tri thức là sức mạnh”. Sau này Lê-nin, một người thầy của cách mạng vô sản thế giới, lại nói cụ thể hơn: “Ai có tri thức thì người ấy có được sức mạnh”. Đó là một tư tưởng rất sâu sắc. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu được tư tưởng ấy.

Tri thức đúng là sức mạnh. Người ta kể rằng, có một máy phát điện cỡ lớn của công ti Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm nhiều kĩ sư họp 3 tháng liền tìm không ra nguyên nhân. Người ta phải mời đến chuyên gia Xten-mét-xơ. Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Công ti phải trả cho ông 10 000 đô la. Nhiều người cho Xten-mét-xơ là tham, bắt bí để lấy tiền. Nhưng trong giấy biên nhận, Xten-mét-xơ ghi: “Tiền vạch một đường thẳng là 1 đô la. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá: 9 999 đô la.”. Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi. Thử hỏi, nếu không biết cách chữa thì cỗ máy kia có thể thoát khỏi số phận trở thành đống phế liệu được không!?

Tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng. Bác Hồ của chúng ta sau chuyến đi Pháp năm 1946 trở về đã thu hút được nhiều nhà tri thức Việt Nam danh tiếng đi theo kháng chiến như kĩ sư Trần Đại Nghĩa, tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên, các bác sĩ Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Ngữ, nhà toán học Tạ Quang Bửu,… Các nhà trí thức ấy đã đem tri thức của mình mà xây dựng các ngành quân giới, giáo dục, y tế,… góp phần to lớn đưa cuộc kháng chiến đến thành công. Trong cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, các giáo sư Đàm Trung Đồn, Vũ Đình Cự đã huy động tri thức góp phần phá huỷ lôi nổ chậm của địch, khai thông bến cảng. Và ngày nay, các nhà khoa học nông nghiệp như Bùi Huy Đáp, Vũ Tuyên Hoàng,… đã lai tạo giống lúa mới, góp phần tăng sản lượng nông nghiệp, làm cho nước ta không chỉ có đủ lương thực mà còn trở thành một trong những nước đứng hàng đầu về xuất khẩu gạo thế giới.

Tri thức có sức mạnh to lớn như thế nhưng đáng tiếc là còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức. Họ coi mục đích của việc học chỉ là để có mảnh bằng mong sau này tìm việc kiếm ăn hoặc thăng quan tiến chức. Họ không biết rằng, muốn biến nước ta thành một quốc gia giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, sánh vai cùng các nước trong khu vực và thế giới cần phải có biết bao nhiêu nhà trí thức tài năng trên mọi lĩnh vực!

(Hương Tâm)

Gợi ý: Bài văn bàn về vấn đề vai trò của tri thức và người trí thức trong đời sống xã hội.

  1. Nêu bố cục của văn bản Tri thức là sức mạnh và chỉ ra nội dung chính của từng phần.

Gợi ý: Có thể chia văn bản Tri thức là sức mạnh thành 3 phần:

- Phần mở bài (đoạn mở đầu): đặt vấn đề “tri thức là sức mạnh”;

- Phần thân bài (hai đoạn tiếp): Chứng minh tri thức đúng là sức mạnh trong công việc và khẳng định tri thức là sức mạnh cách mạng.

- Phần kết bài (đoạn còn lại): Phê phán những người chưa biết quý trọng tri thức và sử dụng tri thức không đúng mục đích.

  1. Tìm những câu mang luận điểm chính của bài văn Tri thức là sức mạnhvà nhận xét về cách diễn đạt luận điểm của người viết.

Gợi ý: - Các câu mang luận điểm:

+ Các câu trong đoạn mở bài;

+ “Tri thức đúng là sức mạnh.” ; “Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi.”;

+ “Tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng.”;

+ “Tri thức có sức mạnh to lớn như thế nhưng đáng tiếc là còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức.”; “Họ không biết rằng, muốn biến nước ta thành một quốc gia giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, sánh vai cùng các nước trong khu vực và thế giới cần phải có biết bao nhiêu nhà trí thức tài năng trên mọi lĩnh vực!”.

- Các luận điểm được trình bày rõ ràng, thuyết phục, thể hiện được luận điểm chung: Tri thức là sức mạnh.

  1. Văn bản Tri thức là sức mạnh chủ yếu sử dụng phép lập luận nào? Nhận xét về sức thuyết phục của phép lập luận ấy trong văn bản.

Gợi ý: Văn bản chủ yếu sử dụng phép lập luận chứng minh. Từ những dẫn chứng cụ thể, người viết khẳng định sự đúng đắn của tư tưởng “Tri thức là sức mạnh” và “Ai có tri thức thì người ấy có được sức mạnh”, qua đó phê phán những người không biết quý trọng tri thức, sử dụng tri thức sai mục đích và đề cao vai trò của tri thức đối với sự phát triển của đất nước.

  1. So sánh đặc điểm của bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí với bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Từ đó rút ra nhận xét về điểm khác nhau giữa hai dạng bài nghị luận này.

Gợi ý:

- Bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng cuộc sống: Từ một sự việc, hiện tượng đời sống, người viết nêu ra vấn đề mang ý nghĩa tư tưởng, đạo lí.

- Bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đao lí: Bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích… làm sáng tỏ, một vấn đề tư tưởng, đạo lí, chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của nó; qua đó khẳng định tư tưởng của người viết.

  1. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
  2. Văn bản dưới đây thuộc loại nghị luận nào?

THỜI GIAN LÀ VÀNG

Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá trị mà thời gian là vô giá.

Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.

Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.

Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hoá đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.

Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.

Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.

(Phương Liên)

Gợi ý: Văn bản Thời gian là vàng thuộc loại bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.

  1. Văn bản Thời gian là vàng nghị luận về vấn đề gì? Hãy chỉ ra hệ thống luận điểm chính của bài văn này.

Gợi ý: Văn bản nghị luận về giá trị của thời gian. Giá trị của thời gian được làm rõ qua các luận điểm:

- Thời gian là sự sống

- Thời gian là thắng lợi

- Thời gian là tiền

- Thời gian là tri thức

  1. Trong văn bản Thời gian là vàng, người viết chủ yếu sử dụng phép lập luận nào?

Gợi ý: Người viết sử dụng phép lập luận phân tích và chứng minh.

  1. Nhận xét về sức thuyết phục của cách lập luận trong bài văn Thời gian là vàng.

Gợi ý: Người viết đã phân tích giá trị của thời gian thành các luận điểm (Thời gian là sự sống – Thời gian là thắng lợi – Thời gian là tiền – Thời gian là tri thức). Các luận điểm này lại được chứng minh bằng những dẫn chứng từ thực tiễn. Mạch triển khai lập luận của bài văn đơn giản nhưng cô đọng, sáng rõ và chặt chẽ.

CHUYÊN ĐỀ 1

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI - GV PHAN DANH HIẾU Thầy Phan Danh Hiếu

Chủ biên nhiều cuốn sách tham khảo Ngữ Văn

PHẦN I: TÌM HIỂU CHUNG

KHÁI QUÁT

Nghị luận Xã Hội là dạng đề thi có mặt bắt đầu từ kỳ thi ĐH – CĐ năm 2009 và trở thành một dạng đề thi ĐH – CĐ không thể thiếu trong những năm tiếp theo. Dạng đề thi này kiểm tra về kỹ năng, vốn sống của thí sinh; kiểm tra mức độ hiểu biết của thí sinh về xã hội nói chung. Trên cơ sở đó nhằm giáo dục nhân cách cho lớp trẻ. Sự thay đổi về khâu ra đề này đã mang đến một câu hỏi khá thú vị để các thí sinh có quyền được nói lên những suy nghĩ của mình về cuộc sống, về những tâm tư tình cảm của mình thông qua một bài văn nghị luận.

Đã nhiều năm làm quen với dạng đề thi này nhưng nó vẫn còn quá khó đối với nhiều thí sinh. Bởi vốn sống của các em chưa nhiều, ngôn ngữ diễn đạt còn hạn chế, khi làm bài thì nghĩ gì trong đầu là viết nấy chứ không biết cách lập luận.

Nhằm mang đến cho các em có thêm hiểu biết và có thêm kỹ năng làm bài dạng đề này, thầy Phan Danh Hiếu biên soạn cuốn sách KỸ NĂNG LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI. Mong rằng cuốn sách NHỎ mà ý nghĩa LỚN sẽ mang đến cho các em cách tiếp cận và học thật tốt dạng đề thi này để đáp ứng các bài kiểm tra tập trung tại trường , thi Tốt Nghiệp và Đại Học – Cao Đẳng.

@ CÁC DẠNG ĐỀ THI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI THƯỜNG GẶP

* Nghị luận về một hiện tượng đời sống:

Hiện tượng tốt có tác động tích cực (tiếp sức mùa thi, hiến máu nhân đạo…)

Hiện tượng xấu có tác động tiêu cực (Bạo lực học đường, tai nạn giao thông…)

Dạng đề thi nghị luận về một mẩu tin tức báo chí.

* Nghị luận về một tư tưởng đạo lý:

Tư tưởng mang tính nhân văn (lòng dũng cảm, khoan dung, ý chí nghị lực…)

Tư tưởng phản nhân văn (ích kỷ, vô cảm, thù hận, dối trá…)

Nghị luận về hai mặt tốt xấu trong một vấn đề (đề thi ĐH – CĐ từ 2009 – 2012)

Dạng đề có tính chất đối thoại, bàn luận, trao đổi (Dạng đề thi năm 2013)

Dạng đề về vấn đề đặt ra trong mẩu truyện nhỏ hoặc đoạn thơ.

* Những dạng đề thi ở trên đều được Thầy cụ thể hóa bằng những cấu trúc (giống như công thức Toán học, Vật lý) để các em áp dụng vào đó mà làm bài. Việc áp dụng cấu trúc cho từng dạng đề thi như đã nói ở trên là giúp cho các em không viết lan man, dài dòng… mà định hướng đúng vào yêu cầu của đề, đúng đáp án. Vì thế, việc học thuộc lòng cấu trúc cũng là một điều cần thiết.

III. NHỮNG VẤN ĐỀ LƯU Ý

  1. Đọc kỹ đề

Đọc kỹ đề là yêu cầu đầu tiên vì đọc kỹ đề giúp ta hiểu rõ yêu cầu của đề, phân biệt được tư tưởng đạo lý hay hiện tượng đời sống. Đọc kỹ đề, gạch chân dưới từ, cụm từ quan trọng để giải thích và xác lập luận điểm cho toàn bài. Từ đó có định hướng đúng mà viết bài cho tốt.

  1. Lập dàn ý

Lập dàn ý là khâu rất quan trọng. Lập dàn ý giúp ta kiểm soát được hệ thống ý, không sót ý nào khi làm bài. Lập dàn ý còn cho ta thấy được hệ thống ý của toàn bài, từ đó sẽ dễ viết hơn, ý cũng không lan man, dài dòng.

  1. Dẫn chứng phải phù hợp

Không lấy những dẫn chứng chung chung sẽ không tốt cho bài làm. Dẫn chứng phải có tính thực tế và thuyết phục (người thật, việc thật). Đưa dẫn chứng phải thật khéo léo và phù hợp (tuyệt đối không kể lể dài dòng)

  1. Lập luận chặt chẽ, lời văn cô đọng, hàm súc

Lời văn, câu văn, đoạn văn viết phải cô đúc, ngắn gọn. Lập luận phải chặt chẽ. Cảm xúc trong sáng, lành mạnh. Để bài văn thấu tình đạt lý thì phải thường xuyên tạo lối viết song song (đồng tình, không đồng tình; ngợi ca, phản bác…). Hay bắt đầu bằng những từ ngữ: Tuy nhiên bên cạnh đó; Nhưng vấn đề khác được đặt ra ở đây là; Mặt trái của vấn đề ít ai biết đến là; …

  1. Rút ra bài học nhận thức và hành động

Bất kỳ một đề thi nào cũng vì một mục đích là giáo dục nhân cách cho lớp trẻ, vì vậy bản thân em sau khi phân tích, chứng minh, bàn luận… thì phải rút ra cho mình bài học. Thường bài học cho bản thân bao giờ cũng gắn liền với mấy chữ: rèn luyện nhân cách cao đẹp, đấu tranh loại bỏ những thói xấu ra khỏi bản thân, học tập lối sống…

  1. Độ dài phù hợp với bài thi ĐH – CĐ

Viết khoảng 3 trang giấy thi là vừa đủ cho 600 từ như yêu cầu của đề bài. Không viết quá dài dòng, lan man sẽ gây khó chịu cho người chấm (Ảnh hưởng những câu sau)

PHẦN II

CẤU TRÚC ĐỀ THI VÀ TỪNG DẠNG ĐỀ CỤ THỂ

NGHỊ LUẬN VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ

  1. KHÁI NIỆM

* Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, quan điểm nhân sinh (như các vấn đề về nhận thức; về tâm hồn nhân cách; về các quan hệ gia đình xã hội, cách ứng xử; lối sống của con người trong xã hội…)

* Về cách làm loại đề này, trước hết phải giới thiệu khái quát tư tưởng, đạo lý cần nghị luận. Nêu ý chính hoặc câu nói về tư tưởng, đạo lý mà đề bài đưa ra. Phần thân bài có nhiều luận điểm.

  • Luận điểm 1, cần giải thích rõ nội dung tư tưởng đạo lý; giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có); rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý; quan điểm của tác giả qua câu nói (thường dành cho đề bài có tư tưởng, đạo lý được thể hiện gián tiếp qua câu danh ngôn, tục ngữ, ngạn ngữ…).
  • Luận điểm 2, phân tích và chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lý (thường trả lời câu hỏi tại sao nói như thế? Dùng dẫn chứng cuộc sống xã hội để chứng minh. Từ đó chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống xã hội).
  • Luận điểm 3, bình luận mở rộng vấn đề; bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý vì có những tư tưởng, đạo lý đúng trong thời đại này nhưng còn hạn chế trong thời đại khác, đúng trong hoàn cảnh này nhưng chưa thích hợp trong hoàn cảnh khác; dẫn chứng minh họa.

* Rút ra bài học nhận thức và hành động. Đây là vấn đề cơ bản của một bài nghị luận bởi mục đích của việc nghị luận là rút ra những kết luận đúng để thuyết phục người đọc áp dụng vào thực tiễn đời sống.

* Phần kết bài nêu khái quát đánh giá ý nghĩa tư tưởng đạo lý đã nghị luận.

* TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN

* TƯ TƯỞNG PHẢN NHÂN VĂN

I. MỞ BÀI: nêu vấn đề

I. MỞ BÀI: nêu vấn đề

II. THÂN BÀI

II. THÂN BÀI

1. Giải thích: nếu là câu nói , ý kiến có hai vế thì giải thích hai vế rồi giải thích cả câu.

1. Giải thích: nếu là câu nói , ý kiến có hai vế thì giải thích hai vế rồi giải thích cả câu.

2. Bàn luận

a. Tác dụng ý nghĩa của tư tưởng (chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích … để chỉ ra chỗ đúng)

b. Phê phán, bác bỏ tư tưởng trái ngược.

2. Bàn luận

a. Tác hại của tư tưởng (chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích … để chỉ ra chỗ sai)

b. Biểu dương, ngợi ca tư tưởng nhân văn đối lập với phản nhân văn đã phân tích ở trên.

3. Bài học nhận thức và hành động

– Về nhận thức ta có: đúng hay sai?

– Về hành động ta cần: cần làm gì?

3. Bài học nhận thức và hành động.

– Về nhận thức ta có: đúng hay sai?

– Về hành động ta cần: cần làm gì?

III. KẾT BÀI: đánh giá chung về vấn đề

III. KẾT BÀI: đánh giá chung về vấn đề.

* CỤ THỂ HÓA NỘI DUNG BẰNG DÀN BÀI SAU:

@ DẠNG ĐỀ BÀN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ MANG TÍNH NHÂN VĂN CAO ĐẸP

* Ví dụ: lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí nghị lực, tôn sư trọng đạo… Đề thi thường ra dưới dạng một ý kiến, một câu nói, một hay vài câu thơ hoặc tục ngữ, ngạn ngữ…

* Ta làm bài theo cấu trúc sau:

  1. MỞ BÀI

* Trong trường hợp là đề yêu cầu bàn về một câu nói, một ý kiến thì chúng ta nêu nội dung của ý kiến (hoặc…) rồi dẫn ý kiến vào.

Ví dụ:

Đề ra: Viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”

Ta mở bài như sau: (thường dùng kiểu đối lập trong mở bài )

Cuộc sống quanh ta có biết bao nhiêu là khó khăn và thử thách. Nếu hèn nhát và yếu đuối chắc chắn ta sẽ thất bại nhưng nếu có ý chí và nghị lực thì chắc chắn ta sẽ đạp bằng mọi gian khó để vươn đến thành công. Có lẽ đó cũng chính là ý nghĩa của câu nói mà chị Đặng Thùy Trâm muốn gửi đến tất cả chúng ta: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”.

* Trong trường hợp đề thi chỉ yêu cầu bàn về một đức tính của con người thì ta mở bài như sau:

Ví dụ:

Đề ra: Viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lòng tự trọng trong cuộc sống.

Ta có mở bài như sau:

Trong cuộc sống, con người có nhiều phẩm chất đáng quý như: lòng nhân ái, lòng vị tha, lòng tự trọng, ý chí nghị lực, niềm tin… Trong đó, lòng tự trọng là phẩm chất quý báu nhất của con người.

  1. THÂN BÀI

Giải thích: (Trước hết ta cần hiểu ý kiến (….) có ý nghĩa như thế nào)

Nếu có 2 vế thì: giải thích vế 1, vế 2 rồi giải thích cả câu.

