Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Đà Nẵng năm 2020

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Sở GD&ĐT Đà Nẵng năm 2020

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Đà Nẵng năm 2020. Tài liệu giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và kỹ năng giải đề thi, biết cách phân bổ thời gian làm bài sao cho hợp lý. Mời các bạn cùng tham khảo

Lưu ý: Điểm chuẩn, điểm thi vào lớp 10 THPT tỉnh Đà Nẵng năm 2020

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 9, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 9 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 9. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Đà Nẵng năm 2020

Câu 1:

a-Phép thế

b-Khởi ngữ: Đối với Dalcoff

c-Vì lời phê đó thể hiện sự công nhận, yêu thích của cô giáo (1 người mà HS luôn cho là rất to lớn, vĩ đại, vá sự công nhận của họ là ước mơ của mọi HS). Vì thế, điều đó khiến em tự tin hơn, và có động lực dám viết, dám thể hiện những suy nghĩ ước mơ của mình. Từ đó thay đổi hoàn toàn cuộc đời của nhân vật.

d-Em có đồng ý. Vì cô giáo đã nhận ra được tài năng của Dalcoff và hơn hết cô đã tạo động lực, đem đến niềm vui sướng, hạnh phúc cho Dalcoff. Chính câu nói ấy đã mở cửa, dẫn lối cho em đến một thế giới văn chương, thế giới em được tự tin thể hiện mình. Chính câu noi đó đã đem đến cho Dalcoff tất cả.

Câu 2:

1- Mở đoạn

Dẫn dắt để giới thiệu về lời khen trong cuộc sống

2-Thân đoạn

- Giải thích: lời khen là gì (là những câu nói mang tính chất khen ngợi, công nhận một hành động tốt nào đó), phân biệt những lời khen đểu, khen giả dối.

- Bàn luận: kèm dẫn chứng cụ thể

  • Con người trong cuộc sống sẽ có những trường hợp được nhận lời khen
  • Những lời khen thể hiện sự công nhận, ghi nhận, khích lệ với một hành động, việc làm của con người
  • Khi nhận lời khen con người sẽ cảm thấy vui sướng, phấn khởi và hạnh phúc
  • Từ đó, có động lực để tiếp tục làm việc, học tập
  • Đôi khi, những lời khen cũng giúp tạo không khí cởi mở, thân thiện, đem các mối quan hệ lại gần nhau hơn.
  • Tuy nhiên, không nên lạm dụng lời khen quá mức, không nên có những lời khen giả dối tránh phản tác dụng
  • Không nên quá chăm chú vào lời khen mà làm những việc sai trái. Đồng thời cũng nên chọn trường hợp để nói ra các câu khen.
  • Cũng nên nhìn nhận đúng gái trị của những lời phê bình, không tuyệt đối hóa các lời khen

3- Kết đoạn

- Khái quát nội dung toàn bài, 1 lần nữa khẳng định giá trị lời khen

Câu 3:

1-Mở bài

Dẫn dắt giới thiệu Bếp lửa, Bằng Việt và đoạn trích

2-Thân bài

"Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay"

