Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Tuyên Quang năm 2020

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Sở GD&ĐT Tuyên Quang năm 2020

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Tuyên Quang năm 2020 được VnDoc sưu tầm và đăng tải là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho thầy cô trong quá trình giảng dạy, ôn luyện kiến thức đã học cho các bạn đồng thời cũng giúp học sinh làm quen nhiều dạng đề thi tuyển sinh vào lớp 10 khác nhau. Mời các bạn tham khảo

Lưu ý: Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Tuyên Quang năm 2021

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 9, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 9 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 9. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Tuyên Quang năm 2020

Phần I. Đọc hiểu

Câu 1:

Đoạn văn trên là lời nói của anh thanh niên, cô gái và ông họa sĩ.

Tham gia câu chuyện có ít nhất 3 người.

Câu 2:

Khởi ngữ: Nhưng từ hôm ấy

Chủ ngữ: cháu

Vị ngữ: sống thật hạnh phúc

Câu 3:

Vì anh thanh niên cho rằng mình không phải là người quá xuất sắc hay có chiến công gì đặc biệt. Anh thấy quanh mình có nhiều người có tài năng, và cống hiến cho tổ quốc nhiều hơn mình, vì vậy họ xứng đáng được vẽ lại hơn anh. Qua đó ta thấy được đức tính khiêm tốn của anh thanh niên.

Câu 4:

1. Mở đoạn

- Trong vô vàn nhũng đức tính tốt của con người thì khiêm tốn, dường như có rất nhiều giá trị quý báu.

- Vậy đức tính khiêm tốn, có giá trị tinh thần như thế nào trong xã hội của chúng ta?

2. Thân đoạn (luôn có các dẫn chứng đi kèm)

- Giải thích:

  • Khiêm tốn là gì? => Có nghĩa là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ.

- Biểu hiện của lòng khiêm tốn:

+ Người có đức tính khiêm tốn là người như thế nào?

  • Ngưòi có tính khiêm tốn là người tự cho mình chưa hoàn thiện luôn phải cố gắng nhiều hơn trong mọi việc.
  • Khi có nhiều đóng góp trong sự thành công chung, người có tính khiêm tốn, ít khi ca tụng hoặc nêu lên những đóng góp của bản thân.

+ Tại sao chúng ta phải khiêm tốn?

  • Bởi vì nó thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta.
  • Giúp ta nâng cao phẩm giá, khiến cho các mối quan hệ thêm bền chặt, khăng khít và tạo được sự tin tưởng lẫn nhau.
  • Có cuộc sống nhẹ nhàng, ít xô bồ hơn trong xã hội hiện giờ. Giúp cho ta biết tự kiềm chế bản thân: khen người khác thì hết sức chân thành, đúng đắn. Khi chê người khác, lời chê phải thận trọng, nhẹ nhàng mang tính xây dựng.
  • Nhờ có đức tính này, chúng ta dễ có được địa vị và công việc tốt trong xã hội. Thể hiện sự nhìn xa trông rộng của mình.
  • Khiêm tốn còn giúp ta nhận ra sự thiếu sót và hạn chế của bản thân.

- Hiện trạng trọng xã hội hiện nay về lòng khiêm tốn của con người (nói cả về tích cực lẫn tiêu cực, đa số lẫn thiểu số)

- Đua ra những biện pháp, hướng đi để rèn luyện đức tính khiêm tốn cho mọi người (đặc biệt là thế hệ trẻ)

- Bàn bạc, mở rộng vấn đề

  • Phê phán, lên án những con người có tính tự cao, tự đại, kiêu căng, ngạo mạn. Những con người này với địa vị cao thường hay lên mặt, coi thường những người xung quanh.
  • Không nên khiêm tốn không có nghĩa là tự hạ thấp bản thân mà phải luôn phấn đấu, nỗ lực nhiều hơn.

- Liên hệ đến bản thân em

III. Kết đoạn

- Khiêm tốn, khiêm nhường là đức tính tốt, rất cần thiết cho con người.

- Cần phải trau dồi, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức này bằng tất cả việc làm, trước hết là ở chính bản thân mình.

Phần II. Làm văn

1. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về đề tài chiến tranh, người lính trong thơ ca: Đây là đề tài quen thuộc đã đi vào thơ ca của rất nhiều các tác giả tiêu biểu.

- Vài nét về tác giả Phạm Tiến Duật - một nhà thơ nổi tiếng với rất nhiều tác phẩm viết về đề tài chiến tranh

- “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” với hình ảnh chủ đạo là chiếc xe không kính làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn với bao phẩm chất tốt đẹp.

- Đi vào giới thiệu 4 khổ thơ đầu bài thơ cần phân tích.

2. Thân bài

a. Khổ 1 + 2: Tư thế thế ung dung hiên ngang của người lính

- 2 câu thơ đầu: nhấn mạnh tư thế ung dung của người lính, đường hoàng đĩnh đạc, dám nhìn thẳng vào khó khăn gian khổ không hề run sợ né tránh

- 4 câu thơ tiếp theo:

  • Phép nhân hóa “gió vào xoa” “con đường chạy”, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “mắt đắng”

⇒ tả thực cảm nhận của người lính với thế giới bên ngoài

  • “Thấy con đường chạy thẳng vào tim”: tốc độ trên chiếc xe đang lao vun vút ra mặt trận

⇒ Con đường ấy còn là con đường giải phóng miền Nam, con đường của trái tim nồng nàn yêu nước

⇒ Chiến tranh tuy khốc liệt nhưng người lính vẫn cảm nhận bằng một tâm hồn trẻ trung đầy lãng mạn, qua khung cửa, mọi vật dường như cũng muốn theo người lính ra chiến trường.

⇒ Chất thơ của cuộc chiến đấu

b. Khổ 3 + 4: Tinh thần dũng cảm bất chấp khó khăn gian khổ và tinh thần lạc quan, sôi nổi của người lính

- 2 câu thơ đầu khổ 3+ 2 câu thơ đầu khổ 4:

  • Người lính phải đối mặt với bao khó khăn, khắc nghiệt của thời tiết ở Trường Sơn: “bụi phun tóc trắng”, “mưa tuôn mưa xối”
  • Nhưng sáng ngời ở họ vẫn là sự anh dũng đón nhận những khắc nghiệt “không có… ừ thì”: thái độ sẵn sàng chấp nhận mọi hiểm nguy gian khó, coi đó như một yếu tố tất yếu trong cuộc sống chiến đấu

- 2 câu thơ cuối khổ 3+ 2 câu thơ cuối khổ 4:

  • Người lính đối mặt với khó khăn gian khổ bằng giọng cười “ha ha”

⇒ Thái độ lạc quan

  • Các từ láy tượng hình tượng thanh “ha ha”, “phì phèo” ẩn dụ thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời của các anh

⇒ Đây là vẻ đẹp trong tâm hồn các anh, là chất thơ vút lên từ hiện thực chiến đấu thật đáng ngợi ca và trân trọng

3. Kết bài

- Khẳng định lại những nét tiêu biểu, đặc sắc về nghệ thuật làm nên thành công của bài thơ: ngôn ngữ giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn, sử dụng nhiều biện pháp tu từ quen thuộc…

- Bài thơ đã khắc họa chân thực nhất vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn với tư thế ung dung hiên ngang, tinh thần lạc quan dũng cảm bất chấp khó khăn gian khổ và ý chí giải phóng miền Nam. Vẻ đẹp của các anh cũng là tiêu biểu cho thế hệ thanh niên những năm đánh Mĩ

- Liên hệ đến hình ảnh những người lính, những con người thời chiến trong các tác phẩm khác mà em đã học (VD: Đồng chí - Chính Hữu)

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Tuyên Quang năm 2020

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Tuyên Quang năm 2020

Để chuẩn bị năm học mới vào lớp 10 các em tham gia vào nhóm Facebook do VnDoc chia sẻ, các em sẽ nhận trực tiếp các bài tập Toán, Văn, Tiếng Anh.. cùng các bài tập nâng cao cũng như các thông tin liên đến chương trình đào tạo lớp 10 khác hấp dẫn

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

.............................................

Ngoài Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Thanh Hóa năm 2020. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề Thi vào lớp 10 năm 2024 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Đánh giá bài viết
1 1.142
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Sapphire Lorven
    Sapphire Lorven Thôi thế thôi rồi thôi thế thôi
    Thích Phản hồi 22/07/20

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn

    Xem thêm