Ví dụ: Suy nghĩ của Anh/chị về câu nói: “Không có mục tiêu nào quá lớn, không có ước mơ nào quá xa vời” (Nick Vujicic)

Trước hết ta cần hiểu câu nói của Nick Vujicic: “Không có mục tiêu nào quá lớn, không có ước mơ nào quá xa vời”. (Vế 1) “Mục tiêu” là điểm là đích mà chúng ta hướng đến trong cuộc đời, là một dự định, một định hướng được đề ra trước mắt ta. (Vế 2) “Ước mơ” là khát vọng, là mong muốn đạt được những điều mình đang ấp ủ trong lòng. (Cả câu) Như vậy, điều Nick muốn gửi đến chúng ta là gì: trong cuộc sống mỗi con người hãy xây dựng cho mình một mục tiêu, một ước mơ. Hãy thực hiện nó vì nó không có gì “quá lớn”, không có gì quá “xa vời”.

  1. Bàn luận

@ Theo cách giải thích ở trên ta thấy đây là một ( ý kiến, câu nói) có nhiều tác dụng và ý nghĩa nhân văn cao đẹp: (nêu biểu hiện và chứng minh. Thường trả lời các câu hỏi như: Tại sao? Thế nào?)

@Tuy nhiên bên cạnh những ý nghĩa nhân văn cao đẹp đã phân tích ở trên ta còn thấy nhiều tư tưởng trái ngược cần lên án: (nêu biểu hiện, chứng minh)

  1. Từ việc phân tích ở trên mỗi cá nhân cần rút ra cho mình bài học nhận thức và hành động.

– Về nhận thức, ta thấy đây là một (…) đúng cần học tập và noi theo.

– Về hành động, chúng ta cần: học tập và rèn luyện nhân cách, sống cao đẹp…(tự suy nghĩ và viết tiếp)

III. KẾT BÀI

Tóm lại, (…) là một tư tưởng đúng có nhiều tác dụng và ý nghĩa cao đẹp. Mỗi chúng ta cần ý thức được vai trò của mình trong đời sống. Cần rèn luyện bản thân có lối sống thật chuẩn mực, có nhân cách phẩm giá để sống cho đúng danh nghĩa con người.

@ DẠNG ĐỀ BÀN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ MANG TÍNH TÁC HẠI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH CON NGƯỜI

* Ví dụ: thói dối trá, lối sống ích kỷ, phản bội, ghen tị, vụ lợi cá nhân… Đề thi thường ra dưới dạng một ý kiến, một câu nói, tục ngữ, ngạn ngữ…

  1. MỞ BÀI

Nêu nội dung của ý kiến (hoặc…) rồi dẫn ý kiến vào.

Ví dụ:

Đề ra: Viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói của Nam Cao: “Cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương”.

Ta có mở bài như sau: (Tạo đối lập trong mở bài)

Trong bất kỳ công việc nào, nếu chúng ta làm việc có tâm, có trách nhiệm thì bao giờ công việc cũng thành công. Còn nếu chúng ta làm việc một cách hời hợt, vội vàng, thiếu trách nhiệm thì bao giờ công việc cũng sẽ đổ bể gây thiệt hại cho bản thân và người khác. Có lẽ đó cũng chính là ý nghĩa của câu nói mà Nam Cao muốn gửi đến tất cả chúng ta: “Cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương”.

  1. THÂN BÀI
  2. Giải thích:(Trước hết ta cần hiểu ý kiến trên có ý nghĩa như thế nào)

Nếu 2 vế thì: giải thích vế 1, vế 2 rồi giải thích cả câu.

Ví dụ: Trước hết ta cần hiểu câu nói “Cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương” có ý nghĩa gì? “Cẩu thả” có nghĩa là làm việc thiếu trách nhiệm, làm vội vàng, làm dối, làm hời hợt, qua loa… “Bất lương” là không có lương tâm. Như vậy, cả câu có ý nghĩa là: làm việc gì mà thiếu trách nhiệm, thiếu ý thức thì đồng nghĩa với việc không có lương tâm, không có đạo đức.

  1. Bàn luận

@Theo cách giải thích ở trên ta thấy đây là một ( ý kiến, câu nói…) có nhiều ý nghĩa vì nó đã chỉ ra được những tác hại của (…): nêu biểu hiện và chứng minh.

@Tuy nhiên bên cạnh những biểu hiện tiêu cực đã phân tích ở trên ta thấy còn có nhiều biểu hiện trái ngược tốt đẹp cần tuyên dương: (nêu biểu hiện)

  1. Từ việc phân tích ở trên mỗi cá nhân cần rút ra cho mình bài học nhận thức và hành động:

– Về nhận thức, ta thấy đây là một vấn đề xấu nhiều tác hại mà mỗi chúng ta cần đấu tranh và loại bỏ ra khỏi bản thân mình và xã hội.

– Về hành động, chúng ta cần: học tập và rèn luyện nhân cách, sống cao đẹp…(tự suy nghĩ và viết tiếp)

III. KẾT BÀI

Tóm lại, …

Đề ra: “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường.” (Điđơrô). Em hiểu câu nói trên như thế nào? Câu nói đã gợi cho em những suy nghĩ gì về quan niệm sống của bản thân hiện nay?

BÀI LÀM

Trong xã hội, có người công thành danh toại, cũng có kẻ suốt đời lao đao, lận đận chẳng làm nên chuyện gì đáng kể. Có người sống không hề băn khoăn về mục đích sống, tựa như con tàu ra biển không xác định hướng đi, sống không biết ai, chết chẳng ai hay. Lại có người ý đồ thì rất lớn mà sự nghiệp rất nhỏ. Chuyện thành công hay thất bại do rất nhiều nguyên nhân tạo nên, trong đó chủ yếu là tính “mục đích”. Vì vậy Điđơrô đã nhận xét: “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường”.

Câu nói của ông đề cập đến tính “mục đích” của mọi công việc, mọi hoạt động của con người. Con người phải có mục đích sống. Mục đích sống tốt đẹp là nguồn động viên con người phấn đấu để đạt được kết quả tốt đẹp hơn, sống hữu ích hơn trong xã hội. Nhận xét trên của Điđơrô hoàn toàn chính xác. Nó sẽ hướng mọi suy nghĩ, hành động, tập trung ý chí, nghị lực của con người để đạt được yêu cầu đã đặt ra.