Kỉ niệm năm cháu bốn tuổi ám ảnh nhất là mùi khói và cái nghèo đói. Những năm tháng đói khổ, người cháu cảm nhận, biết được mùi khói từ hồi lên bốn, đó chính là nạn đói năm 1945, cái đói khủng khiếp, ghê rợn và dai dẳng, "đói mòn đói mỏi". Từ "mòn mỏi" được tách ra làm hai tiếng đau đến xé lòng, nó như ăn sâu vào tâm trí đứa cháu sự ám ảnh không thể nào quên- cái đói kéo dài làm con người mệt mỏi, kiệt sức dần, như thể từ từ giết chết người ta vậy! Bao trùm lên toàn xã hội lúc bấy giờ là cái đói ghê rợn, cái đói lịch sử của dân tộc ta đã làm chết hơn hai triệu người! Trong kí ức của cháu, đến giờ nó vẫn còn ám ảnh dai dẳng lắm, khủng khiếp lắm! Hơn hai mươi năm sau, khói vẫn làm cay mắt tác giả, như thể vừa mới "hun nhèm" thôi! Kỉ niệm ùa về ngập tràn trong tim, trong tâm óc, và đọng lại nơi khóe mắt cay cay mùi khói của quá khứ. Cay vì khói, vì cái đói làm những giọt nước mắt của đứa trẻ thơ dại cay xè đi trong cảm giác "đói mòn đói mỏi"đang ăn sâu vào từng tế bào, dấy lên trong cổ họng và dường như là cả cơ thể nỗi thèm khát cái ăn, củ khoai, củ sắn, hay là giọt nước mắt mừng rỡ, sung sướng, hạnh phúc đến tột cùng khi sắp được ăn cho thỏa nỗi thèm, bù lấp phần nào cái đói dai dẳng, lúc bà đang lặng lẽ nhóm bếp lửa, tức là cháu sắp được ăn rồi đấy! Trong tâm trí non nớt của đứa trẻ lên bốn, dù đồ ăn cũng chẳng có gì ngon, nhưng hồi ấy là cả một thứ "sơn hào hải vị" không gì sánh bằng, cả một điều lớn lao, vĩ đại!

"...Cái năm đói củ rong giềng luộc sượng
Cứ nghe thơm mùi huệ trắng, hương trầm"

(Đò Lèn-Nguyễn Duy)

Vâng! Chỉ như thế thôi, cũng làm ấm lòng cháu và trở thành một kỉ niệm không thể quên của đời cháu! Cái "cay" ấy còn là cái đắng cuả những đói khổ không chỉ của có hai bà cháu tác giả mà còn của nhiều người khác nữa! Đến người còn không có ăn, nói chi "ngừa gầy""khô rạc" là điều dĩ nhiên! Theo lời tâm sự của tác giả, lúc đó, để kiếm thêm tiền nuôi gia đình, bố tác giả có đi đánh xe chạy chuyến Phùng (Đan Phượng, Hà Tây) đi Hà Nội . Đó cũng là một kỉ niệm còn neo lại nơi tâm trí cháu, trở thành một trong những điều ám ảnh suốt cuộc đời cháu mãi không quên! Khổ thơ không nhắc tới bà, nhưng sao bà đẹp và lặng thầm thế! Bà chở che cho cháu và cho cả gia đình, là cây cao bóng cả suốt những ngày đói khổ, những giông tố ập đến phũ phàng và dai dẳng...Bà nhỏ bé mà vĩ đại, lớn lao như thế đấy...Trong lòng cháu...!

Từ những hồi tưởng về tuổi thơ, người cháu đã suy ngẫm về cuộc đời của bà. Bà đã hi sinh cả đời mình để nhóm bếp lửa và giữ cho ngọn lửa luôn ấm áp, tỏa sáng trong gia đình:

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm.

Bà là người phụ nữ tần tảo, giàu đức hi sinh. Bếp lửa bà nhen mỗi sớm mai không chỉ bằng rơm rạ mà còn được nhen lên bằng chính ngọn lửa trong lòng bà, ngọn lửa của sự sống, lòng yêu thương và niềm tin tưởng. Từ bếp lửa bình dị, quen thuộc, người cháu nhận ra bao điều “kì diệu” và “thiêng liêng”. Ngọn lửa được nhóm lên từ chính bàn tay bà đã nuôi lớn tuổi thơ cháu: “Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi thơ”. Bà lặng lẽ chịu đựng, hi sinh để: “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố”. Chính vì thế, đứa cháu đã cảm nhận được trong bếp lửa bình dị mà thân thuộc có nỗi vất vả, gian lao của người bà.

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui.

