Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn Trường THCS Mỗ Lao, Hà Tây năm học 2020 - 2021

Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn Trường THCS Mỗ Lao năm 2020

Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn Trường THCS Mỗ Lao, Hà Tây năm học 2020 - 2021 được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Tài liệu giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và kỹ năng giải đề thi, biết cách phân bổ thời gian làm bài sao cho hợp lý. Mời các bạn cùng tham khảo

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 9, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 9 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 9. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

PHÒNG GD & ĐT HÀ ĐÔNG

TRƯỜNG THCS MỖ LAO

Ngày thi: 14 tháng 5 năm 2020

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10

MÔN: NGỮ VĂN 9

Thời gian: 120 phút. (Không kể thời gian giao đề)

Đề thi gồm có: 01 trang

Phần I (6,0 điểm): Cho đoạn thơ sau:

Con ở Miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

(Viếng lăng Bác - Viễn Phương)

1. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? (0,5 điểm)

2. Các từ “con” và “thăm" trong đoạn thơ giúp em cảm nhận được điều gì? (1.0 điểm)

3. Hình ảnh “hàng tre”, “bão táp mưa sa” được tác giả sử dụng với biện pháp tu từ nào? Ở khổ thơ cuối của bài thơ cũng có một hình ảnh được sử dụng với biện pháp tu từ tương tự, hãy ghi lại và nêu ý nghĩa của hình ảnh đó. (1,0 điểm)

4. Cho câu chủ đề sau:

Cảm xúc chân thành và lòng kính yêu Bác vô hạn được diễn tả thật xúc động khi nhà thơ chứng kiến dòng người vào lăng viếng Bác..

Em hãy làm sáng tỏ câu chủ đề trên bằng một đoạn văn quy nạp (khoảng 12 câu), trong đoạn văn có sử dụng một thành phần biệt lập và câu bị động (Gạch chân, chỉ rõ). (3,5 điểm)

Phần II (4,0 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi.

Trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long có đoạn: "Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đội, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm" hả bác ? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy cháu tự nói với cháu như thế đấy.”.

1. Đoạn văn là lời của nhân vật nào? Nói với ai? Qua đó em thấy được phẩm chất gì của nhân vật ? (1,0 điểm)

2. Trong đoạn trích, nhân vật có nói “Công việc của cháu gian khổ thế đấy". Em hãy cho biết, trong tác phẩm, công việc của nhân vật gian khổ như thế nào? (0,5 điểm)

3. Ghi lại câu văn có thành phần khởi ngữ trong đoạn truyện trên (0.5 điểm)

4. Từ kiến thức về tác phẩm có đoạn văn trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thỉ nêu suy nghĩ của em về lời tâm sự: “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất". (2,0 điểm)

-Hết-

Đáp án đề thi thử vào 10 môn Văn - Hà Nội năm 2020

Phần I (6,0 điểm):

1. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Viếng lăng Bác:

- Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước nước thống nhất, lăng Bác Hồ mới được khánh thành, Viễn phương ra Bắc thăm Bác.

- Bài thơ được in trong tập “Như mây mùa xuân” năm 1978

2. Các từ “con” và “thăm" trong đoạn thơ giúp em cảm nhận được :

- Nhà thơ xưng “con” này thật gần gũi, thật thân thiết, ấm áp tình thân thương mà vẫn rất mực thành kính, thiêng liêng.-> diễn tả tâm trạng xúc động của người con ra thăm cha sau bao nhiêu năm xa cách.

- Nhà thơ sử dụng từ “thăm” thay cho từ “viếng”- > Cách nói giảm, nói tránh -> giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát -> khẳng định Bác vẫn còn mãi trong trái tim nhân dân miền Nam, trong lòng dân tộc.

=> Tạo cảm giác thân mật, gần gũi, của người con về thăm cha, giúp em cảm nhận được tình cảm xúc động, nhớ thương của một người con đối với cha.

3.

*Hình ảnh “hàng tre”, “bão táp mưa sa” được tác giả sử dụng với biện pháp tu từ nào?

Trả lời:

+ Hình ảnh ẩn dụ: Hình ảnh hàng tre còn là một biểu tượng con người, dân tộc Việt Nam.