“Mục đích” là kim chỉ nam của con người cho nên con người không thể sống, làm việc mà không có “mục đích” nào cả.

Con người có trí tuệ soi sáng nên thường đặt ra yêu cầu cụ thể trước mỗi việc làm hay còn gọi là mục tiêu hành động và trí tuệ chi phối mọi suy nghĩ. Loài người thường dùng lí trí để phân biệt đúng sai, nên hay không nên khi hành động. Hành động thiếu mục đích thường không có hiệu quả. Trước khi làm một việc gì, con người thường đặt ra “mục đích” ấy. Từ trước tới nay, đã có bao nhiêu nhà bác học nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo trên mọi lĩnh vực để đem lại những kết quả tốt đẹp nhất, nhằm mục đích cải thiện đời sống con người. “Mục đích” sẽ mở ra phương hướng, dẫn dắt mọi hoạt động của con người.

Có “mục đích”, con người mới có động lực thúc đẩy trong công việc, có niềm vui và niềm tin vào việc mình làm. Ngược lại, nếu sống không có “mục đích”, con người sẽ trở nên thụ động, bạc nhược và vô dụng, cuộc đời mất hết ý nghĩa.

Thế nào là “mục đích tầm thường”? Một kẻ chỉ nghĩ đến quyền lợi của cá nhân, làm gì cũng chỉ nhằm đạt kết quả cho cá nhân mình, cho gia đình mình mà không nghĩ đến quyền lợi của những người xung quanh thì “mục đích” ấy là “mục đích” tầm thường, ích kỉ. Cách sống của người đó không có ích cho cộng đồng. Bên cạnh đó, không ít người sống có mục đích cao thượng tốt đẹp. Họ là những con người có ích cho xã hội, gia đình và suốt đời cống hiến cho dân, cho đất nước, không màng gì đến bản thân. Họ sẵn sàng hi sinh tất cả để đất nước ngày càng giàu đẹp, nhân dân ngày càng sung sướng.

Động cơ nào thúc đẩy họ làm việc quên mình nếu không phải là “mục đích” đẹp đẽ và cao thượng? Như vậy, “mục đích” cao thượng chính là ngọn đuốc chỉ đường, là nguồn sức mạnh động viên con người tập trung ý chí, nghị lực và trí tuệ để thực tốt mọi công việc. Nhờ có “mục đích” lớn và tinh thần làm việc không mệt mỏi mà các nhà khoa học đã sáng tạo ra bao công trình vĩ đại cho nhân loại.

Thực tế lịch sử cho thấy những tên tuổi lưu danh muôn đời đều là những người có “mục đích” sống lớn lao, cao cả. Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Hồ Chí Minh… cùng chung một khát vọng: bảo vệ Tổ quốc, đánh đuổi ngoại xâm, giành chủ quyền độc lập, tự do thiêng liêng cho dân tộc. Công lao to lớn của các vị anh hùng đó đời đời được nhân dân ca tụng và ghi nhớ.

Trong hoàn cảnh đổi mới hiện nay, các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta ngày đêm trăn trở, tìm đường đi đúng đắn nhất để khôi phục và phát triển kinh tế, nâng cao mức sống cho nhân dân, xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh như Bác Hồ hằng mong muốn. Đó là “mục đích” tốt đẹp. “Mục đích” đó đã tạo ra sức bật mới cho toàn dân tộc. Nhân dân ta bước đầu đã gặt hái được những thành công đáng kể.

Là thành viên còn nhỏ tuổi trong gia đình và xã hội, được cha mẹ cho cắp sách đến trường, liệu có ai đặt câu hỏi: “Học để làm gì” hay không? Nếu chúng ta xác định không đúng thì dễ thối chí nản lòng khi gặp khó khăn trong học tập. Quá trình học từ lớp 1 đến lớp 12 phải là quá trình rèn luyện phấn đấu không mệt mỏi của người học sinh. Vậy học để làm gì? Học để ngày mai bước vào đời có một vốn kiến thức tối thiểu để “làm người”. Học để hiểu được điều hay lẽ phải. Học để khi trưởng thành có thể làm việc tự nuôi mình, giúp gia đình và giúp đời.

Nhưng mục đích tốt đẹp của mỗi người không phải tự nhiên mà có. Nó là kết quả của một quá trình rèn luyện và phấn đấu lâu dài của mỗi cá nhân. Ở lứa tuổi học sinh chúng ta, mục đích cao đẹp không phải là cái gì xa xôi, khó đạt tới. Chúng ta cần có nhận thức đúng đắn: học tập là để nâng cao trình độ hiểu biết, nắm vững khoa học kĩ thuật, sau này dùng những tri thức đã học được để phục vụ đồng bào, Tổ quốc. Việc học tập của chúng ta hôm nay sẽ quyết định tương lai của đất nước ngày mai. Như vậy chúng ta đã có được mục đích tốt đẹp.

2. Nghị luận xã hội về một sự việc, hiện tượng đời sống

  1. KHÁI NIỆM

* Thế nào là một hiện tượng đời sống?

– Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn bạc về một hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người (như ô nhiễm môi trường, nếp sống văn minh đô thị, tai nạn giao thông, bạo hành gia đình, lối sống thờ ơ vô cảm, đồng cảm và chia sẻ…). Đó có thể là một hiện tượng tốt hoặc xấu, đáng khen hoặc đáng chê.

– Để làm tốt kiểu bài này, học sinh cần phải hiểu hiện tượng đời sống được đưa ra nghị luận có thể có ý nghĩa tích cực cũng có thể là tiêu cực, có hiện tượng vừa tích cực vừa tiêu cực… Do vậy, cần căn cứ vào yêu cầu cụ thể của đề để gia giảm liều lượng cho hợp lý, tránh làm bài chung chung, không phân biệt được mặt tích cực hay tiêu cực.

* Phần mở bài cần giới thiệu hiện tượng đời sống phải nghị luận.

* Thân bài có:

– Luận điểm 1: giải thích sơ lược hiện tượng đời sống; làm rõ những hình ảnh, từ ngữ, khái niệm trong đề bài.

– Luận điểm 2: nêu rõ thực trạng các biểu hiện và ảnh hưởng của hiện tượng đời sống; thực tế vấn đề đang diễn ra như thế nào, có ảnh hưởng ra sao đối với đời sống, thái độ của xã hội đối với vấn đề. Chú ý liên hệ với thực tế địa phương để đưa ra những dẫn chứng sắc bén, thuyết phục từ đó làm nổi bật tính cấp thiết phải giải quyết vấn đề.

– Luận điểm 3: lý giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đời sống, đưa ra các nguyên nhân nảy sinh vấn đề, các nguyên nhân từ chủ quan, khách quan, do tự nhiên, do con người.

– Luận điểm 4, đề xuất giải pháp để giải quyết hiện tượng đời sống (từ nguyên nhân nảy sinh vấn đề để đề xuất phương hướng giải quyết trước mắt, lâu dài. Chú ý chỉ rõ những việc cần làm, cách thức thực hiện, đòi hỏi sự phối hợp với những lực lượng nào).

* Kết bài cần khái quát lại vấn đề đang nghị luận, bày tỏ thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống đang nghị luận.

CẤU TRÚC BÀI LÀM

* HIỆN TƯỢNG XẤU

* HIỆN TƯỢNG TỐT

I. MỞ BÀI: nêu vấn đề

I. MỞ BÀI: nêu vấn đề

II. THÂN BÀI

II. THÂN BÀI

1. Giải thích hiện tượng

1. Giải thích hiện tượng

2. Bàn luận

a. Phân tích tác hại

b. Chỉ ra nguyên nhân

c. Biện pháp khắc phục

2. Bàn luận

a. Tác dụng ý nghĩa của hiện tượng.

b. Biện pháp nhân rộng hiện tượng.

c. Phê phán hiện tượng trái ngược.

3. Bài học cho bản thân

3. Bài học cho bản thân

III. KẾT BÀI: đánh giá chung về hiện tượng.

III. KẾT BÀI: đánh giá chung về hiện tượng.

* CỤ THỂ HÓA CẤU TRÚC HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG CÓ TÁC ĐỘNG XẤU ĐẾN CON NGƯỜI

  1. MỞ BÀI:(các em cần nắm vững kỹ năng mở bài mà thầy cho ở bên dưới)

Nếu vấn đề thuộc mảng trường học thì mở bài như sau:

Môi trường học đường của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thói hư tật xấu như: bạo lực học đường, gian lận trong thi cử, nói tục chửi thề, bệnh thành tích trong giáo dục… Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là (…). Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ.

Nếu vấn đề thuộc mảng ngoài trường học thì mở bài như sau:

Xã hội của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thách thức như: tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, nạn tham nhũng, bệnh vô cảm… Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là (…). Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ.

  1. THÂN BÀI
  2. Giải thích: – Trước hết ta cần hiểu (…) là gì?

– Biểu hiện của hiện tượng này là: (Nêu một số dẫn chứng tiêu biểu)

Ví dụ: đề bàn về tai nạn giao thông.

Trước hết ta cần hiểu “Tai nạn giao thông” là gì? Tai nạn giao thông là tai nạn do các phương tiện tham gia giao thông gây nên. Bao gồm: tai nạn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường thủy, tai nạn giao thông đường sắt, tai nạn giao thông đường hàng không. Trong đó nhiều nhất là tai nạn giao thông đường bộ.

  1. Bàn luận:
  2. Từ cách giải thích đã nêu ở trên ta thấy đây là một hiện tượng xấu để lại nhiều tác hại gây ảnh hướng rất lớn tới mọi mặt của đời sống: (chứng minh)
  3. Từ việc phân tích tác hại đã nêu ở trên, ta cần tìm ra nguyên nhân. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến (…) nhưng chủ yếu là những nguyên nhân sau: (Trình bày nguyên nhân)
  4. Qua việc phân tích những nguyên nhân ở trên ta cần tìm ra biện pháp khắc phục: (trình bày biện pháp)
  5. Từ đó mỗi người cần rút ra cho mình bài học để không dính vào những tác hại ở trên.Như rèn luyện nhân cách, bản lĩnh; tham gia vào các sinh hoạt văn hóa lành mạnh. (Trình bày thêm)

III. KẾT BÀI

Tóm lại, (…) là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội. Mỗi cá nhân và tập thể cần lên án, đấu tranh và loại bỏ thói xấu ấy ra khỏi môi trường sống của chúng ta. Vì một (…) văn minh, tất cả hãy nói KHÔNG với (…)

HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG CÓ TÁC ĐỘNG TỐT ĐẾN CON NGƯỜI

  1. MỞ BÀI

Việt Nam vốn là một quốc gia yêu chuộng hòa bình và có nhiều truyền thống nhân văn cao đẹp về lòng yêu thương con người, lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, sự đồng cảm sẻ chia… Một trong những biểu hiện cao đẹp của truyền thống ấy đang được tuổi trẻ ngày nay phát huy. Đó chính là (…). Đây là một hiện tượng tốt có nhiều ý nghĩa nhân văn cao đẹp.

  1. THÂN BÀI

1.Giải thích: – Trước hết ta cần hiểu (…) là gì?

2.Bàn luận. a. Từ cách giải thích đã nêu ở trên ta thấy đây là một hiện tượng tốt để lại nhiều tác dụng và ý nghĩa tích cực tới mọi mặt của đời sống: (chứng minh kết hợp nêu dẫn chứng phù hợp)

  1. Tuy nhiên bên cạnh đó ta còn thấy có rất nhiều những biểu hiện trái ngược cần lên án. Đó là hiện tượng:(chỉ ra và cho dẫn chứng phù hợp)

(…) là một hiện tượng có tính nhân văn cao đẹp. Vì vậy chúng ta cần có biện pháp để nhân rộng hiện tượng này: (chỉ ra biện pháp)

  1. Qua hiện tượng trên, bản thân mỗi người cần rút ra cho mình bài học: …

III. KẾT BÀI

Tóm lại, (…) là một hiện tượng tốt có nhiều tác dụng to lớn đến đời sống xã hội. Mỗi cá nhân và tập thể cần học tập và phát huy để môi trường sống của chúng ta luôn xanh-sạch – đẹp.

Xâm nhập mặn – nghị luận

Tính đến nay, đã có 12 tỉnh công bố tình trạng thiên tai hạn hán, xâm nhập mặn, trong đó có mười tỉnh thuộc nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là Bình Thuận, Ninh Thuận, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Sóc Trăng, Long An, Cà Mau, Vĩnh Long, Trà Vinh và hai tỉnh Tây Nguyên là Gia Lai và Kon Tum. Dự báo, thiên tai sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp, nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, hàng trăm nghìn hộ dân có thể sẽ bị đói do mất nguồn lương thực. (Theo báo Nhân dân điện tử ngày 25.3.2016)

Từ thông tin trên, anh/chị hãy viết một bài luận khoảng 400 từ trình bày suy nghĩ của mình về hiện tượng biến đổi khí hậu nghiêm trọng đang diễn ra ở nước ta hiện nay”.

Đề bài 2:

Tin hạn – mặn mùa này về châu thổ
Đồng Tháp Mười trong đó có An Giang
Nơi tập trung vùng đất lúa bạt ngàn
Quê Út Nhỏ nghe sao mà thương quá

Nếu lúa thất chắc Út rời thôn dã
Bỏ xuồng trôi không chở bạn vần công
Út sẽ phải tìm về nơi phố đông
Làm công nhân tạm thời gian hạn – mặn

Mong ngọt nước phù sa về bồi lắn
Lúa đồng xa trĩu hạt sắc tươi vàng
Hết tha hương Út trở lại thôn làng
Kẻo mai một hương đồng phai theo gió!

(Tâm sự của độc giả Sông Quê trong bài phản ánh “Miền Tây hạn, mặn nghiêm trọng nhất 100 năm”, báo điện tử VnExpress)

Anh chị hãy viết một bài văn nghị luận khoảng 600 chữ trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề xã hội được đặt ra trong văn bản trên.

Đề 1: Mở bài: dẫn dắt vấn đề:

+ Về hiện tượng biến đổi khí hậu nghiêm trọng đang diễn ra ở nước ta hiện nay

+ Trích dẫn nội dung bài báo ( Lưu ý: các em chỉ cần tóm lược nội dung chính, không cần chép hết bản tin vào bài thi đâu nhé).

II. Thân bài

1. Giải thích

– Ý 1: tóm tắt và nêu vấn đề được đề cập trong bản tin:tình trạng thiên tai hạn hán, xâm nhập mặn ở một số tỉnh

– Ý 2: giải thích thế nào là biến đổi khí hậu?

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu diễn ra trong một khoảng thời gian dài, tác động đến môi trường sống của nhiều sinh vật trên Trái Đất. Nó có thể là sự nóng lên của trái đất, sự dâng cao mực nước biển do tan băng, sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên …

2. Trình bày suy nghĩ: a.Thực trạng:

+ Sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Biểu hiện rõ nhất là sự nóng lên của trái đất, là băng tan, nước biển dâng cao; là các hiện tượng thời tiết bất thường, bão lũ, sóng thần, động đất, hạn hán và giá rét kéo dài… dẫn đến thiếu lương thực, thực phẩm và xuất hiện hàng loạt dịch bệnh trên người, gia súc, gia cầm…Ở nước ta đã có 12 tỉnh công bố tình trạng thiên tai hạn hán, xâm nhập mặn .

+ Đây là hiện tượng phổ biến trong thời gian qua. Theo thống kê , số cơn bão trên biển Đông ảnh hưởng đến nước ta với cường độ mạnh có chiều hướng tăng lên, mùa bão kết thúc muộn, quỹ đạo của bão trở nên dị thường và số cơn bão ảnh hưởng đến khu vực Nam Trung bộ, Nam bộ ngày càng tăng. Bên cạnh đó, số ngày mưa phùn ở miền Bắc giảm một nửa (từ 30 ngày/năm trong thập kỷ 1961 – 1970 xuống còn 15 ngày/năm trong thập kỷ 1991 – 2000). Lượng mưa biến đổi không nhất quán giữa các vùng, hạn hán có xu hướng mở rộng, không chỉ ở mười tỉnh thuộc nam Trung Bộ ,đồng bằng sông Cửu Long và hai tỉnh Tây Nguyên mà còn có xu hướng mở rộng, đặc biệt là ở khu vực Nam Trung bộ (trong đó có Khánh Hòa), dẫn đến gia tăng hiện tượng hoang mạc hóa.

  1. Tác hại
    – Gây tình trạng hạn hán kéo dài ảnh hưởng tới vấn đề cây trồng vật nuôi. Dẫn chứng (nêu như đề bài)
    – Biến đổi khí hậu còn gây nên tình trạng lũ lụt, thiên tai…
    – Ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, thiếu nước sinh hoạt hoặc ô nhiễm nguồn nước
    – Kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

– Ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nông dân
c. Nguyên nhân
– Do sự tác động của con người. – Do sự biến đổi của tự nhiên
d . Giải pháp
– Cần chủ động nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

– Kêu gọi sự chung tay góp sức của cộng đồng quốc tế

III. Kết bài Bàn bạc mở rộng vấn đề

+ Hãy tham gia trồng cây, bảo vệ rừng và biển.

+ Hãy tham gia và tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường. Những hoạt động tình nguyện của các cá nhân, tập thể có ý nghĩa thiết thực và góp phần phát triển cộng đồng bền vững.

Đề 2: Gợi ý làm bài:

Mở bài

– Sống trong vòng tay của Tự nhiên, con người hiện đại dường như đang mặc nhiên cho rằng sự ưu đãi hào phóng từ tạo hóa là vô tận, khiến cho bà mẹ Tự nhiên nổi giận. Con người đang phải trả giá đắt bằng việc gánh chịu những thiên tai, hiểm họa không ngờ.