Trong bài thơ có tới mười lần người bà hiện diện cùng bếp lửa với vẻ đẹp tần tảo, hi sinh, yêu thương con cháu. Và từ “bếp lửa”, tác giả đã đi đến hình ảnh “ngọn lửa”:

Rồi sớm chiều lại bếp lửa bà nhen

Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…

Người cháu năm xưa giờ đã trưởng thành, đi xa. Trước mắt có những “niềm vui trăm ngả”, “có khói trăm tàu”, “có lửa trăm nhà”, một thế giới rộng lớn với bao điều mới mẻ được hiện ra. Nhưng đứa cháu vẫn không ngừng hỏi: “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”. Mỗi ngày đều tự hỏi “Sớm mai này” là mỗi ngày cháu đều nhớ về bà, Hình ảnh người bà luôn làm ấm lòng và nâng đỡ cháu trên bước đường đi tới.

3-Kết bài

-Tóm lược những giá trị nội dung, nghệ thuật tiêu biểu của bài

-So sánh với các tác phẩm cùng chủ đề

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Đà Nẵng năm 2020

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Đề chính thức

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM HỌC 2020 - 2021

Môn thi: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120 phút

(Không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (2.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi

Sức mạnh của lời nói

Malcolm Dolkoff là một cậu bé nhút nhát, dễ bị tổn thương. Cậu có rất ít bạn và luôn phải lủi thủi một mình.

Một lần, cô giáo đọc cho cả lớp một đoạn truyện ngắn. Loài vật là bạn thân của con người, sau đó phân công mỗi học sinh tự viết đoạn kết cho câu chuyện. Dolkoff thích lắm, ngay chiều hôm ấy cậu đã hoàn thành bài viết của mình. Nhưng mãi cậu mới có đủ tự tin đem nộp truyện của mình cho cô giáo vào buổi học tuần sau.

Những gì cậu viết cũng như điểm số mà cô giáo đã cho không hề quan trọng. Đối với cậu, điều quan trọng nhất mà cũng là điều cậu nhớ nhất lại chính là 4 chữ cô giáo đã phê: “Em viết hay lắm!” Chỉ 4 chữ mà cũng đủ thay đổi toàn bộ cuộc đời cậu bé. Trước khi nhận được 4 chữ đó, cậu chưa bao giờ có khái niệm về bản thân hay những điều mình đã làm. Còn sau buổi học hôm ấy, cậu đã chạy thật nhanh về nhà, ngồi ngay vào bàn và bắt đầu viết một câu truyện ngắn, một câu truyện về tất cả những điều cậu đã từng mơ tới và không bao giờ dám nghĩ mình có thể biến những giấc mơ đó thành hiện thực.

Cậu viết ngày càng nhiều hơn và cứ được một truyện cậu lại mang ngay tới cho cô giáo của mình nhận xét.

Nhiều năm trôi qua, Malcolm Dalkoff đã trở thành một nhà văn nổi tiếng thay cho cậu bé tự ti ngày nào. Cậu trở về thăm trường cũ và thăm lại cô giáo ngày xưa của mình. Điều cậu phải cảm ơn cô không phải vì cô đã trở thành một người bạn của cậu mà chính là 4 chữ đầu tiên cô đã từng phê “Em viết hay lắm!”, bởi những chữ ấy đã có thể thay đổi cả một cuộc đời.

(Nhiều tác giả, Trái tim có điều kì diệu, Nhà xuất bản trẻ, 2002)

a) Hãy cho biết các từ ngữ gạch chân thực hiện phép liên kết nào? (0.5 điểm)

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Sở GD&ĐT Đà Nẵng năm 2020

Tham khảo thêm: Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán tỉnh Đà Nẵng năm 2020

.............................................

Ngoài Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Đà Nẵng năm 2020. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề Thi vào lớp 10 năm 2024 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Đánh giá bài viết
2 2.226
Sắp xếp theo

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn

    Xem thêm