+ Sử dụng thành ngữ “bão táp mưa sa” nhằm chỉ những khó khăn, gian khổ, những vinh quang và cay đắng mà nhân dân ta đã vượt qua trong trường kì dựng nước và giữ nước, đặc biệt là trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ vừa qua.

*Ở khổ thơ cuối của bài thơ cũng có một hình ảnh được sử dụng với biện pháp tu từ tương tự, hãy ghi lại và nêu ý nghĩa của hình ảnh đó. (1,0 điểm)

Trả lời: “Cây tre trung hiếu” là hình ảnh ẩn dụ thể hiện lòng kính yêu, nguyện mãi mãi đi theo con đường cách mạng mà Người đã đưa đường chỉ lối. Cũng như là lời hứa thủy chung của riêng nhà thơ hay chính là ý nguyện của đồng bào miền Nam, của mỗi chúng ta nói chung với Bác.

4. Cho câu chủ đề sau:

Yêu cầu: một đoạn văn quy nạp (khoảng 12 câu), trong đoạn văn có sử dụng một thành phần biệt lập và câu bị động.

Hướng dẫn: Vì là đoạn văn quy nạp nên các em cần lưu ý: "Cảm xúc chân thành và lòng kính yêu Bác vô hạn được diễn tả thật xúc động khi nhà thơ chứng kiến dòng người vào lăng viếng Bác." phải được đúc kết ở cuối đoạn.

Gợi ý:

- Hình ảnh dòng người vào thăm lăng Bác đã được nhà thơ miêu tả một cách độc đáo và để lại nhiều ấn tượng:

- Từ láy “ngày ngày” có nghĩa tương tự như câu thơ cầu đầu trong khổ thơ -> diễn tả cảnh tượng có thực đang diễn ra hàng ngày, đều đặn trong cuộc sống của con người Việt Nam: Những dòng người nặng trĩu nhớ thương từ khắp mọi miền đất nước đã về đây xếp hàng, lặng lẽ theo nhau vào lăng viếng Bác –“Dòng người đi trong thương nhớ”.

Xem thêm: Cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương

Phần II (4,0 điểm):

1. Đoạn văn là lời của nhân vật anh thanh niên nói với ông họa sĩ.

Phẩm chất gì của nhân vật anh thanh niên qua đoạn trích: là một người có tâm hồn đẹp, yêu nghề, yêu công việc có hoàn cảnh khó khăn và lẻ loi của mình.

2. Trong tác phẩm, công việc của anh thanh niên vô cùng gian khổ:

+ Công việc: “làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu” - công việc đòi hỏi độ chính xác cao: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất.

+ Sống một mình giữa đỉnh núi cao hơn 2600m, quanh năm sống với cây cỏ.

3. Câu văn có thành phần khởi ngữ trong đoạn truyện trên: Còn người thì ai mà chả “thèm" hả bác ?

4.

Yêu cầu về hình thức

Đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày cảm nhận về ý nghĩa của một chi tiết trong tác phẩm văn học.

Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ.

Diễn đạt lưu loát, lí lẽ thuyết phục.

Qua lời tâm sự này của anh về công việc, ta có thể nhận thấy:

+ Anh là người rất yêu công việc và có những suy nghĩ đúng đắn và sâu sắc về công việc của mình.

+ Anh nhận ra lao động, cống hiến giúp anh trưởng thành và đẹp hơn: “khi cháu làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?”

+ Anh coi công việc là sự sống, là sinh thể gắn bó mật thiết với mình bởi anh ý thức công việc lặng thầm của mình có ích cho cuộc sống và nó là sợi dây gắn kết anh với mọi người.

=> Qua những lời nó chân thành ấy, nhà văn muốn ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn đáng quý của anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn của Sa Pa. Đó cũng là vẻ đẹp của những cán bộ khoa học trẻ tuổi trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xa hội trên đất nước ta.

Đừng quên xem thêm: Phân tích nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa để hiểu rõ hơn.

Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn Trường THPT Phan Thiết năm học 2020 - 2021 được VnDoc chia sẻ trên đây với 2 phần câu hỏi kèm theo gợi ý đáp án, giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Ngoài đề thi minh họa của Bình Thuận các bạn tham khảo các đề của các tỉnh khác nữa nhé

.............................................

Ngoài Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn Trường THPT Phan Thiết năm học 2020 - 2021. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề Thi vào lớp 10 năm 2024 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi vào 10 môn Văn

    Xem thêm