Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Phú Thọ năm 2020
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Sở GD&ĐT Phú Thọ năm 2020
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Phú Thọ năm 2020. Tài liệu giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và kỹ năng giải đề thi, biết cách phân bổ thời gian làm bài sao cho hợp lý. Mời các bạn cùng tham khảo
Hot: Điểm thi vào lớp 10 các trường THPT tại Phú Thọ năm 2020
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 9, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 9 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 9. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Sở GD&ĐT Phú Thọ năm 2020
Câu 1: (2 điểm)
a- Tác phẩm Bài thơ về tiểu dội xe không kính (Phạm Tiến Duật)
b- Các từ cùng trường là: kính, xe, đèn, mui xe, thùng xe
→ Các từ góp phần thể hiện cuộc sống lang bạt, di chuyển nhiều, liên tục để vận chuyển vũ khí, lương thực phục vụ cuộc chiến chống Mĩ của dân tộc ta. Từ đó thấy được hoàn cảnh sống vất vả, gian khổ, mệt nhọc, nay đây mai đó, và tình hình gấp rút của cuộc chiến.
c- Hình ảnh “trái tim” là hoán dụ chỉ người lính lái xe nồng nàn yêu nước và sục sôi căm thù quân xâm lược nhưng cũng mang nghĩa ẩn dụ: nhiệt huyết cách mạng, lòng trung thành, dũng cảm.
→Tác dụng: giúp thình ảnh trở nên sống động, giàu tính liên tưởng, tượng tượng và có ý nghĩa hơn, giúp người đọc càng thêm hiểu được tình yêu nước, nhiệt huyết tuổi trẻ cháy bỏng của các chiến sĩ.
Câu 2: (2 điểm)
Lưu ý: Câu 2 chỉ là 1 đoạn văn ngắn 10 đến 12 câu và tối đa 2 điểm, các em không nên viết quá dài, mà để dành sức viết cùng thời gian nhiều hơn cho câu NLVH tối đa 6 điểm)
1- Mở đoạn
- Dẫn dắt đi vào vấn đề chính là Vai trò của việc làm chủ bản thân
2- Thân đoạn
- Giải thích việc làm chủ bản thân là gì?
- Đưa ra các biểu hiện của việc đã làm chủ được bản thân (có dẫn chứng)
- Giải thích vai trò, giá trị thiết thực đối với bản thân mình khi làm chủ được bản thân.
- Những thiệt hại khi không làm chủ được bản thân trong cuộc sống.
- Liên hệ thực tế hiện nay về vấn đề này
- Đưa ra những biện pháp hữu hiệu để nâng cao khả năng làm chủ bản thân
3- Kết đoạn
HS tổng kết lại nội dung bài, 1 lần nữa khẳng định giá trị, vai trò của việc làm chủ bản thân.
Câu 3: (6 điểm)
1- Mở bài
- Dẫn dắt giới thiệu truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa và nhà văn Nguyễn Thành Long.
- Đi vào giới thiệu nhân vật anh thanh niên và hái quát vẻ đẹo tâm hồn của anh: con người luôn làm việc và lo nghĩ cho đất nước.
2- Thân bài
a- Giới thiệu tình huống truyện
- Cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên làm việc ở một mình trên trạm khí tượng với bác lái xe, ông kĩ sư và cô họa sĩ trên chuyến xe lên Sa Pa.
- Tình huống truyện đặc sắc, tạo điều kiện bộc lộ tư tưởng, quan điểm của tác giả khi ngợi ca con người lao động.
b- Phân tích nhân vật anh thanh niên
- Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên
- Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m, quanh năm sống với hoa cỏ
- Công việc của anh: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào công việc dự báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu
- Công việc đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác cũng như tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đi ốp dù trời mưa tuyết, giá lạnh)
→ Điều gian khổ nhất chính là vượt qua nỗi cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng chỉ sống trên đỉnh núi một mình.
- Những nét đẹp trong cách sống, suy nghĩ, hành động và quan hệ tình cảm với mọi người
+ Vượt lên hoàn cảnh sống khắc nghiệt, anh có suy nghĩ rất đẹp, và luôn suy nghĩ về cống hiến, làm việc vì tổ quốc.
- Với công việc khắc nghiệt gian khổ, anh luôn yêu và mong muốn được làm việc ở điều kiện lý tưởng (đỉnh cao 3000m)
- Anh có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về cuộc sống con người: “khi ta làm việc, ta với công việc là một, sao lại gọi là một mình được”
- Anh thấu hiểu nỗi vất vả của đồng nghiệp
- Quan niệm về hạnh phúc của anh thật đơn giản và tốt đẹp
+ Hành động, việc làm đẹp, hoàn thành công việc nghiêm túc, cẩn thận.
- Mặc dù chỉ có một mình không ai giám sát nhưng anh luôn tự giác hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đúng giờ ốp dù mưa gió thế nào anh cũng trở dậy ra ngoài trời làm việc một cách đều đặn và chính xác 4 lần trong một ngày)
+ Anh thanh niên có phong cách sống cao đẹp.
- Anh có nếp sống đẹp khi tự sắp xếp công việc, cuộc sống của mình ở trạm một cách ngăn nắp: có vườn rau xanh, có đàn gà đẻ trứng, có vườn hoa rực
- Đó là sự cởi mở chân thành với khách, quý trọng tình cảm của mọi người
- Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc của mình có những đóng góp chỉ là nhỏ bé
+ Anh thanh niên đại diện cho người lao động
- Anh thanh niên là đại diện chung cho những người lao động nhiệt huyết, sống đẹp, cống hiến vì Tổ quốc một cách thầm lặng, vô tư.
- Những con người khiêm tốn, giản dị, trung thực, âm thầm thực hiện công việc nhiệm vụ được giao.
→ Chỉ bằng những chi tiết và chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc của truyện, tác giả phác họa được chân dung nhân vật chính với vẻ đẹp tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa công việc. Anh luôn hết mình, nghiêm túc và hoàn thành tốt công việc, tất cả luôn vì tổ quốc.
3- Kết bài
- Khái quát lại những cảm nhận, suy nghĩ của em về hình tượng con người luôn làm việc lo nghĩ cho đất nước qua nhân vật anh thanh niên
- Liên hệ đến các nhân vật/tác phẩm văn học khác cũng luôn suy nghĩ, làm việc vì tổ quốc.
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Sở GD&ĐT Phú Thọ năm 2020
Câu 1. (2,0 điểm)
Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi:
Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xep thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy về miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
(Trích Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.132)
a) Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b) Tìm các từ cùng trường từ vựng chỉ sự vật liên quan đến công việc của những người lính lái xe. Trường từ vựng đó góp phần thể hiện hoàn cảnh sống và chiến đấu như thế nào của họ?
c) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ hoán dụ trong đoạn thơ.
Câu 2 (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn (từ 10 đến 12 câu) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của việc làm chủ bản thân.
Câu 3 (6,0 điểm)
Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long viết:
Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.
(Trích Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.186)
Cảm nhận về vẻ đẹp của con người làm việc và lo nghĩ cho đất nước qua nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn trên.
Tham khảo thêm: Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán tỉnh Phú Thọ năm 2020
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn TP. HCM năm 2020
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Hải Phòng năm 2020
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Khánh Hòa năm 2020
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Bắc Giang năm 2020
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hà Nội năm 2020
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Hậu Giang năm 2020
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2020
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Đà Nẵng năm 2020
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Lào Cai năm 2020
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Kiên Giang năm 2020
.............................................
Ngoài Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Phú Thọ năm 2020. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề Thi vào lớp 10 năm 2024 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt