Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Hòa Bình năm 2020
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Sở GD&ĐT Hòa Bình năm 2020
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Hòa Bình năm 2020 do thư viện đề thi VnDoc.com sưu tầm. Đây là đề thi vào lớp 10 dành cho các bạn học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài Văn. Mời các bạn cùng tham khảo
Lưu ý: Tra cứu điểm thi tuyển sinh lớp 10 tỉnh Hòa Bình năm 2020
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán tỉnh Hòa Bình năm 2020
- Bộ đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn năm 2020
- 100 Đề ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
- Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2019
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 9, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 9 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 9. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Hòa Bình năm 2020
Câu 1:
a. Nhỏ nhoi, lớn lao
b. Phép kiên kết nối bằng quan hệ từ nhưng
c. Vì khi có mơ ước chúng ta sẽ tìm cách để đạt được ước mơ đó. Chúng ta sẽ có động lực để không ngừng suy nghĩ, hành động, bằng nhiều cách thức khác nhau, kiên trì không ngừng. Chính khi đó ta sẽ trở nên năng động và sáng tạo hơn bao giờ hết.
d. Em rút ra được bài học rằng con người ai cũng có thể có, xứng đáng có, và nên có ước mơ của mình. Và chúng ta cần phải đứng lên hành động, làm việc, suy nghĩ, sáng tạo hết mình, kiên trì bền bỉ để biến ước mơ đó thành sự thực.
Câu 2:
HS không viết quá dài, chỉ 15 đến 20 dòng.
1. Mở đoạn
- Dẫn dắt đi vào vấn đề "tuổi trẻ cần phải làm gì để biến ước mơ thành hiện thực"
2. Thân đoạn (luôn có dẫn chứng cụ thể)
- Giải thích: ước mơ là gì?
- Giá trị của việc biến những ước mơ thành hiện thực.
- Những cách thức, hành động, biện pháp cần phải làm để biến ước mơ thành hiện thực (trọng tâm)
- Hiện nay trong xã hội việc thực hiện ước mơ của bản thân như thế nào?
- Không nên làm gì nếu muốn biến ước mơ thành hiện thưc.
- Liên hệ đến bản thân em.
3. Kết đoạn
- Khái quát lại những quan điểm trong bài và khẳng định lại ý nghĩa của việc biến ước mơ thành hiện thực.
Câu 3:
1. Mở bài
- Dẫn dắt đi vào giới thiệu tác giả Chính Hữu, bài thơ Đồng Chí và đi vào giới thiệu hình ảnh người lính cùng khổ thơ cần phân tích.
2. Thân bài
a. 10 câu thơ đầu: Diễn tả những biểu hiện cụ thể vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí đồng đội
- 3 câu đầu: Tình đồng chí là cảm thông những tâm sự thầm kín về hậu phương, quê hương
- Họ hiểu về hoàn cảnh ra đi của nhau: bỏ lại sau lưng những gì bình dị, thân thuộc nhất, những gì đã gắn bó với họ từ lúc chào đời: “ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa”
- Họ cùng nhau xác định lí tưởng: ra đi để bảo vệ những gì thân thương nhất, thái độ dứt khoát ra đi thể hiện quyết tâm chiến đấu
⇒ Tình cảm đồng chí thân thiết, họ chia sẻ với những gì riêng tư, thân thuộc nhất của họ
- 7 câu tiếp: Đồng chí là cùng chia sẻ với nhau những gian lao thiếu thốn trong đời lính
- Họ san sẻ cùng nhau, cùng nhau trải qua những “cơn ớn lạnh”, những khi “sốt run người vầng trán đẫm mồ hôi” ⇒ Hình ảnh chân thực, họ thương nhau khi phải trải qua những cơn sốt rét
- Họ chia sẻ cho nhau, cùng nhau trải qua những thiếu thốn về vật chất trong cuộc sống hằng ngày: “Áo anh rách vai...không giày”: Sự thiếu thốn về vật chất không làm tình cảm của họ phai nhạt đi, ngược lại làm cho họ quyết tâm hơn vì lí tưởng
- “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” Biểu hiện của tình đồng chí trực tiếp nhất, họ nắm tay nhau - cái nắm tay để sẻ chia, truyền hơi ấm, để hi vọng, để quyết tâm ⇒ Cử chỉ cảm động chan chứa tình cảm chân thành
b. 3 câu cuối: Biểu tượng đẹp, giàu chất thơ của tình đồng chí
- 2 câu đầu: Nhiệm vụ gian khổ của người lính
- Hoàn cảnh: đêm, rừng hoang, sương muối ⇒ hoàn cảnh khắc nghiệt
- Nhiệm vụ của những người lính chiến: đứng gác, phục kích sẵn sàng “chờ giặc tới”
⇒ Tình đồng chí được tôi luyện trong thử thách, gian lao, hình ảnh của họ đứng cạnh bên nhau vững chãi làm mờ đi sự gian khổ, ác liệt của chiến tranh, tình đồng chí giúp họ lãng mạn và bình thản trong mọi hoàn cảnh
- Câu cuối “Đầu súng trăng treo”: hình ảnh kết thúc đầy bất ngờ, độc đáo, điểm sáng của toàn bài, gợi liên tưởng thú vị:
- “Súng”: biểu tượng của chiến tranh
- “trăng”: biểu tượng cho thiên nhiên trong mát, cho hòa bình
⇒ Sự hòa hợp giữa trăng và súng làm toát lên vẻ đẹp tâm hồn người lính, vừa nói lên ý nghĩa của việc họ cầm súng chiến đấu là bảo vệ cho cuộc sống thanh bình nơi quê hương ⇒ Tình đồng chí của họ càng thêm cao cả và ý nghĩa bội phần
3. Kết bài
- Khẳng định lại những nét tiêu biểu, đặc sắc về nghệ thuật làm nên thành công của bài thơ Đồng chí: thể thơ tự do, ngôn ngữ cô đọng, hình ảnh chân thực
- Bài thơ là lời tuyên bố chân thực nhất, bình dị nhất nhưng lại sâu sắc và thiêng liêng nhất về tình đồng chí đồng đội trong hoàn cảnh khó khăn tột cùng
- Liên hệ hình ảnh người lính ở các tác phẩm khác mà em biết
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Hòa Bình năm 2020
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Bắc Giang năm 2020
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hà Nội năm 2020
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Hậu Giang năm 2020
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Quảng Ngãi năm 2020
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Tây Ninh năm 2020
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Thanh Hóa năm 2020
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Cà Mau năm 2020
.............................................
Ngoài Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Hòa Bình năm 2020. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề Thi vào lớp 10 năm 2024 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt