Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THCS Giang Biên, Long Biên năm học 2018 - 2019 (vòng 2)
Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THCS Giang Biên, Long Biên
Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THCS Giang Biên, Long Biên năm học 2018 - 2019 (vòng 2). Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn này nhằm giúp các bạn học sinh lớp 9 có thêm tài liệu để củng cố kiến thức, luyện đề và rèn luyện kĩ năng giải Văn thi vào lớp 10. Tài liệu cung cấp các dạng bài tập Văn đa dạng, phong phú sẽ giúp các bạn chuẩn bị sẵn sàng cho kì thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2020 sắp tới
- Bộ đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn
- Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THCS Nguyễn Trãi
- Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THCS Gia Thụy, Long Biên năm 2018
- Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THCS Bồ Đề, Long Biên năm học 2017 - 2018 (lần 1)
- Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THCS Phúc Lợi, Long Biên năm học 2017 - 2018
PHÒNG GD& ĐT LONG BIÊN TRƯỜNG THCS GIANG BIÊN | ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT- VÒNG II MÔN NGỮ VĂN Ngày làm bài: 15/5/2018 Thời gian làm bài: 120 phút |
Phần I: (7 điểm)
Với giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng vừa tha thiết, chân thành, bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương là một đóng góp quý báu vào kho tàng thi ca viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Trong bài thơ có đoạn:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
(Trích SGK Ngữ văn lớp 9, tập II, trang 58)
1/ Câu thơ mở đầu bài Viếng lăng Bác (Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác) và thời gian sáng tác ghi ở cuối (4-1976) cho em biết thêm được điều gì về hoàn cảnh sáng tác bài thơ và tâm trạng của tác giả?
2/ Trong đoạn thơ trên, đâu là hình ảnh ẩn dụ? Những hình ảnh ẩn dụ đó diễn tả điều gì?
3/ Có thể thay từ “đau” cho từ “nhói” trong trường hợp này được không? Vì sao?
4/ Em hãy viết đoạn văn có mô hình Tổng- phân- hợp (độ dài khoảng 12- 15 câu), phân tích hai khổ thơ cuối bài Viếng lăng Bác để làm rõ tình cảm thiêng liêng thành kính của nhà thơ dành cho Bác kính yêu. Trong đoạn, có sử dụng câu cảm thán và phép thế. (gạch chân minh họa)
5/ Tình yêu thương mênh mông dành cho mọi người là nét đẹp được nhiều nhà thơ, nhà văn khai thác khi viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Em hãy kể tên một tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn THCS ngợi ca tình cảm ấy của Người.(ghi rõ tên tác giả).
Phần II (3 điểm)
“Tình yêu thương, một tình yêu thương thực sự và nồng nàn lần đầu tiên phát sinh ra bên trong nó. Trước kia nó chưa hề cảm thấy một tình yêu thương như vậy lúc ở tại nhà Thẩm phán Mi-lơ dưới thung lũng Xan-ta Cla-ra mơn man ánh nắng. Với những cậu con trai của ông Thẩm, trong những buổi đi săn hoặc lang thang đây đó, tình cảm ấy chỉ là chuyện làm ăn cùng hội cùng phường(...); còn đối với bản thân ông Thẩm, đó là thứ tình bạn trịnh trọng và đường hoàng. Nhưng tình thương yêu sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến tôn thờ, thương yêu đến cuồng nhiệt thì phải đến Giôn Thoóc-tơn mới khơi dậy lên được.”
(Trích SGK Ngữ văn lớp 9, tập II, trang 151)
1/ “Nó" ở đây là nhân vật nào? Hãy giới thiệu ngắn gọn về nhân vật “nó”.
2/ Xác định thành phần khởi ngữ trong đoạn văn trên.
3/ Yêu thương, vị tha là nét đẹp trong truyền thống đạo lí dân tộc. Bằng hiểu biết của mình, em hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: yêu thương, vị tha mang sức mạnh cảm hóa sâu sắc.
Đáp án đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THCS Giang Biên
CÂU | NỘI DUNG | ĐIỂM |
1 | - Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, một năm sau ngày giải phóng miền Nam, đất nước đã thống nhất. Đó cũng là khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được hoàn thành. Tác giả trong đoàn đồng bào miền Nam ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác. - Cũng như đồng bào và chiến sĩ miền Nam, suốt ba mươi năm hoạt động và chiến đấu ở chiến trường xa xôi, nhà thơ mong mỏi được ra thăm Bác. Chỉ đến khi đất nước thống nhất, nhà thơ mới thực hiện được ước nguyện ấy. Câu thơ mở đầu bài như một câu nói với Bác, xưng “con” thân thiết, yêu kính. Câu thơ ấy cho thấy hoàn cảnh và tâm trạng xúc động, thành kính của nhà thơ khi lần đầu được ra viếng lăng Bác. | 0,5 đ 0,5 đ |
2 | - Những hình ảnh ẩn dụ: vầng trăng, trời xanh. - Ý nghĩa: + Vầng trăng: biểu tượng cho tâm hồn trong sáng, cao đẹp; cho tình yêu thương của Bác dành cho nhân dân, đồng thời, gợi nhắc những vần thơ viết về trăng của Người. + Trời xanh: biểu tượng cho hình ảnh trường tồn của Bác trong lòng dân tộc Việt Nam như trời xanh vĩnh viễn trên cao. | 0,5 đ 0,25 đ 0,25 đ |
3 | - Không thể thay từ “đau” cho từ “nhói” trong câu thơ. - Vì: + Từ “nhói” gợi tả nỗi đau đớn quặn thắt, tái tê. Dùng từ “nhói” nhà thơ diễn tả chính xác và gợi cảm nỗi đau tinh thần thông qua cảm giác của nỗi đau thực thể. + Từ đó, câu thơ truyền đến người đọc sự rung cảm, đồng cảm sâu sắc với nhà thơ. Từ “đau” không thể hiện được điều đó. | 0,25 đ 0,5 đ 0,25 đ |
4 | Đoạn văn cần đạt được những yêu cầu sau: * Về hình thức: + Đúng hình thức đoạn Tổng-phân-hợp, đủ dung lượng 12-15 câu, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả + Có sử dụng hợp lí câu cảm thán và phép thế để liên kết câu, chú giải rõ * Nội dung: HS cần bám vào ngữ liệu, khai thác hợp lí các tín hiệu nghệ thuật (giọng điệu, ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ, các biện pháp tu từ…) để làm rõ được tình cảm thiêng liêng thành kính của nhà thơ dành cho Bác kính yêu + Cảm xúc khi vào lăng, đứng trước thi hài Người…. + Niềm xúc động dâng trào trong phút chia xa …. Đạt các yêu cầu về nội dung và hình thức, diễn đạt lưu loát, sinh động, hấp dẫn, cảm nhân sâu sắc. Đạt các yêu cầu về nội dung và hình thức, diễn đạt lưu loát, sinh động song ý chưa thật sâu. Đạt các yêu cầu về hình thức song còn diễn xuôi ý thơ. Ý sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt; Chưa thể hiện được nội dung hoặc sai lệch về nội dung, diễn đạt kém GV căn cứ vào các mức điểm trên để cho các điểm còn lại * Lưu ý Nếu đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn, nhiều đoạn, sai dạng đoạn trừ 0,5đ Không chú thích câu cảm thán và phép thế: không cho điểm | 0,5đ 0,5đ 2,5đ 3,5đ 3đ 2đ 1đ 0 đ |
5 | - Văn bản: Đêm nay Bác không ngủ - Tác giả: Minh Huệ | 0,25 đ 0,25 đ |
Phần II
CÂU | NỘI DUNG | ĐIỂM |
1 | - “Nó”: con chó Bấc (trong đoạn trích “Con chó Bấc” của Giắc Lân- đân) - Giới thiệu ngắn gọn: + Là con chó được Giôn Thooc-tơn nuôi để kéo xe trượt tuyết. + Trước khi đến với Thooc-tơn, Bấc đã qua tay nhiều ông chủ. Nhưng chính tình yêu thương, sự chăm sóc chu đáo của Thooc-tơn đã "khơi dậy" lên trong lòng Bấc những tình cảm chưa hề chưa hề có. Nó thương yêu Thooc-tơn đến mức tôn thờ, cuồng nhiệt. Qua cách miêu tả đặc biệt về một con chó, nhà văn khẳng định và đề cao sức mạnh của tình yêu thương. | 0,25 đ 0,5 đ |
2 | Thành phần khởi ngữ: HS chỉ cần nêu được 01 thành phần khởi ngữ: + Tình yêu thương (câu 1) + (còn đối với) bản thân ông Thẩm (câu 3) | 0,25 đ |