– “Mong ngọt nước phù sa về bồi lắng/ Lúa đồng xa trĩu hạt sắc tươi vàng” – những hi vọng hướng về vùng đồng bằng sông Cửu Long đang gồng mình trước thiên tai buộc ta phải nghĩ đến nạn hạn hán – ngập mặn mỗi lúc một tàn phá cuộc sống yên ấm của những người nông dân lương thiện.

– Trích dẫn bài thơ trong đề thi (Lưu ý: đối với bài thơ ngắn, các em có thể chép thơ trong phần mở bài. Nhưng đối với bài thơ dài, chỉ cần dẫn dắt tên bài thơ và tên tác giả; có thể chép câu đầu, chấm chấm (….) và chép câu cuối nhé

Thân bài

  1. Phân tích tác phẩm để rút ra vấn đề nghị luận

– Bằng những câu thơ với giọng buồn trĩu nặng cùng âm điệu trầm lắng, người viết đã gợi lên “vùng đất lúa bạt ngàn” An Giang mùa hạn hán, ngập mặn; nỗi lo lắng cho những người con phải rời bỏ quê hương, tha hương cầu thực nơi “phố đông”.

– Dòng tâm sự ấy gợi nhắc người đọc đến những vấn đề xã nhức nhối: nạn hạn hán chưa từng thấy gần 100 năm qua tại ĐBSCL và hành trình gian nan của người lao động nông thôn đi tìm cơ hội việc làm tại thành thị.

  1. Nghị luận về các vấn đề được rút ra từ tác phẩm
  • Nạn hạn hán, ngập mặn tại ĐBSCL (luận điểm chính)
  1. Thực trạng

– Những tháng đầu năm 2016, ĐBSCL đã hứng chịu nạn hạn hán, xâm nhập mặn lớn nhất trong gần một thế kỉ qua.

+ Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc (UN), mực nước tại mạng lưới kênh rạch của ĐBSCL đang ở mức thấp nhất kỉ lục. Những ruộng lúa khô cằn, những đầm tôm mất trắng,… đặt lên vai người nông dân chồng chất những gánh nợ.

+ Sinh hoạt của người dân cũng bị ảnh hưởng trầm trọng. Hiện tại ở ĐBSCL đã có hơn nửa triệu người thiếu nước. Tỉnh Bến Tre ghi nhận 160/164 xã không có nước ngọt để sinh hoạt.

Nguyên nhân

– Thiên nhiên đang biến đổi theo chiều hướng tiêu cực với những thiên tai không thể lường trước gây nên bởi sự biến đổi khí hậu toàn cầu.

– Hoạt động canh tác, nuôi trồng của người dân chưa kịp thay đổi cho phù hợp với sự biến đổi của điều kiện tự nhiên.

Hậu quả – Kinh tế là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất:

+ Xuất khẩu gạo sụt giảm, nguồn cung trái cây thiếu hụt.

+ Khan hiếm việc làm tại nông thôn khiến nạn thất nghiệp gia tăng.

– Hệ sinh thái cũng không tránh khỏi những tác động tiêu cực. Vùng trũng Lung Ngọc Hoàng (Hậu Giang) – khu vực bảo tồn thiên nhiên rộng hơn 3.000 ha và cũng được xem là túi nước ngọt của cả vùng đồng bằng có nguy cơ chứng kiến sự biến mất của 500 loài.

Giải pháp

– Phát triển kinh tế bền vững, lâu dài nhằm giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.

– Mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp cho vùng mặn của ĐBSCL, có quy hoạch các khu vực nuôi trồng ven biển, tổ chức cho bà con khu vực nuôi tôm đúng kỹ thuật.

  • Hành trình người nông dân đi tìm cơ hội việc làm nơi thành thị (luận điểm phụ)

Thực trạng

Khi người nông dân bị tước đoạt sinh kế tại chính mảnh đất quê hương mình, họ có xu hướng bỏ làng, bỏ đất, tha hương cầu thực nơi thành thị.

+ Những người vợ trẻ không chịu nổi cảnh nghèo đói bỏ lại gia đình, kiếm tìm hạnh phúc mong manh ở xứ lạ.

+ Bao em gái “bỏ xuồng trôi”, lên thị thành đông đúc.

Nguyên nhân

– Nghèo đói do khan hiếm việc làm ở nông thôn.

– Cư dân nông thôn thiếu trình độ lao động, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội.

Hậu quả

– Tạo ra áp lực việc làm ở đô thị khiến nạn thất nghiệp gia tăng.

– Nguy cơ đánh mất những giá trị truyền thống trước những cạm bẫy, xô bồ của cuộc sống đông đúc nơi thị thành, “hương đồng bay theo gió”.

Giải pháp

– Nâng cao, bồi dưỡng trình độ lao động cho lực lượng lao động nông thôn.

– Tận dụng những ưu thế địa phương để tạo ra các cơ hội việc làm cho người dân nông thôn.

Luận điểm chính viết chi tiết hơn luận điểm phụ nhé!

Kết bài

– Bài thơ hàm là cái nhìn trăn trở về các vấn đề nan giải nảy sinh trong cuộc sống hiện đại mà con người phải đối mặt. – Người trẻ cần bồi đắp nhận thức sâu sắc về các vấn đề này, chung tay giải quyết trong khả năng của mình.

............................................

Trên đây, VnDoc đã gửi tới các bạn tài liệu Các dạng bài văn nghị luận thường gặp trong tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn. Hy vọng đây là tài liệu hay, giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới.

Để cập nhật những thông tin về kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 sắp tới, mời các bạn vào chuyên mục Thi vào lớp 10 trên VnDoc nhé. Chuyên mục cập nhật liên tục những thông tin về tuyển sinh vào lớp 10, bên cạnh đó là đề thi vào lớp 10 cho các em tham khảo, làm quen với nhiều dạng đề thi khác nhau. Chúc các bạn ôn thi tốt.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
28
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi vào 10 môn Văn

    Xem thêm