Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Bắc Kạn năm 2020

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Sở GD&ĐT Bắc Kạn năm 2020

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Bắc Kạn năm 2020 Tài liệu giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và kỹ năng giải đề thi, biết cách phân bổ thời gian làm bài sao cho hợp lý. Mời các bạn cùng tham khảo

Lưu ý: Tra cứu điểm thi tuyển sinh lớp 10 tỉnh Bắc Kạn năm 2020

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 9, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 9 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 9. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Bắc Kạn năm 2020

Phần 1: Đọc hiểu

Câu 1:

PTBĐ biểu cảm

Câu 2:

Ở câu thơ "Như con chim suốt ngày chọn hạt"

So sánh hình ảnh con người tự mình làm việc bằng chính đôi bàn tay của mình và nghị lực cố gắng, kiên trì để gặt hái những điều mình muốn, với hình ảnh những chú chim chăm chỉ làm việc cả ngày để chọn những hạt mình ưng ý nhất.

Câu 3:

Câu nói ấy đề cập đến sự tích lũy, xây dựng từ từ, từ gốc đến ngọn. Đây là một câu nói rất đúng. Muốn có quả ngọt, thành công, chúng ta cần có sự kiên trì, bền bỉ để thực hiện lý tưởng, mục tiêu của mình. Bất cứ điều gì cũng cần thời gian, cần những sự cố gắng vun đắp nên từng chút một. Chứ không có bất cứ điều gì có thể thành công trong phút chốc hay tự nhiên mà có được. Giống như một loại quả muốn ngọt lành thì phải qua biết bao tháng ngày tích từng chút nhựa sống hấp thu trong đất trời, con người muốn thành công thì phải tích lũy từng chút về kiến thức, kinh nghiệm, thái độ... Rồi trái ngọt cũng sẽ xuất hiện khi ta tích lũy đủ mọi thứ. Giống như các em HS tích lũy kiến thức, kinh nghiệm làm bài trong suốt 9 năm qua để chuẩn bị cho kì thi chuyển cấp lần này vậy.

Câu 4:

Bài thơ là những lời khuyên nhủ, chia sẻ nhẹ nhàng, tình cảm của bậc cha mẹ dành cho con cái mình. Rằng hãy cứ cố gắng tích lũy cho bản thân những kiến thức kĩ năng, kinh nghiệm... cần thiết. Và hãy kiên trì, bền bỉ đến cùng với mục tiêu, con đường của mình. Rồi thì kết quả, trái ngọt sẽ đến với con. Đừng ham chơi, lười nhác, bỏ dở giữa chừng, vì khi đó sẽ chẳng có trái ngọt nào dành cho con đâu. Vì trên thé giới này không có gì tự nhiên mà đến cả dù là những điều nhỏ bé nhất. Từ đó, thấy được sự quan tâm, yêu thương sâu sắc của cha mẹ dành cho con cái. Cùng với đó là sự lo lắng cho con trước những thử thách của cuộc đời. Và hơn cả là niềm tin tưởng trìu mến vào người con sẽ kiên trì đến cuối cùng, trước những giây phút cam go nhất.

Phần 2: Làm văn

Câu 1:

HS chỉ viết 5 đến 10 câu (không viết quá dài)

1. Mở đoạn

Dẫn dắt vào vấn đề cần bàn luận "ý nghĩa của nghị lực trong cuộc sống"

2. Thân đoạn

- Giải thích nghị lực trong cuộc sống là gì?

- Biểu hiện của người có nghị lực sống (dẫn chứng cụ thể)

- Ý nghĩa, vai trò của nghị lực sống đối với mọi người (trọng tâm) (lấy vị dụ cụ thể về 1 cá nhân nào đó)

- Nếu thiếu nghị lực sống thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến con người.

- Liên hệ thực tế đến bản thân em và xã hội hiện nay

3. Kết đoạn

- HS nêu khái quát lại quan điểm của bản thân và 1 lần nữa khẳng định ý nghĩa của nghị lực trong cuộc sống

Câu 2:

1. Mở bài

- Giới thiệu về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, nhà thơ Thanh Hải và đoạn thơ cần phân tích

2. Thân bài

a. Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước

- Nhà thơ vẽ ra trước mắt độc giả bức tranh thiên nhiên mùa xuân với:

  • Không gian: cao rộng của bầu trời, dài rộng của “dòng sông xanh”
  • Âm thanh: âm thanh rộn rã vui tươi của “chim chiền chiện”
  • Mùa sắc: xanh của dòng sông, tím của hoa

⇒ Nghệ thuật đảo cú pháp: không gian cao rộng, màu sắc tươi sáng và âm thanh rộn ràng như thiết tha mời gọi níu giữ con người ở lại với cuộc sống, với mùa xuân xứ Huế tươi đẹp này

- Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên:

  • Nhà thơ có cái nhìn trìu mến với cảnh vật
  • Đưa tay ra “hứng” “giọt long lanh”: là giọt sương, cũng có thể là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác chỉ tiếng chim “hót vang trời”

⇒ Cảm xúc ngây ngất trước vẻ đẹp của mùa xuân của thiên nhiên, khao khát hòa mình với thiên nhiên đất trời

b. Cảm xúc về mùa xuân của đất nước

- Mùa xuân của đất nước gắn với hình ảnh người cầm súng (những người làm nhiệm vụ chiến đấu) và hình ảnh “người ra đồng”, “lộc”- niềm hi vọng tươi sáng đang theo họ đi khắp nơi hay chính họ đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước

- Nhịp độ khẩn trương: “Tất cả như…xôn xao”: Công cuộc xây dựng mùa xuân của đất nước diễn ra khẩn trương, sôi động

⇒ Nghệ thuật điệp cấu trúc, từ láy…=> Nhà thơ như reo vui trước tinh thần lao động khẩn trương của con người làm nên mùa xuân của đất nước

- Nhà thơ nhắc lại về lịch sử bốn nghìn năm “vất vả và gian lao” của đất nước đầy tự hào, đồng thời tin tưởng vào tương lai tươi đẹp của đất nước mai sau bằng hình ảnh so sánh đẹp mang nhiều ý nghĩa “Đất nước như vì sao…phía trước”

3. Kết bài

- Nêu những cảm nhận, suy nghĩ của em về đoạn thơ vừa phân tích

- Nêu khái quát những đặc sắc nghệ thuật, nội dung của đoạn thơ

- Mở rộng so sánh với hình ảnh đất nước trong những tác phẩm khác mà em biết

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Bắc Kạn năm 2020

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Bắc Kạn năm 2020

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

.............................................

Ngoài Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Bắc Kạn năm 2020. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề Thi vào lớp 10 năm 2024 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Đánh giá bài viết
5 4.923
Sắp xếp theo

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn

    Xem thêm