3 | Bài văn cần đảm bảo các yêu cầu sau: * Về hình thức: - Đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi, đúng đặc trưng của kiểu bài nghị luận xã hội, luận điểm rõ ràng, thuyết phục, diễn đạt lưu loát, mạch lạc, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt… - Đảm bảo bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. * Về nội dung: HS có thể trình bày với những quan điểm khác nhau song cần đàm bảo các ý sau: - Giải thích: + Yêu thương: sự đồng cảm, sẻ chia, làm những điều tốt đẹp cho người khác. + Vị tha: sự chăm lo đến lợi ích của người khác, mưu cầu làm những điều tốt đẹp cho người khác bằng tấm lòng trong sáng. - Biểu hiện của yêu thương và vị tha: + Luôn quan tâm đến mọi người xung quanh, sẵn sàng giúp đỡ một cách vô tư khi họ gặp khó khăn. + Đồng cảm, chia sẻ cảm xúc với những vui, buồn, thành, bại của mọi người xung quanh. + Khoan dung, tha thứ cho những lỗi lầm của người khác; động viên, tạo cơ hội để sửa lỗi lầm. d/c: Trong văn học: Vũ Nương đã hết lòng chăm sóc gia đình khi chồng đi xa, tha thứ cho chồng, vẫn “đa tạ tình chàng” trong ngày trở về; Nàng Kiều trong hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp vẫn dành tình cảm thương yêu, xót xa cho cha mẹ, cho Kim Trọng... Trong cuộc sống: những hiệp sĩ đường phố ở thành phố Hồ Chi Minh tự nguyện tham gia phòng chống tội phạm, có khi hi sinh vì cuộc sống bình yên; những doanh nhân thành đạt tạo công ăn việc làm cho những người lầm lỡ hoàn lương... - Vì sao yêu thương, vị tha có sức mạnh cảm hóa sâu sắc: + Được nuôi dạy trong yêu thương, vị tha, trẻ em lớn lên sẽ là những người lương thiện, có tâm hồn nhạy cảm, biết quan tâm yêu thương người khác. + Tình cảm yêu thương, vị tha truyền động lực đến những con người đau khổ để họ có sức mạnh vượt qua những bất hạnh trong cuộc đời. + Tình yêu thương, lòng vị tha khiến những người mắc lầm lỗi có niềm tin vào cuộc sống, tự nhận thức sửa chữa lỗi lầm. + Đối xử yêu thương, vị tha với ai đó cũng giúp ta nhận thức lại chính bản thân mình để hành xử đúng đắn hơn trong cuộc đời. - Bàn luận, mở rộng vấn đề + Phê phán những người thờ ơ, vô cảm với những người xung quanh. + Yêu thương, vị tha nhưng cũng cần kiên quyết lên án, đấu tranh với cái xấu, cái ác chà đạp quyền sống của con người. + Yêu thương, vị tha không chỉ hướng đến mọi người mà còn dành cho chính bản thân mỗi chúng ta; Biết thương yêu bản thân mình, biết rộng lượng với những lỗi lầm của mình để sống tốt đẹp hơn. - Bài học nhận thức và hành động: + Nhận thức: yêu thương, vị tha là những phẩm chất tốt đẹp, cần có ở mỗi người. + Hành động: nâng niu hạnh phúc gia đình; tập quan tâm đến những người xung quanh, sẵn sàng và tự nguyện giúp đỡ khi có điều kiện; Đồng cảm với những cảnh ngộ khổ đau trong cuộc đời; Lên án, đấu tranh với những kẻ chà đạp cuộc sống của người khác... Lưu ý: Liên hệ cần chân thành, không cho điểm đoạn có suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực. * Đạt các yêu cầu về nôi dung và hình thức, đoạn viết giàu tính thuyết phục * Đạt các yêu cầu về nôi dung và hình thức song phân tích chưa thật sâu sắc * Đủ các nội dung cơ bản theo yêu cầu song còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt * Ý còn sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt * Không làm bài, lạc đề GV căn cứ và các mức điểm trên để cho các điểm còn lại | 0,5 đ 1,5 đ 2đ 1,5đ 1đ 0,5đ 0đ |
.............................................
Ngoài Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THCS Giang Biên, Long Biên năm học 2018 - 2019 (vòng 2). Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề Thi vào lớp 10 năm 2019 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt