Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn Trường THCS Văn Tự, Hà Nội năm học 2020 - 2021

Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn Trường THCS Văn Tự năm 2020

Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn Trường THCS Văn Tự, Hà Nội năm học 2020 - 2021 được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Nội dung đề thi gồm có 2 phần câu hỏi, đề thi gồm 01 trang. Với tổng thời gian học sinh làm bài thi là 120 phút, sẽ giúp ích cho các bạn học sinh ôn tập thử sức với các đề thi khác nhau. Sau đây là nội dung đề thi mời các bạn tham khảo

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 9, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 9 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 9. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

TRƯỜNG THCS VĂN TỰ

Đề thi thử lần 1

Ngày thi: 25/5/2020

ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

NĂM HỌC 2020-2021

Môn: Ngữ văn

(Thời gian 120 phút không kể thời gian giao đề)

Đề gồm 2 trang

PHẦN I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Ai cũng bảo, ưu điểm lớn nhất của Facebook là kết nối mọi người, bất kỳ ở đâu, bất kỳ lúc nào. Có đúng thế không khi cơ chế hoạt động của Facebook dần dần sàng lọc để chỉ còn những nhóm cùng suy nghĩ, cùng quan điểm chơi với nhau?

…Thoạt đầu nhiều người hi vọng nền tảng Facebook sẽ mở rộng tầm nhìn cho họ, giúp họ tiếp xúc với các quan điểm khác nhau, cọ xát với những lập luận đối chọi.

Thực tế việc tranh luận lành mạnh trên không gian Facebook gần như là không thể, tất cả phải nhường bước cho sự cả vú lấp miệng em vì trên đó cũng có những kẻ chuyên gây hấn, những kẻ a dùa, những người to miệng thích bắt nạt kẻ yếu hơn, y như trong đời thật, lại không có những ràng buộc mà nền văn minh nhân loại dày công dựng nên để chi phối ứng xử của con người với nhau.

Cái hại lớn nhất của Facebook, vì thế, là củng cố thiên kiến của mọi người một cách rất tinh vi vì cứ tưởng ai ai trên thế gian này cũng suy nghĩ như mình. Hay nói cách khác, Facebook cho bạn thấy cái bạn muốn thấy, thích đọc chứ không phải cái bạn nên thấy, nên đọc.

(Trích Nhảy khỏi vòng kềm tỏa của Facebook - Nguyên Vũ

Tuổi trẻ cuối tuần, 18/11/2017)

Câu 1. (1 điểm) Em hãy cho biết người sử dụng thường mong muốn điều gì ở Facebook?

Câu 2. (0,5 điểm) Em hiểu thế nào là “tranh luận lành mạnh”?

Câu 3. (1 điểm) Theo em, Facebook có nhược điểm gì khi tác giả chỉ ra rằng: trên đó (Facebook) cũng có những kẻ chuyên gây hấn, những kẻ a dua, những người to miệng thích bắt nạt kẻ yếu hơn, y như trong đời thật”? Hãy giải thích ý kiến của em.

Câu 4. (1,5 điểm) Em hãy cho biết suy nghĩ của cá nhân mình về việc sử dụng mạng xã hội hiệu quả. (Viết trong khoảng từ năm đến tám câu)

PHẦN II: TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu 1(1,0 điểm): “(1) Tôi là con gái Hà Nội. (2)Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. (3) Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn." (Lê Minh Khuê)

a, Trong những câu văn trên câu nào là câu ghép? Hãy phân tích cấu tạo câu ghép vừa tìm được.

b, Để liên kết các câu văn, tác giả đã dùng phép liên kết nào?

Câu 2 (1,0 điểm):

a, Truyện ngắn Làng (Kim Lân) đã xây dựng được tình huống truyện đặc sắc. Đó là tình huống nào?

b, Đoạn truyện bộc lộ một cách cảm động tâm trạng của ông Hai là đoạn ông trò chuyện với đứa con út. Qua những lời tâm sự với đứa con nhỏ, ta thấy rõ hơn ở ông Hai điều gì?

Câu 3 (4,0 điểm): Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về khổ thơ sau:

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình

(Trích Ánh trăng- Nguyễn Duy, Ngữ văn 9, Tập 1,

Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2017)

Đáp án đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn Trường THCS Văn Tự năm 2020

PHẦN I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Người sử dụng thường mong muốn ở Facebook: mở rộng tầm nhìn cho họ, giúp họ tiếp xúc với các quan điểm khác nhau, cọ xát với những lập luận đối chọi.

Câu 2. “tranh luận lành mạnh” là một lối ứng sử văn minh, sự tranh luận lành mạnh được dựa trên sự tự do, công bằng, cởi mở, nghiêm túc.

Câu 3. (1 điểm) Theo em, Facebook có nhược điểm gì khi tác giả chỉ ra rằng: trên đó (Facebook) cũng có những kẻ chuyên gây hấn, những kẻ a dua, những người to miệng thích bắt nạt kẻ yếu hơn, y như trong đời thật”? Hãy giải thích ý kiến của em.

Câu 4. (1,5 điểm) Em hãy cho biết suy nghĩ của cá nhân mình về việc sử dụng mạng xã hội hiệu quả. (Viết trong khoảng từ năm đến tám câu )

PHẦN II: TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm): “(1) Tôi là con gái Hà Nội. (2) Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. (3) Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn." (Lê Minh Khuê)

a, Trong những câu văn trên câu 3 là câu ghép

Cấu tạo: Hai bím tóc dày(CN), tương đối mềm(VN), một cái cổ cao (CN), kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. (VN)

b,

- Phép lặp: "tôi"

- Liên kết nội dung: các câu đều nói về nhân vật tôi

Câu 2 (1,0 điểm):

a,

* Tình huống truyện đặc sắc:

- Ông Hai - một người nông dân yêu làng, gắn bó với làng phải đi tản cư xa, bỗng nghe tin làng Chợ Dầu mà ông rất mực yêu mến, tự hào đã theo Tây.

b,

Cao trào tâm trạng của nhân vật cũng là lúc bộc lộ một cách sâu sắc, cảm động nhất tình cảm chân thành, thiêng liêng của ông Hai với quê hương, đất nước, cách mạng.

Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn Trường THCS Văn Tự, Hà Nội năm học 2020 - 2021 được VnDoc chia sẻ trên đây với 2 phần câu hỏi, giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Ngoài đề thi minh họa của Trường THCS Văn Tự các bạn tham khảo các đề của các tỉnh khác nữa nhé

.............................................

Ngoài Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn Trường THCS Văn Tự, Hà Nội năm học 2020 - 2021. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề Thi vào lớp 10 năm 2024 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Đánh giá bài viết
1 2.085
Sắp xếp theo

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn

    Xem thêm